Trẻ sinh non: Các thuật ngữ thường dùng trong phòng NICU hoặc SCN
Ngoài việc học cách đối phó với cảm xúc sau khi sinh non, họ cũng phải nắm bắt thật nhanh tất cả những thuật ngữ mà các y tá thường sử dụng trong phòng NICU. Dưới đây là bảng thuật ngữ sơ lược mà bạn có thể gặp phải.
Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh
Thiếu máu
Tình trạng có quá ít hồng cầu. Trẻ thiếu máu có thể cần được truyền máu.
Ngừng thở
Khoảng thời gian ngắn khi trẻ ngừng chức năng hô hấp.
Hít
Hành động hít vào các chất hoặc vật chất bên ngoài qua đường hô hấp trên, rồi vào phổi. Hít/hút cũng có thể chỉ một thủ thuật y tế đưa chất lỏng ra khỏi phổi, mũi hoặc mồm qua thiết bị hút.
Bóp bóng giúp thở
Giúp trẻ thở bằng một bóng cao su đặc biệt được nối với chiếc mặt nạ dưỡng khí đeo trên miệng, hoặc một ống được đặt ở khí quản và phổi.
Sắc tố da cam
Là một chất được sinh ra khi hồng cầu bị vỡ. Trẻ có nhiều sắc tố da cam trong cơ thể sẽ xuất hiện hiện tượng vàng da và vàng mắt (bệnh vàng da). Gần như trẻ nào cũng bị bệnh vàng da ở một mức độ nào đó, bao gồm cả những trẻ sinh đủ tháng, khỏe mạnh.
Tham khảo: Vàng da sơ sinh
Đèn hạn chế sắc tố vàng da (đèn bili)
Loại đèn huỳnh quang giúp hạn chế sắc tố vàng da, giúp giảm hiện tượng vàng da. Trẻ được để trần để da có thể tiếp xúc với ánh sáng nhiều nhất có thể; mắt trẻ được che lại bằng mạng che mắt hoặc mặt nạ. Còn gọi là liệu pháp ánh sáng.
Đo khí trong máu
Xét nghiệm dùng một lượng máu nhỏ để đo nồng độ khí oxy và carbon dioxide trong máu.
Nhịp tim chậm
Nhịp tim chập hơn bình thường; thường xảy ra khi trẻ ngừng thở.
Ống thông
Loại ống dùng để đưa chất lỏng vào cơ thể hoặc rút chất lỏng ra.
Ống dẫn lưu màng phổi
Loại ống được đặt xuyên qua khoang ngực; được sử dụng để hút không khí và/hoặc chất lỏng ra khỏi phổi.
Áp lực đường thở dương tính liên tục (CPAP)
Lượng không khí, đôi khi có thêm oxy, được đưa vào liên tục qua các ống trong mũi trẻ để đường thở ở phổi luôn mở khi trẻ thở.
Cấy
Thủ thuật lấy mẫu máu hoặc dịch lỏng trong cơ thể để xét nghiệm vi trùng gây nhiễm trùng.
Chứng xanh tim
Da và môi bị xanh do nồng độ oxy trong máu thấp.
Phù
Hiện tượng thừa dịch ở các mô trong cơ thể, gây ra hiện tượng da sưng phồng hoặc phù nề.
Điện cực
Cảm biến gửi thông tin về nhịp tim và nhịp thở tới thiết bị theo dõi. Có thể gắn điện cực lên ngực, tay hoặc chân. Còn được gọi là đầu dẫn.
Chất điện phân
Nồng độ Na, Ka và Cl trong máu. Những chất hóa học này phải đạt nồng độ chính xác để các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động bình thường.
Ống nội thông khí quản
Ống nhựa xuyên qua mũi hoặc miệng vào khí quản hỗ trợ quá trình hô hấp; thường được nối với máy thở.
Rút ống
Thủ thuật rút ống nội thông khí quản.
Ống thông mũi – dạ dày (ống NG)
Ống được đặt thông qua mũi hoặc miệng (ống thông miệng – dạ dày, hay ống OG) vào dạ dày. Ống đưa dưỡng chất và thuốc vào cơ thể, và rút thức ăn và dịch lỏng không tiêu hóa được ra khỏi dạ dày.
Cho ăn bằng ống
Cho trẻ ăn bằng ống thông dạ dày được đặt trong dạ dày.
Tuổi thai
Thời gian từ khi thụ thai đến khi sinh (tức, thời gian trẻ nằm trong bụng mẹ). Tuổi thai đủ là khoảng từ 38 đến 42 tuần.
Tham khảo: Cách tính tuổi thai
Thông khí tần số cao (HFV)
Loại máy thở tạo hơi thở ngắn với tốc độ nhanh; ngực trẻ sẽ rung lên. HFV hoạt động khác so với máy thông khí “thông thường,” để trị một số vấn đề cụ thể về hô hấp hoặc liên quan đến phổi.
Bệnh màng trong (HMD)
Bệnh lý hô hấp khiến những túi khí cực nhỏ (phế nang) trong phổi xẹp xuống; thường là do phổi chưa hoàn thiện và thiếu một chất hóa học tự nhiên trong phổi (chất điện hoạt). Còn được gọi là hội chứng suy hô hấp (RDS).
Tràn dịch não
Dịch não tủy tiết ra quá nhiều, khiến các não thất trong não nở rộng.
Thiếu oxy trong mô
Nồng độ oxy trong mô cơ thể thấp. Nếu quá thấp, mô có thể bị tổn thương.
Lồng/ lồng ấp/cũi ấp
Loại giường nhỏ, có hệ thống sưởi, được bọc bằng nhựa trong suốt. Vừa giữ ấm cho trẻ, vừa cho phép người chăm sóc nhìn thấy trẻ.
Xuất huyết não (IVH)
Hiện tượng chảy máu ở não thất (vùng não chứa dịch não tủy). Còn gọi là chảy máu trong sọ (chảy máu trong hoặc xung quanh não).
Ống luồn tĩnh mạch (IV)
Kim loại hoặc ống nhựa rỗng đặt vào tĩnh mạch; được dùng để truyền dịch, máu và/hoặc thuốc.
Đặt ống
Thủ thuật đặt ống qua mũi hoặc miệng vào khí quản.
Bệnh vàng da
Hiện tượng đổi màu da và mắt của trẻ sang màu vàng do có quá nhiều sắc tố da cam trong máu.
Kỹ thuật chăm sóc kiểu chuột túi
Kỹ thuật chăm sóc bằng tiếp xúc da, theo đó trẻ được đặt lên ngực trần của cha hoặc mẹ để tăng cường mối gắn kết và chữa bệnh.
Phân su
Loại phân đầu tiên mà trẻ sơ sinh thải ra, thường có màu xanh đen và nhầy.
Hội chứng hít nước ối phân su
Bệnh lý viêm phổi do phân su mà trẻ thải ra khi nằm trong bụng mẹ gây ra. Phân su có thể đi vào phổi trẻ, và chặn một phần hoặc chặn hoàn toàn đường lưu thông khí của trẻ, khiến trẻ khó thở.
Ống thở
Ống nhựa nhỏ được đặt dưới mũi để cung cấp oxy.
Bệnh viêm ruột hoại tử (NEC)
Tình trạng rối loạn đường ruột do thiếu máu. Một khúc ruột có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
NICU
NICU là gì? NICU là Phòng Chăm sóc Tích cực Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh
Trẻ mới sinh, chưa đầy 30 ngày tuổi.
Bác sĩ chuyên khoa về trẻ sơ sinh
Bác sĩ chuyên chăm sóc những trường hợp trẻ sơ sinh đau yếu trầm trọng.
Máy tạo dao động
Một loại máy thở tần số cao.
Bão hòa oxy
Nồng độ trong máu trẻ. Nồng độ oxy được đo bằng một que thăm nhỏ đặt lên tay hoặc chân trẻ sơ sinh, và đo qua mẫu máu. Nồng độ ở mức bão hòa cho biết oxy đang được cung cấp đủ ra khắp cơ thể.
Ống động mạch (PDA)
Ống nhỏ nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Trước khi trẻ chào đời, ống động mạch mở, cho phép máu bỏ qua phổi khi lưu thông (đây là máu chưa sử dụng). Sau khi trẻ chào đời, nếu đường thông này không đóng lại, nó có thể gây vấn đề về máu giàu oxy đi nuôi cơ thể.
Ống thông tĩnh mạch trung tâm đặt từ ngoại biên (PICC)
Loại ống IV mảnh, mềm dẻo được đặt vào tĩnh mạch tay, bàn chân hoặc cẳng chân, sau đó chạy lên tim hoặc vị trí gần đó.
Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ