Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh: Hăm Tã, Cổ, Mông

Không chỉ khác nhau về nguyên nhân, cách trị hăm cho trẻ sơ sinh ở một số vị trí khác nhau cũng có sự khác biệt nho nhỏ. Trị hăm tã thế nào? Bé bị hăm cổ xử lý ra sao? Mẹ tham khảo bài viết sau đây để biết cách trị hăm cho bé đúng nhất nhé! 

Làn da trẻ sơ sinh non nớt và mỏng manh chỉ bằng 1/5 so với da người lớn nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động của môi trường xung quanh. Chỉ một sự thay đổi nhỏ như thời tiết quá nóng, quá lạnh hay bé bị xây xát nhẹ, hoặc tiếp xúc với những thành phần bất thường, da bé cưng cũng có thể bị hăm, nổi mẩn đỏ khó chịu. Trẻ sơ sinh bị hăm có thể kéo dài 2-3 ngày. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đúng cách, tình trạng hăm da có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Làn da trẻ sơ sinh non nớt và mỏng manh chỉ bằng 1/5 so với da người lớn nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động của môi trường xung quanh. Chỉ một sự thay đổi nhỏ như thời tiết quá nóng, quá lạnh hay bé bị xây xát nhẹ, hoặc tiếp xúc với những thành phần bất thường, da bé cưng cũng có thể bị hăm, nổi mẩn đỏ khó chịu. Trẻ sơ sinh bị hăm có thể kéo dài 2-3 ngày. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách trị hăm cho trẻ sơ sinh đúng cách, tình trạng hăm da có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

1. Nguyên nhân hăm da ở trẻ sơ sinh

Hăm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở các vùng có nếp gấp như tay, chân, cổ, mông hoặc bẹn. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị hăm da:

  • Ở các vùng có nếp gấp như tay, cổ, chân,… có độ ẩm cao và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Khi mẹ không vệ sinh cho bé thường xuyên và giữ cơ thể thông thoáng sẽ dẫn đến tình trạng hăm da ở trẻ.
  • Bé bị hăm da do sự kích ứng bỉm tã: Khi mẹ lựa chọn bỉm tã cho con sai kích cỡ và không thay bỉm thường xuyên khiến nước tiểu tiếp xúc với da bé quá lâu, qua đó tạo môi trường ẩm ướt làm cho vi khuẩn phát triển gây hăm da ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm

Trẻ sơ sinh bị hăm da do không thay tã thường xuyên, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển (Nguồn: Sưu tầm)

2. Triệu chứng hăm tã ở trẻ

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị hăm tã đó chính là vùng da tiếp xúc với tã có màu đỏ, nổi mẩn ngứa hoặc mụn nước, gây lở loét trên da. Vùng da bị hăm tã sẽ đau rát và khiến bé khó chịu, đặc biệt là khi bé đi vệ sinh. Các triệu chứng này sẽ khiến em bé dễ bị giật mình, ngủ không thẳng giấc và thỉnh thoảng sẽ khóc thét lên.

Triệu chứng của hăm tã

Bị hăm tã sẽ khiến cho bé khó chịu và thi thoảng khóc thét lên (Nguồn: Sưu tầm)

3. Cách trị hăm cho bé ở những vị trí khác nhau

3.1. Bé bị hăm ở cổ

Những bé bụ bẫm thường có nguy cơ hăm cổ cao hơn so với các bé có thân hình “roi roi”. Nguyên nhân là do cổ càng có nhiều ngấn sẽ càng đọng nhiều mồ hôi, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn đến hăm cổ. Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé mặc đồ thoáng mát, tránh mặc đồ chật hoặc đồ bí bách ở vùng cổ gây khó khăn cho quá trình bài tiết mồ hôi. Đồng thời, mẹ nên giúp bé làm sạch vùng cổ bằng khăn mềm, hạn chế mồ hôi tích tụ tại vùng này.

Trẻ bị hăm ở cổ

Mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt để bé tránh bị hăm (Nguồn: Sưu tầm)

3.2. Bé, trẻ bị hăm ở vùng kín

Cũng giống như vùng da cổ, vùng háng, hậu môn, mông cũng có nhiều nếp gấp nên rất dễ bị hăm, nhất là khi mẹ cho bé mặc tã thường xuyên làm da phải tiếp xúc với chất thải trong thời gian dài. Trẻ bị hăm vùng kín, hăm tã, hăm háng, mông cũng có thể do loại bỉm tã bé đang dùng không phù hợp với làn da mỏng manh, nhạy cảm của con.

Với những trường hợp này, mẹ không nên cho bé mặc đồ chật gây cọ xát vào vùng da nhạy cảm của bé. Ngoài ra, việc lựa chọn bỉm tã mềm mại, thấm hút nhanh để làn da bé luôn khô thoáng, thoải mái cũng rất quan trọng. Lưu ý thay tã cho bé mỗi 3-4 tiếng để hạn chế thời gian da tiếp xúc lâu với vi khuẩn từ chất thải của bé.

>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân bé bị hăm tã và cách trị hăm tã hiệu quả 

Tã không phù hợp, kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Tã không phù hợp, kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

4. Mách nhỏ mẹ mẹo trị hăm cho bé bằng thảo dược an toàn

Ngoài việc sử dụng các loại kem thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo những mẹo trị hăm cho bé bằng thảo dược vừa an toàn vừa hiệu quả sau đây:

4.1. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Thành phần của dầu dừa bao gồm axit lauric, acid béo, vitamin E, K. Các yếu tố này vừa giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn gây hăm, vừa giúp dưỡng ẩm và cải thiện vùng da bị hăm tã của trẻ.

Cách trị hăm cho trẻ nhỏ bằng dầu dừa cũng rất đơn giản. Đầu tiên, mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm bằng nước ấm (35 – 38°C). Sau đó, dùng khăn sạch lau khô vùng da hăm tã cũng như tay của mẹ. Cuối cùng, mẹ thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị hăm.

Mẹ nên sử dụng 2 lần/ ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mẹ cũng nên cẩn thận trong quá trình lựa chọn dầu dừa cho trẻ, nên sử dụng các sản phẩm nguyên chất và có nguồn gốc rõ ràng.

Cách trị hăm cho bé bằng dầu dừa

Dầu dừa có chứa các thành phần giúp cải thiện vùng da bị hăm của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

4.2. Sử dụng lá khế trị hăm cho trẻ sơ sinh

Trong Đông y, là khế được xem là một loại thảo dược tự nhiên, có công dụng tiêu viêm, sát khuẩn,… Trị hăm tã bằng lá khế mang lại hiệu quả cao và giúp giảm nhanh các triệu chứng của trẻ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 1 nắm lá khế xanh, ¼ thìa muối, khăn sạch và nước sạch. Đầu tiên, mẹ cần ngâm lá khế với nước muối loãng trong khoảng 10 – 15 phút, nhằm loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Tiếp theo, các mẹ giã nát lá khế, cho vào nồi đun sôi cùng 1,5 lít nước và ¼ thìa muối đã chuẩn bị. Sau khi nước sôi, bạn để nước nguội và chắt lấy phần nước. Sau đó, dùng khăn sạch thấm với nước khế và lau rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm. Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô vùng da đó.

Mẹ có thể thực hiện cách này 2 đến 3 lần mỗi ngày khi thay bỉm cho bé. Lưu ý, nước giã lá khế nên dùng ngay, không nên để qua đêm hay pha loãng với nước, sẽ làm mất tác dụng.

4.3. Chữa hăm cho bé bằng lá trà shan tuyết

Lá trà shan tuyết có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn gây hăm tã. Bên cạnh đó, loại lá này còn chứa tanin, hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo da và giúp vùng da bị hăm nhanh hồi phục.

Các mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá trà shan tuyết tươi, ½ thìa muối, khăn mềm và nước sạch. Ngâm lá trà với nước muối loãng trong 3 – 5 phút để loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn. Lá trà vớt ra để ráo nước, sau đó cho vào nồi nước (khoảng 2 lít) đã đun sôi và đun tiếp khoảng 10 phút thì tắt bếp. Để nước nguội (khoảng 35 – 38°C) thì chắt lấy phần nước. Dùng phần nước đã chắt rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da bị hăm cho bé, sau đó thấm khô bằng khăn mềm và không cần rửa lại với nước.

Đối với cách trị hăm này, mẹ nên thực hiện 1 lần/ ngày sau khi tắm cho bé. Lưu ý, khi đun nước lá trà, mẹ không nên đun quá sôi để tránh hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong lá trà.

4.4. Cách trị hăm cho bé bằng khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là loại quả chứa nhiều khoáng chất như glucozit, betaine, vitamin B, C,… có tác dụng làm sạch và sát khuẩn vùng da bị hăm tã ở trẻ nhỏ.

Để trị hăm cho trẻ bằng khổ qua, mẹ cần chuẩn bị 2 -3 quả khổ qua non, khăn mềm và nước sạch. Ngâm mướp đắng với nước muối loãng trong 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch, lọc hạt và thái lát. Tiếp theo, bạn đun sôi 2 lít nước rồi cho mướp đắng vào đun tiếp khoảng 10 phút. Để nước nguội sau đó chắt lấy phần nước. Sử dụng nước mướp đắng rửa và vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị hăm. Sau đó thấm khô bằng khăn mềm, lưu ý không cần phải rửa lại với nước.

Cách trị hăm này mẹ có thể thực hiện 1 lần/ngày. Lưu ý, không nên áp dụng phương pháp này khi vùng da bị hăm của bé bị sưng tấy và trầy xước, có thể sẽ khiến tình trạng của bé nặng hơn.

Trị hăm cho trẻ bằng mướp đắng

Mướp đắng có tác dụng làm sạch và sát khuẩn vùng da bị hăm (Nguồn: Sưu tầm)

4.5. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, vừa giúp ngăn ngừa nấm, vi khuẩn, vừa giúp tái tạo và cải thiện vùng da bị hăm.

Nguyên liệu cho phương pháp này rất đơn giản, chỉ bao gồm nước sạch, khăn mềm và sữa mẹ. Đầu tiên, rửa sạch vùng da của trẻ bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm. Tiếp theo, nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm, thoa đều và mát xa nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút. Để khô tự nhiên rồi mặc tã mới cho bé.

Mẹ nên thực hiện phương pháp này 1 – 2 lần/ngày khi thay tã cho bé. Lưu ý, mẹ nên sử dụng phần sữa trong, không nên dùng sữa có màu trắng đục, bởi phần sữa này chứa nhiều chất béo dễ làm bít tắc lỗ chân lông của trẻ.

>>>Tham khảo thêm: Dinh dưỡng từ sữa mẹ

4.6. Sử dụng lá trà xanh chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Lá trà xanh vừa giúp sát khuẩn, làm sạch, phục hồi các vùng da bị tổn thương, vừa giúp nuôi dưỡng làn da và nâng cao cơ chế đề kháng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 1 nắm lá trà xanh tươi, 1 thìa cà phê muối, nước sạch và khăn mềm. Pha ½ thìa muối với nước, rồi cho lá trà vào ngâm trong 5 – 7 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Tiếp theo, cho lá trà, ½ thìa muối còn lại vào đun sôi với 1 lít nước rồi tắt bếp. Đợi nước nguội rồi chắc lấy phần nước. Có thể pha loãng nước trà để tắm cho bé, hoặc dùng khăn thấm nước rồi vệ sinh vùng da bị hăm.

Mẹ có thể áp dụng phương pháp này 1 lần/ ngày. Lưu ý, không dùng nước trà khi da có vết thương hở, sưng tấy có mũ bởi có thể sẽ khiến vết thương tệ hơn.

Cách trị hăm cho bé bằng lá trà xanh

Lá trà xanh được nhiều mẹ lựa chọn để trị hăm cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

4.7. Trị hăm cho bé an toàn bằng dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà là thứ không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Lý do là vì nó vừa có tính kháng khuẩn cao, vừa chiết xuất từ thiên nhiên và thân thiện với làn da của trẻ.

Để trị hăm cho bé bằng tinh dầu tràm trà, mẹ cần chuẩn bị 2,5ml tinh dầu tràm, 2,5ml dầu nền – loại chuyên dụng để pha loãng tinh dầu, nước ấm và khăn mềm. Dùng nước ấm rửa sạch vùng da bị hăm của trẻ và lau khô bằng khăn mềm. Sau đó, pha trộn tinh dầu với dầu nền rồi dùng dung dịch này thoa lên vùng da bị hăm.

Mẹ có thể thoa dung dịch này cho trẻ 2 – 3 lần/ngày đến khi vết hăm được cải thiện. Các mẹ nên lựa chọn các loại tinh dầu nguyên chất để đảm bảo an toàn cho trẻ.

4.8. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giúp giảm nhanh triệu chứng hăm tã. Bên cạnh đó, các vitamin trong lá trầu cũng giúp dưỡng ẩm và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 3 -4 lá trầu không, 1 thìa muối, nước ấm và khăn sạch. Lá trầu không rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong 5 – 7 phút. Cho lá trầu không vào đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút rồi tắt bếp. Đợi nước nguội rồi chắt lấy phần nước. Cuối cùng, dùng khăn sạch thấm với phần nước đã chắt và chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm.

Mẹ có thể thực hiện phương pháp này 1 – 2 lần/ ngày. Lưu ý, không nên thấm quá nhiều nước lá trầu không, sẽ làm ẩm vùng da bị hăm và sẽ khó giảm tình trạng hăm.

Trị hăm cho bé bằng lá trầu không

Lá trầu không là có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn (Nguồn: Sưu tầm)

5. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh – Những sai lầm cần tránh!

Tìm hiểu cách trị hăm cho bé sơ sinh, mẹ cũng nên tránh những sai lầm sau đây nếu không muốn tình trạng hăm da của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

  1. Tránh sử dụng phấn rôm. Phấn rôm hoặc các loại bột ngô không giúp da bé khô thoáng và giảm hăm mà ngược lại có thể gây kích ứng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Nguy hiểm hơn, các loại bột này có thể xâm nhập vào phổi của bé, gây khó thở.
  2. Tránh dùng kem chứa hóa chất không phù hợp. Những loại kem bôi da trị hăm chứa hóa chất như axit boric, camphor, salicylat metyl hay benzoin sẽ gây ngứa, khiến tình trạng hăm da trở nên nghiêm trọng hơn.
  3. Tránh vệ sinh da bằng xà phòng thơm. Tuy giúp da bé thơm tho, sạch sẽ hơn, nhưng hương liệu từ các sản phẩm này có thể khiến da bé bị kích ứng nhiều hơn. Tình trạng hăm da vì vậy cũng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
  4. Lựa chọn sản phẩm tã giấy mềm mại, phù hợp, uy tín. Sử dụng tã dán sơ sinh Huggies với thiết kế Bọc Kén Con Tằm bởi vì chất liệu siêu mềm mại của lớp đệm siêu mềm như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé, cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ toàn diện làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé. Đồng thời khả năng thấm hút tốt và khô thoáng cho da bé gấp 10 lần.
  5. Lựa chọn khăn ướt em bé an toàn cho da bé.

Khăn ướt em bé Huggies được làm từ sợi tự nhiên với hàm lượng bột giấy cao giúp lau sạch hiệu quả các chất bẩn, lớp khăn dày siêu mềm mịn giúp lau sạch dịu nhẹ, không mùi, không cồn, không paraben, không gây dị ứng giúp an toàn tuyệt đối cho da bé và ngừa hăm tã một cách tự nhiên.

6. Hướng dẫn phòng ngừa hăm tã ở trẻ

6.1. Thay tã cho bé thường xuyên

Thay tã và vệ sinh thường xuyên mỗi 1 – 2 tiếng/1 lần là cách để ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do khi bé đi vệ sinh ra tã, sẽ tạo nên môi trường để vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Nếu da bé tiếp xúc với vi khuẩn trong thời gian dài sẽ khiến bé bị hăm tã, phát ban.

6.2. Vệ sinh vùng kín của bé bằng nước ấm sau khi sử dụng tã

Khi vệ sinh để thay tã cho bé, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm để tránh bị kích ứng. Nếu chỉ lau bằng khăn mà không sạch được, bạn có thể dùng thêm một chút xà phòng loại dịu nhẹ. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, hãy để vùng kín thật khô thoáng trước khi cho bé mặc tã mới. Đây là điều mẹ cần lưu ý nếu không muốn bé bị hăm tã.

6.3. Nên cho bé thời gian “thả rông”

Cho bé mang tã trong suốt một ngày dài là nguyên nhân chính khiến bé bị hăm. Bố mẹ có thể cho bé “thả rông” trong một khoảng thời gian trong ngày. Điều này sẽ giúp vùng kín của bé khô thoáng hơn, đồng thời giúp bé bớt thấy khó chịu do tã cọ xát vào vùng da bị hăm. Nếu các mẹ sợ ướt giường, có thể lót một chiếc khăn không thấm nước tại vị trí bé nằm.

6.4. Nếu bé bị kích ứng thì phải đổi nhãn hiệu tã đang dùng ngay

Nếu đã tham khảo những cách trên mà tình trạng hăm tã của trẻ vẫn chưa được cải thiện, bạn nên đổi cho bé dùng loại tã khác bởi đó có thể là nguyên nhân chính khiến bé bị hăm tã. Khi chọn tã cho bé, bạn nên chọn những loại có chất liệu và thành phần thân thiện với làn da và có kích cỡ phù hợp với trẻ.

>> Tham khảo thêm: Tuyệt chiêu chọn tã bỉm cho bé không bị hăm

7. Trường hợp hăm tã ở bé nên đưa đi khám bác sĩ

Hăm tã ở trẻ em không phải là một tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi vùng da bị hăm bị nhiễm khuẩn, trở nặng hoặc trẻ bị sốt, tiêu chảy không rõ nguyên nhân, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để thăm khám và kịp thời chữa trị. Sau đây là một số triệu chứng cho thấy vết hăm bị nhiễm khuẩn:

  • Xuất hiện mụn nước, mụn mủ ở vùng da bị hăm.
  • Vết hăm sưng tấy, ngứa rát khiến con khó chịu và quấy khóc.

Khi nào bé bị hăm tã nên cho đi khám bác sĩ?

Vùng da trẻ bị hăm, nhiễm khuẩn sẽ khiến trẻ khó chịu và quấy khóc (Nguồn: Sưu tầm)

Tã Huggies Tràm Trà tự nhiên được chứng minh lâm sàn giúp ngừa hăm

Hăm tã là trường hợp không thể tránh khỏi ở hầu hết trẻ sơ sinh. Vùng kín ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Việc sử dụng các loại tã thô ráp chà xát gây nên các vết xước nhỏ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn khiến làn da trẻ nhỏ bị hăm đỏ và đau rát.

Hiểu được điều đó, Huggies đã tung ra dòng sản phẩm mới được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm – Tã quần Huggies Tràm Trà tự nhiên.

  • Bổ sung tinh chất Tràm Trà tự nhiên: Tinh chất Tràm Trà là thành phần nổi tiếng về khả năng kháng khuẩn và làm dịu da. Nhờ đó, dòng tã Huggies mới ngăn chặn sự hình thành vi khuẩn và bảo vệ làn da trẻ nhỏ.
  • Công nghệ khóa ẩm bong bóng 3D: Bề mặt tã đã được kiểm định 99,9% ngăn thấm ngược. Chất lỏng được khóa chặt sâu bên trong và hạn chế tình trạng phát triển vi khuẩn gây hăm da. Làn da của luôn khô thoáng và thỏa thích vui chơi suốt ngày dài.
Thẻ:
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách tắm cho bé

Lần đầu làm mẹ, tắm cho bé hẳn là một thử thách đối với mẹ. Làm thế nào để đảm bảo bé tắm an toàn

Rối loạn Gen

Nếu bạn đã xúc động và lo lắng khi chứng kiến những rối loạn di truyền ở trẻ em (thông qua một người bạn hay

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!