Trẻ sơ sinh thường có biểu hiện vặn mình khi ngủ, khi ăn hay cả khi được mẹ thay bỉm. Vặn mình là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh từ 5 – 6 tuần tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình kèm theo những hiện tượng rướn người, đỏ mặt và giật mình thường xuyên thì mẹ cần để ý và quan tâm hơn đến trẻ.
Vậy biểu hiện vặn mình đỏ mặt ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Nguyên nhân trẻ vặn mình có thể đến từ biểu hiện sinh lý hoặc bệnh lý, mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay để có thêm thông tin và cách điều trị sớm cho con nhé!
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình: Nguyên nhân và cách chữa
Tại sao trẻ sơ sinh hay rướn người, vặn mình khi ngủ?
Theo các bác sĩ khoa Nhi, hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là phản xạ bình thường của cơ thể. Hầu hết trẻ sau khi sinh trong khoảng từ vài tuần tuổi đến 2 tháng tuổi, đều có biểu hiện vặn mình khi ngủ do chưa quen với việc ở ngoài tử cung của mẹ.
Khi trẻ còn nhỏ, các tế bào thần kinh, vỏ não và thể vẫn chưa phát triển nên hoạt động phần dưới vỏ não chiếm ưu thế hơn. Vì vậy, trẻ sẽ có xu hướng vận động tay chân, múa vờn hay vặn mình để tìm cách làm quen với môi trường bên ngoài.
Đôi khi việc vặn mình còn đến từ nơi ngủ không được thoải mái, quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng, nệm quá cứng hoặc tư thế ngủ không phù hợp đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị
Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình là phản xạ bình thường của cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân vặn mình của trẻ sơ sinh được chia thành 2 trường hợp: vặn mình biểu hiện sinh lý và vặn mình biểu hiện bệnh lý. Ba mẹ cần để ý các dấu hiệu nhận biết đó có phải là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý thông thường hay là biểu của các bệnh lý khác như sau:
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình do sinh lý
Bình thường trẻ mới sinh sẽ hết dần tình trạng vặn mình sau 3 – 4 tháng. Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ, không nôn ói và tăng cân bình thường thì không quá đáng lo ngại. Một số yếu tố sinh lý sau có thể là nguyên nhân khiến bé nhà bạn khó chịu, vặn mình như:
- Do trẻ đói: Khi đói, trẻ bắt đầu cựa quậy, vặn mình, rên rỉ thậm chí khóc. Khi thấy những biểu hiện trên, mẹ nên lưu ý về thời gian các cữ bú để kịp thời cho con bú nhé.
- Tác động từ môi trường: Việc tạo dựng không gian ngủ thoải mái, ấm áp, hạn chế tiếng ồn sẽ giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, ít giật mình
- Phản ứng rặn tiểu hay đại tiện: Trẻ đi tè hay đi ngoài thường có biểu hiện vặn mình, gồng mình kèm theo đỏ mặt để rặn đưa chất thải ra ngoài. Mẹ lưu ý kiểm tra và thay bỉm cho trẻ thường xuyên.
- Tã bị ướt do đi tiểu nhiều: Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi trung bình đi tiểu từ 16 – 20 lần/ngày tùy thuộc vào lượng sữa và nước được đưa vào cơ thể.
- Mẹ quấn khăn quá chật: đôi khi trẻ có những vận động, quơ tay chân trong vô thức, nếu bị quấn quá chật sẽ gây khó chịu. Trẻ sẽ phản ứng lại bằng việc vặn mình hay gồng mình.
>> Tham khảo thêm: Mách mẹ các mẹo dỗ trẻ khóc đêm theo dân gian
Mẹ có biết:
Để giấc ngủ của bé được ngon giấc, mẹ nên sử dụng các dòng tã mỏng nhẹ, thấm hút tốt có khả năng chống tràn để tránh xệ tã gây khó chịu cho bé. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, thương hiệu tã, bỉm Huggies còn có dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh (Nguồn: Huggies)
Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý
Khi trẻ sơ sinh vặn mình đồng thời có các biểu hiện như: rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, quấy khóc đêm,…thì khả năng cao có liên quan đến sự thiếu hụt canxi ở trẻ, thường gặp ở những trẻ sinh non, dinh dưỡng kém.
- Trẻ mắc các bệnh về gan như vàng da ở trẻ sơ sinh làm cơ thể trẻ sản sinh bilirubin quá mức khiến não bộ bị tổn thương và gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ bị thiếu canxi:Khi trẻ bị hạ canxi thường có các biểu hiện dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm, vặn mình, nôn ói và rướn người khi ngủ. Nếu bị lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, chậm mọc răng hoặc rụng tóc ở trẻ.
- Các bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, hay vặn mình khi ngủ.
- Ngoài ra, côn trùng cắn có thể khiến da trẻ bị tổn thương, gây ngứa, nóng, châm chích,…
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho mẹ nên xử lý như thế nào
Trẻ sơ sinh hay vặn mình do thiếu vitamin D và canxi
Đối với sự phát triển ở giai đoạn đầu đời của bé thì vitamin D và canxi là 2 chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng và không thể vắng mặt. Thiếu 1 trong 2 chất hoặc thiếu cả 2 sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ở trẻ như: còi xương, chậm lớn, quấy khóc ban đêm, giật mình, vặn mình,…
Ngoài những biểu hiện như vặn mình, gồng mình thì biểu hiện của việc thiếu vitamin D và canxi còn đi kèm với: khó thở, thở khò khè, nôn ói,…
Sức đề kháng và sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu 2 chất này trong thời gian lâu dài. Nếu thấy bé có các biểu hiện kể trên, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tìm hướng điều trị.
>> Tham khảo thêm: Cách dùng vitamin D3 K2 MK7 cho trẻ sơ sinh đúng và hiệu quả
Trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể là do thiếu vitamin D và canxi (Nguồn: Sưu tầm)
Các dấu hiệu phổ biến giúp mẹ nhận biết bé hay vặn mình, gồng mình khi ngủ
- Trong lúc ngủ, trẻ dễ bị kích thích bởi tiếng động, hay giật mình.
- Trẻ ngủ không được ngon giấc, hay rướn mình.
- Trẻ đồ mồ hôi trộm nhiều.
- Trẻ hay quấy khóc vào đêm.
Khi mẹ thấy trẻ có các biểu hiện trên, cần quan sát và theo dõi thêm việc trẻ có biếng ăn hay sút cân không. Nếu trẻ vặn mình, gồng mình kèm với bỏ bú, sút cân thì ba mẹ cần đưa trẻ ngay đến bác sĩ để được thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp.
>> Tham khảo thêm: Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ hay quấy khóc vào đêm, lúc ngủ là một trong những dấu hiệu trẻ bị vặn mình, gồng mình đỏ mặt (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình, gồng mình đỏ mặt lúc ngủ
Để nhanh chóng chữa trị và làm giảm tình trạng vặn mình đỏ mặt ở trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách sau đây:
Đối với biểu hiện bệnh lý
Mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và tư vấn cách chữa trị tốt nhất cho bé. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ lưu ý không nên tự điều trị tại nhà.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh lười bú, bú ít: Nguyên nhân và cách xử lí
Khi trẻ bị vặn mình, gồng mình bệnh lý, tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám (Nguồn: Sưu tầm)
Đối với biểu hiện sinh lý thông thường
Thông thường, vặn mình do sinh lý thường có thể chữa được tại nhà. Mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà Huggies gợi ý dưới đây:
- Lựa chọn quần áo ngủ cho trẻ rộng rãi, thoải mái mà vẫn phải đủ ấm.
- Cho bé ngủ ở phòng thoáng mát, yên tĩnh, nhiệt độ không quá lạnh cũng không quá nóng.
- Vệ sinh phòng, đồ dùng, chăn nệm của trẻ thường xuyên để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
- Lựa chọn sản phẩm tã mềm mại, thấm hút tốt tạo cảm giác thoáng mát cho trẻ khi ngủ.
- Chú ý lượng sữa cho bé mỗi lần bú, chỉ bú vừa đủ không nên để trẻ bú quá no hoặc quá đói.
- Nếu trẻ giật mình, mẹ hãy chủ động ôm bé vào lòng, nhẹ nhàng vỗ về, hát ru để trẻ có cảm giác an toàn khi ngủ.
- Thay tã cho trẻ thường xuyên, không để tã quá ẩm ướt.
- Tắm nắng thường xuyên, giúp cơ thể trẻ hấp thu Canxi tốt nhất. Thời gian vàng để tắm nắng là khoảng 6 – 9 giờ sáng, lúc này ánh sáng mặt trời vẫn còn dịu và ấm.
- Hơ ấm lá trầu rồi đắp lên trán, cánh tay, mông, đùi của bé vào mỗi buổi sáng sớm để giữ ấm (mẹ lưu ý chỉ hơ lá trầu đến độ ấm vừa phải, nếu hơ quá nóng sẽ làm tổn thương đến làn da mỏng manh của bé).
>> Tham khảo thêm: Cách thay tã cho trẻ sơ sinh theo giới tính mẹ nên biết
Để giúp giấc ngủ của con được ngon và sâu giấc hơn, cha mẹ có thể tham khảo thêm các cách chăm sóc giấc ngủ cho bé qua video sau của Huggies:
Các câu hỏi thường gặp về việc trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt
Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ có sao không?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ là biểu hiện của việc trẻ đang trong giai đoạn phát triển kỹ năng mới và điều này hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi ba mẹ thấy trẻ vặn mình gầm gừ đi kèm với các triệu chứng như: sốt, đau, bỏ bú,… thì đây là cảnh báo ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung kẽm cho bé và trẻ sơ sinh
Bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa là bị gì?
Vặn mình đỏ mặt, ọc sữa là những hiện tượng mà ta hay thấy ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng này có thể là do trẻ bị thiếu hụt vitamin D và canxi. Ngoài vặn mình, ọc sữa, một số biểu hiện các của trẻ khi bị thiếu vitamin D và canxi có thể kể đến như: khó ngủ, ngủ ít, đổ nhiều mồ hôi, tăng cân chậm, thở khò khè,…
Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rặn è è?
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rặn è è thực chất là do bé chưa quen được với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ, tế bào thần kinh của bé chưa biệt hóa vỏ não nên khiến trẻ ngọ nguậy và hay vặn mình. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường nên ba mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều nhé.