Có phải mỗi lần đến kinh nguyệt hàng tháng, bạn đều mệt mỏi và có chút “stress” nhẹ khi chu kỳ lần này lại không đều? Bạn biết không, chu kỳ hàng tháng không đều có thể gây nên những vấn đề về sức khỏe sinh sản cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Chưa kể đến, nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc tính ngày rụng trứng, thì chu kỳ “lúc nóng lúc lạnh” như thế này phải tính ngày rụng trứng sao đây? Cùng Huggies tìm hiểu để giải đáp thắc mắc này nhé!
Rụng trứng là gì?
Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi trứng được giải phóng từ buồng trứng. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn sẽ có 28 ngày. Trong đó, thời điểm thụ thai rơi vào ngày thứ 11 – 16, ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 14.
Lưu ý, ngày đầu tiên chúng ta có kinh nguyệt mới được tính là ngày đầu của kỳ kinh nguyệt nhé, vì nhiều bạn vẫn lầm tưởng ngày sạch kinh mới là ngày đầu của một kỳ kinh mới, dẫn đến tính ngày rụng trứng dễ bị sai lầm.
Cách tính ngày rụng trứng để thụ thai khi kinh nguyệt không đều
Trên thực tế, không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt điển hình 28 ngày, do đó việc xác định được chính xác thời điểm rụng trứng khá khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta có thể “nhẩm tính” đơn giản nhất theo cách sau: Sự rụng trứng diễn ra trong khoảng thời gian 4 ngày trước và 4 ngày sau điểm chính giữa của chu kỳ kinh nguyệt.
Với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, chúng ta có thể chia ra làm 3 nhóm:
Nhóm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 32 ngày:
Nếu chu kỳ 32 ngày là cố định thì thời điểm rụng trứng dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Chu kỳ cứ dài thêm 1 ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm 1 ngày. Thời điểm dễ thụ thai cao là khoảng ngày thứ 15 – 20 của chu kỳ. Ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 18 của chu kỳ.
Nhóm chu kỳ kinh nguyệt 26 – 30 ngày:
Đối với chu kỳ kinh nguyệt thường là 26 – 30 ngày, bạn phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai. Một là chu kỳ ngắn nhất, hai là chu kỳ dài nhất sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau.
Chu kỳ kinh nguyệt 26 ngày:
Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 9 – 14 của chu kỳ.
Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày:
Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 13 – 18 của chu kỳ.
Kết hợp 2 chu kỳ này, chúng ta sẽ có ngày rụng trứng sẽ nằm trong khoảng ngày 9 – 18 và thời điểm dễ thụ thai nhất là trong giới hạn 12 –16 ngày của chu kỳ.
Nhóm chu kỳ 35 – 40 ngày:
Giống với khoảng thời gian 26 – 30 ngày, bạn có thể tính như sau:
Chu kỳ 35 ngày:
Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 18 – 23. Vào ngày 21 trứng sẽ rụng.
Chu kỳ 40 ngày:
Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 23 – 30. Vào ngày 26 trứng sẽ rụng.
Kết hợp 2 chu kỳ này, chúng ta sẽ có ngày rụng trứng sẽ nằm trong khoảng ngày 21 – 26 và thời điểm dễ thụ thai nhất là trong giới hạn 18 – 30 ngày của chu kỳ.
Thử ngay Công cụ tính ngày rụng trứng
Cách dễ thụ thai khi kinh nguyệt không đều
1. Theo dõi ngày rụng trứng để canh ngày thụ thai chính xác
Dù kinh nguyệt không đều, bạn vẫn có thể có thai nếu có hiện tượng rụng trứng. Vậy làm sao để biết thời điểm trứng rụng và khi nào nên quan hệ để dễ có thai? Hãy chú ý hơn tới cơ thể của mình và bạn có thể dần nhận ra một số dấu hiệu cho thấy bạn sắp rụng trứng. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khoảng 3 tuần trước khi thời điểm dự kiến có kinh của chu kỳ như sau:
- Tiết nhày âm đạo tăng, ẩm ướt hơn, âm đạo xuất chất nhầy trắng như lòng trắng trứng. Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất.
- Một bên bụng hơi khó chịu.
- Cảm hứng quan hệ tăng
2. Quan hệ thường xuyên để tăng cơ hội thụ thai
Quan hệ đều đặn mỗi 2 – 3 ngày trong suốt chu kỳ là một trong những cách tốt nhất để có thai khi kinh nguyệt không đều. Nếu bạn “yêu” thường xuyên, nguy cơ bạn bỏ qua ngày rụng trứng là rất thấp.
Mặt khác, việc quan hệ thường xuyên còn giúp giảm căng thẳng, chất lượng tinh trùng trong tinh dịch cũng sẽ tốt hơn, tăng tỉ lệ thụ thai cao hơn. Việc “yêu” cũng giúp kiểm soát trầm cảm, tốt cho tim mạch và giúp cải thiện mối quan hệ đôi lứa.
3. Thay đổi lối sống giúp tăng khả năng có thai
Bạn có thể thay đổi lối sống như:
- Tăng/Giảm cân khoa học.
- Tập thể dục thường xuyên
- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia.
- Giữ tâm lý thoải mái và tránh căng thẳng.
Bạn có thể đang sử dụng các loại thuốc nội tiết (thuốc tránh thai) để điều kinh, nhưng cần cân nhắc kỹ bởi những loại thuốc này nếu dùng nhiều có thể gây lệ thuộc và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt về sau.
4. Điều trị theo nguyên nhân và can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ sinh sản
Như đã đề cập phía trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều. Để được điều trị triệt để và hiệu quả, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín. Dựa theo kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ xác định được bạn có hiện tượng rụng trứng hay không.
Trường hợp dưới 35 tuổi và có hiện tượng rụng trứng, bạn có thể chờ đợi thêm một khoảng thời gian để có thai tự nhiên. Với trường hợp trên 35 tuổi và không có hiện tượng rụng trứng, bạn cần được thăm khám và điều trị sớm hơn để có con như ý nhé.
Đồng thời, việc thăm khám giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến kinh nguyệt không đều ở mỗi trường hợp, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Kinh nguyệt không đều không có gì là đáng xấu hổ, do đó, nếu đang có ý định mang thai, bạn cần thẳng thắn chia sẻ với bác sĩ. Tình trạng này có thể khắc phục dễ dàng bằng việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày.
Nếu sau khi thay đổi lối sống mà chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn không đều, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên về sản phụ khoa để khám. Trước khi đi khám, hãy chú ý theo dõi kỳ kinh, ghi lại thật chi tiết và cung cấp cho bác sĩ để giúp họ hiểu rõ về sức khỏe sinh sản của bạn nhé
Huggies hy vọng bài viết phía trên đã giúp đỡ các bạn nữ biết cách tính chu kỳ rụng trứng của mình. Để tham khảo thêm các hiện tượng thụ thai, bạn có thể tìm đọc tại chuyên mục Thụ thai nhé!