Rốn trẻ sơ sinh: Bệnh lý về rốn, chăm sóc, vệ sinh rốn rụng nhanh

Tại sao cần chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh?

Ngay từ khi con nằm trong bụng mẹ, rốn là con đường di chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ bánh nhau của mẹ đến thai nhi trong bụng, bên cạnh đó, dây rốn cũng sẽ được nối thẳng vào gan của con. Theo Raising children, rốn của bé sẽ tự khô lại và rụng đi trong 1 – 2 tuần sau sinh. Nhưng nếu rốn của trẻ sơ sinh không được chăm sóc rốn đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng, gây ra tác hại nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng rốn: lan rất nhanh tới gan, thậm chí có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao lên tới 40-80%.
  • Uốn ván rốn: gây ra từ nhiễm trùng rốn, cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.
  • Làm chậm quá trình rụng rốn.

Rốn của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên cần chăm sóc đặc biệt (Nguồn: Sưu tầm)

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? Vì sao rốn bé lâu rụng?

Thông thường ngay sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể được kéo dài lâu hơn. Những nguyên nhân chính khiến rốn của trẻ sơ sinh khó rụng:

  • Mẹ chưa hiểu rõ về cách vệ sinh rốn cho con: Nhiều người vẫn dùng các phương pháp truyền thống hoặc dùng cồn để rửa rốn. Điều này khiến rốn của bé dễ bị nhiễm trùng và gây ra khó rụng hơn bình thường.
  • Bó rốn bé quá kín: Cũng có nhiều trường hợp người mẹ sợ chạm nhiều vào rốn thì con sẽ đau. Vậy nên, mẹ sẽ băng kín rốn của trẻ và không để một hạt bụi bẩn dính vào. Để rốn của trẻ khô và không bị chảy mủ, mẹ nên vệ sinh rốn cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý.

Tại sao rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi?

Sau một thời gian từ 7 – 10 ngày nếu như rốn của trẻ khó rụng hoặc cuống lâu khô. Cha mẹ nên vệ sinh và rửa rốn đúng cách. Nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ra nhiễm trùng và có mùi hôi tại rốn. Một số biểu hiện của rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng như:

Rốn bị nhiễm khuẩn

Khi bị nhiễm khuẩn rốn sẽ bị sưng tấy và sinh mủ. Trong trường hợp nghiêm trọng rốn của trẻ có thể bị tổn thương nặng và sinh ra mùi hôi.

>>Tham khảo: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà mẹ cần biết

Rốn bị hoại tử

Đây là mức độ nhiễm trùng rốn ở cấp độ nặng. Biểu hiện thường thấy của rốn hoại tử thường sẽ rụng sớm, sưng đỏ, hoặc bầm tím và chảy mủ có mùi hôi. Trường hợp này cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Rốn bị viêm mạch máu

Mạch máu của rốn sẽ bao gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Nhiệm vụ của mạch máu là vận chuyển các chất dinh dưỡng của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Nếu rốn không được vệ sinh sạch sẽ thì phần mạch máu rất dễ bị viêm. Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi trên rốn.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu

Thông thường, rốn đã khô thì phần giữa cuống và chân cuốn sẽ có thể chảy máu màu đỏ tươi hoặc đỏ gạch. Nguyên nhân khiến rốn của trẻ rỉ máu là do rốn cọ xát với bỉm hoặc tã. Sau khoảng thời gian từ 10 phút băng ép và chảy máu trên 3 lần, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ. Khi đó, cha mẹ có thể phát hiện sớm các bệnh lý gây chảy máu.

>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng chuẩn (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh rốn trẻ sơ sinh nhanh rụng

Ngay lúc đón bé cưng chào đời, bác sĩ sẽ cắt ngắn dây rốn, gốc rốn còn lại chỉ khoảng 2-3cm. Sau 7-21 ngày, rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng đi một cách tự nhiên. Trong suốt quá trình rụng rốn cũng như sau khi rụng, rốn trẻ sơ sinh cần được lưu ý và chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo nhé! Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh chỉ “gói gọn” trong các bước đơn giản sau.

  • Bước 1: Rửa tay bằng nước và xà phòng là bước đầu tiên và quan trọng trước khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Mẹ cũng đâu muốn vi khuẩn từ tay mẹ có cơ hội “tiếp cận” cục cưng đâu đúng không?
  • Bước 2: Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng bông gòn thấm cồn 70 độ. Nhẹ nhàng vệ sinh từ đầu rốn xuống chân cuống rốn và phần da bụng quanh chân rốn 3cm. Sau khi rốn rụng, mẹ vẫn nên tiếp tục dùng bông gòn để loại bỏ các vết bẩn phần gốc rốn ít nhất mỗi ngày 1 lần.
  • Bước 3: Để rốn trẻ sơ sinh khô tự nhiên. Mẹ có thể để hở, hoặc dùng gạc mỏng che lại sau khi vệ sinh.

>>Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

>> Xem thêm: Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không quá khó, nhất là khi mẹ đã nắm được các bước cơ bản (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn

Vệ sinh rốn đã rụng cho bé như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm)

Sau khi rụng rốn, thường ở phần rốn sẽ có hiện tượng rỉ máu ít kèm dịch có mùi hôi. Lúc này, phụ huynh có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc nhưng vẫn phải nhẹ nhàng và cẩn thận thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Dùng nước muối sinh lý để làm sạch phần dịch tiết ra.
  • Bước 2: Lấy khăn sạch mềm mại lau khô rốn.
  • Bước 3: Tiếp tục theo dõi rốn của trẻ thường xuyên để đảm bảo rốn khô dần và không còn chảy máu nữa.
  • Bước 4: Tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày bằng nước ấm và sữa tắm cho trẻ sơ sinh bình thường. Sau đó, lau khô sạch rốn bằng khăn cotton mềm.
    >>Tham khảo: Danh sách đồ sơ sinh cần thiết nhất, tránh lãng phí

Một số lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

  • Cho rốn của trẻ sơ sinh “thở” càng nhiều càng tốt. Nếu mẹ bọc rốn và vùng quanh rốn quá kỹ có thể gây ra nhiễm trùng rốn và rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra mẹ cũng nên lưu ý gấp phần mép tã xuống dưới rốn, tránh để chất thải dính vào rốn.
  • Cho đến khi rốn rụng, mẹ nên hạn chế để rốn trẻ sơ sinh ngâm quá lâu trong nước. Khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần lau sạch sẽ vùng da quanh rốn.
  • Không dùng cồn để vệ sinh rốn cho bé nếu không sự hướng dẫn của chuyên viên y tế.
  • Hiện tượng rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra một cách tự nhiên. Tự ý bứt rốn trước thời gian cần thiết có thể gây chảy máu, thậm chí nhiễm trùng rốn.
    >>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Những bệnh lý về rốn trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết

Nhiễm trùng rốn

Những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết rốn của bé đang bị nhiễm trùng:

  • Chân rốn bị đỏ và sưng.
  • Rốn tiết nhiều dịch, có mùi hôi.
  • Ấn vùng quanh rốn con quấy khóc.
  • Đỏ vùng da xung quanh rốn.
  • Rốn chảy máu.

Nhiễm trùng rốn thường được phân loại theo 3 mức độ khác nhau:

  • Độ 1: Da bụng xung quanh rốn bình thường, nhưng chân rốn bị đỏ
  • Độ 2: Phần đỏ xung quanh chân rốn lan rộng, đường kính >= 2 cm
  • Độ 3: Phần đỏ xung quanh chân rốn lan rộng, đường kính >2 cm, không kèm viêm tĩnh mạch vùng hạ vị

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác kèm theo như:

Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng rốn, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ nhi khoa sẽ hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đúng cách.

>>Xem thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Rốn trẻ bị lồi

Cuống rốn sau khi rụng, lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự lành và đóng lại khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp các cơ bụng không đóng kín, dẫn đến thoát vị rốn. Nếu trong lúc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ phát hiện một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn, bé có thể bị thoát vị rốn. Bất cứ khi nào trẻ vặn mình. khó chịu, ưỡn người, hay thậm chí ho, khối thoát vị cũng có thể to lên.

Thoát vị rốn không phải vấn đề nguy hiểm và thường “lặn mất tăm” khi trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên, với những trường hợp thoát vị rốn quá lâu, bé sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏi?

Rốn trẻ bị lồi nguyên nhân do cơ bụng không đóng kín

Rốn trẻ bị lồi nguyên nhân do cơ bụng không đóng kín (Nguồn: Sưu tầm)

U hạt rốn

Rốn trẻ sơ sinh xuất hiện u hạt màu đỏ nhạt, rỉ dịch vàng xung quanh là dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất. Các bé chậm rụng rốn thường có nguy cơ bị u hạt cao hơn so với những bé khác.

Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Các trường hợp u hạt rốn có thể điều trị nhanh chóng bằng nitrat bạc 75%, hoặc đốt điện làm xơ, teo u hạt.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi

Thời gian bé rụng rốn chỉ khoảng từ 7 – 15 ngày sau sinh. Sau khoảng thời gian này, làn da của bé vẫn rất nhạy cảm và cần được chăm sóc cẩn thận. Đối với những bé có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên chọn những loại tã bỉm có nguồn gốc rõ ràng. Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade đến từ thương hiệu tã, bỉm Huggies là một gợi ý tuyệt vời cho mẹ và bé. Sản phẩm được bổ sung vitamin E từ dầu mầm lúa mạch, bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi tự nhiên nhập khẩu 100% Châu  Âu giúp nâng niu làn da non nớt của bé. Ngoài ra với thiết kế mỏng nhẹ, bề mặt 3D thấm hút nhanh sẽ giúp làn da của bé yêu khô thoáng tới 12 tiếng. Ngoài ra, dòng tã dán Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé. Lớp thun chân êm mềm, bảo bọc làn da bé ở những vùng non nớt nhất. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn 2 dòng sản phẩm trên làm bạn đồng hành với con mình.

Thẻ:
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách tắm cho bé

Lần đầu làm mẹ, tắm cho bé hẳn là một thử thách đối với mẹ. Làm thế nào để đảm bảo bé tắm an toàn

Rối loạn Gen

Nếu bạn đã xúc động và lo lắng khi chứng kiến những rối loạn di truyền ở trẻ em (thông qua một người bạn hay

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!