Nguyên nhân khiến bé bị ho?
Ho là một phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể, giúp bé loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được kiểm soát sớm sẽ gây khó chịu và nguy hiểm cho bé. Sau đây là những nguyên nhân khiến bé bị ho mẹ cần biết để bé có được phương pháp điều trị phù hợp.
- Cảm lạnh: Bé bị cảm lạnh thường xuất hiện những cơn ho khan và kèm theo đó là các dấu hiệu đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi nhiều. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bé có thể ho có đờm hoặc kèm theo sốt nhẹ vào ban đêm.
- Viêm họng: Những cơn ho kéo dài hàng giờ và có thể kèm theo tiếng thở khò khè khi trời sập tối hoặc gần sáng là biểu hiện bé đang bị viêm họng. Lúc này, niêm mạc họng của bé có thể bị phù nề khiến bé bị khó thở.
- Viêm phế quản: Phần lớn bé bị viêm phế quản là do virus hợp bào hô hấp gây nên. Triệu chứng thường thấy ở bé là ho khò khè và hen suyễn. Khi bé bị sốt nhẹ và bỏ bú vào các giai đoạn chuyển mùa thu đông thì mẹ cần hết sức chú ý.
- Viêm phổi: Đây là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi bé bị viêm phổi sẽ rất mệt mỏi, ho có đờm màu xanh hoặc vàng. Ngoài ra, nếu bé có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ thân nhiệt bất thường thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm.
- Ho gà: Những cơn ho của bé lúc này diễn ra theo từng chuỗi kế tiếp nhau, ho càng lúc càng nhanh rồi lại yếu dần, sau đó có lúc hít vào thật sâu như tiếng gà gáy. Sau mỗi cơn ho, bé sẽ rất mệt mỏi, buồn nôn, thở nhanh và có thể xuất hiện co giật và đe dọa đến tính mạng của trẻ.
- Hen suyễn: Bé bị ho do hen suyễn thường phát ra tiếng ho khò khè trong cổ họng. Tuy nhiên, gia đình cần phải theo dõi, chăm sóc bé thường xuyên để phân biệt rõ dấu hiệu khò khè ở trẻ là do hen suyễn hay các bệnh về đường hô hấp. Thông thường, bệnh hen suyễn rất ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, chỉ trừ khi bé bị chàm hoặc gia đình có tiền sử bị hen suyễn.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm? Nguyên nhân, cách trị ho cho trẻ sơ sinh
Trẻ bị ho do nhiều nguyên nhân như hen suyễn, viêm phế quản,… (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì?
Những cơn ho dai dẳng sẽ khiến cho trẻ quấy khóc, lười bú hay ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì? Để trẻ tăng cường sức đề kháng và tránh khỏi những tình trạng khó chịu này, mẹ nên lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng để thêm vào chế độ ăn của mình.
Thịt bò
Thịt bò là một trong những loại thực phẩm lợi sữa và giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ cung cấp một lượng lớn đạm cho cơ thể mà thịt bò còn chứa hàm lượng vitamin thiết yếu như B6 và B12 cùng các khoáng chất kẽm, magie, kali, carnitine,… giúp cải thiện chất lượng sữa, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mau khỏe mạnh. Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn từ thịt bò như bò kho, thịt bò xào, cháo thịt bò, canh thịt bò, thịt bò hầm,…
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏi?
Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng cường dưỡng chất cho sữa mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Móng giò heo
Đây là một trong những thực phẩm siêu lợi sữa luôn được ưu tiên hàng đầu của các mẹ bỉm. Trong móng giò có chứa nhiều đạm và dưỡng chất tốt cho cả mẹ và trẻ đang bị ho. Móng giò heo thường được nấu chung với đu đủ, bí đỏ, bí đao, mướp,…
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa trị cho bé
Móng giò heo là thực phẩm lợi sữa tốt cho mẹ và bé (Nguồn: Sưu tầm)
Thịt gà
Theo quan niệm ngày trước, người bị ho ăn thịt gà sẽ khiến tình trạng trở nặng hơn. Thế nhưng, đây là suy nghĩ sai lầm bởi trong thịt gà chứa rất nhiều canxi, protein, kẽm, vitamin B12, vitamin B6,… mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể mẹ và bé. Với thịt gà, mẹ có thể chế biến đa dạng thành nhiều món ăn hấp dẫn như gà hầm thuốc bắc, salad gà, canh gà, cháo gà,…
Thịt gà chứa nhiều canxi và khoáng chất (Nguồn: Sưu tầm)
Chuối xiêm
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì? Chuối xiêm còn được gọi là chuối sứ, là loại quả lành tính và rất giàu vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu có lợi cho nguồn sữa của mẹ và giúp hỗ trợ điều trị giảm ho nhanh chóng cho trẻ.
>> Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú sau sinh?
Đu đủ
Đây là loại quả mang đến nhiều vi chất quan trọng cho quá trình thiết lập hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Ăn nhiều đu đủ mẹ sẽ được bổ sung đầy đủ các vitamin A, C, E, K và carotene, chất xơ, canxi, kali, magie,… Bên cạnh đó, một lượng lớn vitamin C trong đu đủ chính là nhu cầu cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp trẻ loại bỏ được sự xâm nhập của các vi khuẩn gây ho.
>> Xem thêm: Nhiệt độ phòng & Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông A-Z
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu xem trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì, các mẹ bỉm cũng đừng quên kiêng ăn những món dưới đây để tránh nguy cơ tình trạng bệnh của trẻ trầm trọng hơn.
>> Xem thêm: Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Cẩm nang cho cha mẹ
Thức ăn lạnh
Các thực phẩm để trong tủ lạnh chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào. Đồng thời, chất dinh dưỡng có trong chúng cũng đã bị giảm sút đáng kể. Việc thường xuyên ăn thức ăn lạnh không chỉ làm giảm sức đề kháng ở trẻ mà còn khiến các cơn ho của trẻ kéo dài hơn. Tốt hơn hết, mẹ chỉ nên ăn những món ăn ấm nóng được chế biến từ thực phẩm tươi sống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa. Trẻ bú vào sẽ bị nóng trong và gây khó tiêu từ đó bệnh ho càng nặng hơn.
Thức ăn nhiều dầu mỡ làm ảnh hưởng chất lượng sữa (Nguồn: Sưu tầm)
Thức ăn cay, nóng
Những thực ăn có gia vị cay, nóng nếu được mẹ dung nạp vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa và gây kích ứng vòm họng cho trẻ. Do vậy, mẹ hãy nên ăn thực phẩm ấm, không quá cay để bảo vệ sức khỏe cho trẻ được tốt hơn.
Chocolate
Trong chocolate có chứa rất nhiều thành phần chất béo gây khó tiêu, khi trẻ hấp thu chất béo này sẽ làm tăng tiết dịch đờm ở cổ và gây ho nghiêm trọng hơn.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa
Chocolate chứa nhiều chất béo gây khó tiêu làm tăng tiết dịch đờm (Nguồn: Sưu tầm)
Đồ uống có chứa cồn và caffeine
Trà, cà phê, các loại nước ngọt, nước tăng lực chính là các loại đồ uống chứa lượng lớn caffeine. Mẹ nên cắt giảm caffeine trong khi cho con bú vì nó là chất kích thích có thể khiến con bồn chồn, khó chịu và gây trở ngại cho việc điều trị các cơn ho của trẻ. Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên sử dụng rượu, bia chứa cồn nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe của em bé.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý
Mẹ cần lưu ý gì khi trẻ sơ sinh bị ho?
Khi trẻ sơ sinh đang bị ho, có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh? Chắc hẳn bé cũng đang cảm thấy rất khó chịu nên thường xuyên quấy khóc. Nếu trẻ có các dấu hiệu này thì mẹ cần lưu ý những điều cần thiết sau để chăm sóc cho bé tốt nhất.
- Không dùng thuốc gây ức chế ho: Việc dùng thuốc ức chế ho đặc biệt là khi ho có đờm sẽ khiến dịch đờm ứ đọng lại ở đường hô hấp gây khó thở hoặc có thể khiến trẻ bị ngừng thở.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài dai dẳng thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị tốt nhất. Bởi nếu tự ý sử dụng quá liều kháng sinh sẽ làm cho dịch mũi, họng bé bị khô lại khiến tình trạng phục hồi sẽ lâu hơn.
- Để trẻ bú mẹ nhiều hơn: Khi trẻ được bú mẹ nhiều hơn sẽ giúp bé tăng thêm sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình điều trị. Bên cạnh đó, lượng nước cần thiết trong sữa mẹ sẽ làm giảm dịch nhầy trong mũi, giúp bé dễ thở hơn khi bị ho.
- Vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý: Ngoài tác dụng làm giảm dịch nhầy ở mũi, nước muối sinh lý còn góp phần hạn chế tình trạng sưng nề đường hô hấp, giúp bé dễ ho hơn và tống đờm ra một cách thuận lợi hơn.
- Massage cho trẻ: Mẹ hãy dùng dầu massage trẻ em để xoa đều dưới lòng bàn chân, bàn tay của bé để giúp bé tránh được những vi khuẩn có hại trong môi trường xung quanh.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống: Việc thay ga giường, vỏ gối theo định kỳ sẽ giúp loại bỏ hết những vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bé.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ: Mỗi khi ra ngoài hoặc khi đêm xuống, nhiệt độ thường sẽ xuống thấp nên mẹ cần phải giữ ấm phần cổ, lòng bàn chân, bàn tay, thóp của bé.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày: nguyên nhân và 6 cách khắc phục
Chăm sóc trẻ bị ho đúng cách giúp trẻ nhanh chóng hồi phục (Nguồn: Sưu tầm)
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì, kiêng gì. Mong rằng, các mẹ sẽ có được gợi ý tốt nhất trong thực đơn dinh dưỡng của mình để hỗ trợ bé yêu mau chóng khỏi bệnh. Trường hợp nếu bé bị ho kèm những biểu hiện bất thường như bỏ ăn, sốt, khó thở hay quấy khóc nhiều mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.