Việc trẻ sơ sinh hay khóc đêm là một trong những thách thức mà nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt. Một đêm dài và yên bình trở thành những giấc mơ xa vời đối với cha mẹ trong những tháng đầu đời của con. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lo lắng, bởi đây là một trạng thái phổ biến và tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Trong bài viết này, hãy cũng Huggies tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh thường khóc đêm và kinh nghiệm chung của các bậc cha mẹ đối phó với việc trẻ sơ sinh khóc đêm nhé!
Tại sao trẻ hay quấy khóc ban đêm?
Trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc vào ban đêm vì nhiều nguyên nhân khác nhân. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần có lòng kiên nhẫn và hiểu rằng việc bé quấy khóc vào ban đêm là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Đáp ứng nhanh chóng và ân cần sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm hơn và hình thành một chu trình ngủ đều đặn sau này. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến bé yêu hay quấy khóc về đêm mà ba mẹ cần lưu ý:
Do trẻ đang đói
Trẻ sơ sinh cần được bú thường xuyên vì dạ dày nhỏ và dễ đầy. Khi thức dậy vào ban đêm, cảm giác đói có thể làm bé quấy khóc để báo hiệu nhu cầu ăn uống của mình.
- Từ khi sinh ra đến khi trẻ 2 tháng tuổi, hầu hết trẻ thức giấc hai lần mỗi đêm để bú.
- Từ 2 đến 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ cần cho bú một cữ vào giữa đêm.
- Khi 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ bú bình đều ngủ nhiều hơn 7 giờ mà không cần cho bú.
- Hầu hết trẻ 5 tháng tuổi bú mẹ đều có thể ngủ liền một mạch khoảng 7 giờ vào ban đêm, bình thường ở độ tuổi này trẻ không cần bú sữa vào ban đêm.
>> Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Trẻ khóc đêm có thể do bé đang đói bụng (Nguồn: Sưu tầm)
Do trẻ cảm thấy khó chịu
Trẻ sơ sinh cũng có thể quấy khóc vào ban đêm vì cảm thấy khó chịu. Điều này có thể bao gồm cảm giác nóng, lạnh, khát nước, cảm giác ẩm ướt, hay bất kỳ tình trạng không thoải mái nào khác. Bé có thể khó ngủ khi cảm thấy khó chịu và khóc để thu hút sự chú ý và chăm sóc từ cha mẹ.
Do thời tiết
Thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé, đặc biệt khi bé càng nhỏ tuổi như trẻ sơ sinh hay khóc đêm do khả năng thích nghi của bé càng kém khi nhiệt độ hay thời tiết thay đổi.
Một số bé khi thức giấc giữa đêm, có thể tự thích nghi tự ngủ lại được, một số bé khác lại không như vậy, bé sợ bóng tối, cảm giác lạc lõng cô đơn nên khóc để tìm sự hỗ trợ của bố mẹ.
>> Tham khảo thêm: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh thích hợp nhất?
Do tã bị ướt
Trẻ nhỏ thường đi tiểu không báo trước cho mẹ biết, chỉ khi bé lớn hơn 6 tháng mới có khả năng điều chỉnh được. Vì cảm giác ẩm ướt gây khó chịu nên đó cũng là lý do trẻ khóc đêm. Để giảm tính trạng bé khóc đêm do tã ướt, bố mẹ phải đảm bảo rằng bé được thay tã thường xuyên, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Điều này giúp duy trì cảm giác khô ráo và thoải mái cho bé. Đồng thời, lựa chọn tã chất lượng và có khả năng thấm hút tốt cũng là một yếu tố quan trọng để tăng cường sự thoải mái cho bé khi ngủ.
Mẹ có biết:
Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu tã, bỉm Huggies với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.
Tã cao cấp Huggies Naturemade với khả năng tạo sự khô thoáng lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Do trẻ căng thăng và mệt mỏi
Một nguyên nhân khác là căng thẳng và mệt mỏi. Trẻ sơ sinh mới ra khỏi tử cung mẹ và đang thích nghi với môi trường mới. Ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác có thể gây căng thẳng cho bé và làm cho việc ngủ trở nên khó khăn. Khi bé mệt mỏi và căng thẳng, khóc có thể là một cách bé giải tỏa cảm xúc và yêu cầu sự an ủi từ cha mẹ.
Do các vấn đề về sức khỏe
Một số trẻ sơ sinh có thể khóc đêm do mắc các vấn đề sức khỏe như đau bụng, táo bón, nôn mửa, viêm nhiễm, viêm tai, hoặc rối loạn giấc ngủ. Nếu bé khóc đau dai liên tục hoặc có các dấu hiệu bất thường khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của bé.
Do tiêu hóa của trẻ không tốt
Có thể do mẹ cho bé ăn hay bú vượt sức của bé, hay bé bị bệnh hay do thuốc điều trị làm khả năng tiêu hóa thức ăn của bé kém, làm chướng bụng đầy hơi. Điều này làm đội cơ hoành lên, làm bé càng khó thở, vì vậy khiến bé ngủ không được. Trẻ càng nhỏ thì dung tích dạ dày càng nhỏ, mẹ nên lưu ý đó là lý do làm trẻ sơ sinh khóc đêm.
>> Tham khảo thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Do trẻ bị dị ứng
Khi trẻ khóc đêm dai dẳng mà không phải do đói hay các vấn đề khác, rất có thể trẻ đã bị dị ứng protein sữa bò. Dị ứng đạm sữa bò gây đau bụng và có xu hướng khiến trẻ khóc theo 3 kiểu: khóc hơn 3 tiếng mỗi ngày (thường vào buổi tối), khóc trong hơn 3 ngày và khóc trong hơn 3 tuần. Nếu ba mẹ thấy trẻ có tình trạng khóc như đã kể trên thì cần đưa bé đến tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi để xác định xem có phải trẻ bị dị ứng protein sữa bò hay không.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác làm đường hô hấp của trẻ bị kích ứng dẫn đến tình trạng trẻ khóc đêm có thể đến từ khói thuốc, phấn rôm,… Do đó, ba mẹ cần phải đảm bảo phòng ngủ của bé được sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng.
>> Tham khảo thêm: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
Do trẻ bị bệnh
Thiếu calcium, do bị chứng đau quặn bụng colic hay còn gọi khóc dạ đề hoặc do nghẹt mũi, nhiễm siêu vi,… Đa số các trường hợp bé bệnh đều có thể gây ra biểu hiện này, bé thường mè nheo, nhưng đôi khi cũng sẽ khóc thét do không chịu đựng được các cơn đau. Vì vậy, mẹ nên lưu ý vì có những tình huống đôi khi cần xử lý cấp cứu như lồng ruột hay viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử,…
Bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Do trẻ hoạt động quá mức vào ban ngày
Có thể do ban ngày bé vận động nhiều hoặc là dấu hiệu báo trước bé sắp bị bệnh, thường gặp là nhiễm siêu vi, hay có những dấu hiệu mà bác sĩ gọi là tiền triệu như mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc,…
Quá kích thích do đùa giỡn ban ngày hoặc rối loạn giấc ngủ: Đôi khi tạo những giấc mơ tạm gọi là ác mộng, có thể làm bé sợ hãi, những phim hành động,… bé vô tình xem cũng có thể gây hiệu ứng không tốt đối với hệ thần kinh còn non yếu của bé.
Do một số nguyên nhân khác
Do côn trùng đốt hay chui vào tai bé, giun kim thường quấy rối bé vào buổi đêm,… Nước ta ở vùng nhiệt đới, nên số lượng côn trùng cũng khá đa dạng, mẹ nên chú ý giữ an toàn cho bé khỏi các động vật có chân đốt như kiến, bọ xít hút máu hay rết, rắn,… mẹ nhé!
Do nhu cầu tương tác
Trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc và tương tác từ cha mẹ để cảm thấy an toàn và yên tâm. Nếu bé thiếu sự quan tâm, chú ý và tương tác trong suốt ngày, khóc vào ban đêm có thể là một cách bé thu hút sự quan tâm từ cha mẹ.
Kèm với việc trẻ hay khóc đêm, mẹ có thể thấy bé có các biểu hiện như nấc, hắt hơi,… Đôi khi trẻ sơ sinh khóc đêm không có lý do gì cả. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng an ủi con bằng cách dỗ trẻ ngủ ngon như: vỗ về, hát những bài nhạc trẻ sơ sinh, nói chuyện nhẹ nhàng, hoặc quấn bé vào chăn,… Chẳng bao lâu mẹ sẽ có thể cho biết con mình cần gì qua cách bé khóc.
>> Tham khảo thêm: Trẻ khóc đêm: Khi nào là bất thường và 6 mẹo hay mẹ nên biết
Trẻ khóc đêm là thiếu chất gì?
Nếu mẹ thấy bé bị thiếu các chất mà Huggies kể tên dưới đây, rất có thể đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng khóc vào ban đêm của trẻ nhỏ.
Thiếu Vitamin D
Vitamin D tham gia vào quá trình phân phối bằng cách giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và phốt pho vào xương. Trẻ thiếu vitamin D thường hay có tình trạng quấy khóc, ngủ không yên giấc, đổ mồ hôi trộm về đêm kể cả khi thời tiết mát mẻ. Về lâu dài, thiếu vitamin D ở trẻ dẫn đến loãng xương, cong vẹo chân và nặng hơn là biến dạng xương mềm ở hộp sọ.
>> Tham khảo thêm: Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Trẻ thiếu vitamin D thường có biểu hiện quấy khóc, ngủ không yên giấc (Nguồn: Sưu tầm)
Thiếu Canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng với hệ xương và răng của trẻ giống như vitamin D. Ngoài ra, canxi còn có khả năng tác động lên hệ thần kinh giúp dẫn truyền tín hiệu cho các tế bào. Nếu trẻ bị thiếu canxi trong thời gian dài sẽ cản trở quá trình trao đổi chất của hệ thần kinh, làm vỏ não luôn hưng phấn. Từ đó làm chậm dẫn truyền thần kinh khiến trẻ khó ngủ, giật mình và lúc ngủ hay mơ màng, bất an.
>> Tham khảo thêm: 4 Cách bổ sung canxi cho trẻ đơn giản, an toàn và hiệu quả
Thiếu Kẽm
Ngoài đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, kẽm còn là một chất giúp duy trì và ổn định trí não của trẻ, giúp giảm căng thẳng và stress. Biểu hiện của việc thiếu kẽm là trẻ chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, lờ đờ. Một số trường trẻ hợp thiếu kẽm nặng có thể gây rối loạn tâm thần làm cho giấc ngủ trằn trọc, hay quấy khóc về đêm.
Trẻ bị thiếu kẽm sẽ có một giấc ngủ trằn trọc, hay quấy khóc về đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Thiếu Sắt
Chức năng chính của sắt là mang oxy đến các bộ phận trong cơ thể, từ đó đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Sắt còn có khả năng dự trữ oxy cho cơ bắp và trung hòa các chất lạ khi xâm nhập. Thiếu sắt có thể khiến trẻ mệt mỏi, da nhợt nhạt, mất ngủ và hay quấy khóc. Thiếu sắt còn làm giảm số lượng tế bào hồng cầu vận chuyển oxy, bé có thể bị suy tim với các triệu chứng như cơ bắp yếu, chóng mặt, hoa mắt. Thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng cũng có thể gây nên tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, móng tay và móng chân nhợt nhạt, cơ thể còi cọc và chậm phát triển.
>> Tham khảo thêm: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách | Huggies
Thiếu Magie
Magie có vai trò cải thiện chức năng não bộ và đảm bảo hệ tim mạch khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ magie giúp bé có một tinh thần thoải mái, hỗ trợ vào giấc và ngủ sâu hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hợp chất này có khả năng làm tăng nồng độ GABA giúp dẫn truyền thần kinh hóa học. Vì vậy, việc thiếu hụt magie sẽ làm cho giấc ngủ của trẻ gặp nhiều khó khăn. Cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, buồn chán, mệt mỏi, quấy khóc đêm. Để bổ sung vi chất này cho bé, mẹ nên bổ sung rau xanh, ngũ cốc, thịt, cá vào khẩu phần ăn của bé.
Thiếu Chất béo
Chất béo, đặc biệt là axit béo omega-3 đóng vai trò rất lớn trong việc cân bằng nội tiết tố và ổn định hoạt động của não bộ. Thiếu chất béo làm cho cơ thể trẻ mệt mỏi, mất sức, khó chịu và không vào được giấc ngủ. Để bổ sung hoạt chất này, mẹ nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều thực phẩm như phô mai, dầu thực vật, thịt động vật… Đồng thời, hạn chế thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ có hại sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị béo phì từ khi còn trẻ.
>> Tham khảo thêm: Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
Thiếu chất béo khiến cho cơ thể trẻ mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ (Nguồn: Sưu tầm)
Thiếu Vitamin B12
Vitamin B12 đóng vai trò lớn trong việc điều hòa hệ thần kinh và giảm rối loạn tâm thần. Vì vậy, bổ sung đầy đủ hoạt chất này sẽ giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài các triệu chứng như mất ngủ, quấy khóc đêm, mẹ có thể nhận biết trẻ thiếu vitamin B12 qua các biểu hiện như nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ, cổ họng sưng tấy và lở loét ở miệng. Trong trường hợp này, mẹ nên nhanh chóng bổ sung vitamin tổng hợp cho trẻ hoặc chế độ ăn nhiều thực phẩm như gan, thận, trứng, sữa…
Trẻ hay khóc đêm khi nào là bình thường?
Từ lúc mới sinh cho đến 8 tuần tuổi, nếu bé thường quấy khóc, và đặc biệt là quấy khóc về đêm thì ba mẹ đừng lo lắng nhé, việc này được xem là bình thường.
Theo Medial News Today, con chỉ đang làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ, với chu kỳ giấc ngủ, nên thấy lạ lẫm nên “mít ướt” một chút thôi.
Tình trạng này sẽ giảm dần nhanh chóng khi con được 4 tháng tuổi trở lên. Lúc này, ba mẹ đã “hiểu ý” con hơn, và con cũng đã dần quen với môi trường bên ngoài rồi. Nhưng nếu bé khóc đêm vẫn dữ dội và kèm các biểu hiện khác như: trẻ sơ sinh hay giật mình lúc ngủ, ngủ ngáy, hoảng sợ và khóc thét,… ba mẹ nên lưu tâm nhé!
>> Tham khảo thêm: 10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh
Bé hay khóc đêm khi nào là bất thường?
Với những trẻ hay khóc đêm bất thường và có kèm với một số biểu hiện như ngủ ngáy, khi ngủ hay giật mình, hoảng sợ, khóc thét,… có thể là hiện tượng sinh lý. Nhưng nếu những hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất của trẻ. Khi đó, bố mẹ cần phải nghĩ ngay đến vấn đề bé khóc do bệnh lý.
Trẻ hay khóc đêm bất thường, giật mình khi ngủ hoặc thức dậy giữa đêm, la hét là do hệ thống thần kinh của bé đang phát triển, chưa hoàn thiện và khả năng ức chế kém. Vì thế, nếu ban ngày trẻ có những hoạt động phấn khích, quá sức sẽ khiến não bộ vẫn còn đang trong tình trạng hưng phấn làm cho bé quấy khóc khi đang ngủ.
Tuy nhiên, nếu bé ngủ hay giật mình cũng có thể là biểu hiện bất thường về cấu trúc hay chức năng não bộ của bé. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để có nhiều thông tin cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn.
Với những trường hợp trẻ hay khóc đêm bất thường, khóc dai dẳng, khóc hơn 3 giờ đồng/ngày hay thường khóc vào ban đêm, trong hơn ba ngày/tuần và kéo dài 3 tuần. Nguyên nhân có thể là bé yêu của bạn bị dị ứng với protein sữa bò. Lúc này, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định nguyên nhân chính xác có phải bé bị dị ứng protein sữa bò hay không.
Trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm không chịu ngủ, khóc không rõ nguyên nhân và khi khóc thường co 2 đầu gối gập vào bụng thì có thể bé bị đau bụng sinh lý. Cơn đau này thường xảy ra vào chập tối và kéo dài khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ rồi bé sẽ tự nín. Mặc dù trẻ khóc và bị đau bụng nhưng vẫn tăng cân tốt thì khoảng 3 – 4 tháng sẽ tự nhiên hết quấy khóc đêm. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế đều đặn hàng tháng để có thể theo dõi sức khỏe và cân nặng của em bé.
Tuy nhiên, nếu bé khóc nhiều về đêm hay cơn khóc kéo dài hơn cũng có thể là dấu hiệu của trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và sinh ra trẻ hay khóc đêm trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo, thiếu canxi, vitamin D hoặc chăm sóc bé trong phòng quá kín. Vì thế, mẹ cần phải tắm nắng cho bé vào mỗi buổi sáng sớm hoặc uống bổ sung vitamin D 400ui/ ngày, vệ sinh phòng thông thoáng và không để thiếu ánh sáng mặt trời. Nếu trẻ có xuất hiện các triệu chứng đi kèm như chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm hay rụng tóc vành khăn thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị cùng chế độ ăn phù hợp.
Ngoài ra, nếu trẻ khóc dữ dội, cơn khóc kéo dài kèm những triệu chứng như ưỡn người, bỏ bú, nôn và đi tiểu ra máu rất có thể là dấu hiệu trẻ bị lồng ruột. Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ cấp cứu kịp thời.
>> Tham khảo thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ?
Bé hay khóc đêm khi nào là bất thường? (Nguồn: Sưu tầm)
Khóc đêm có ảnh hưởng gì không?
Trẻ hay khóc đêm ảnh hưởng đến mẹ
- Tắc sữa: Mất sức do phải chăm con, stress từ việc nghe tiếng con khóc nên mẹ dễ bị mất sữa, hoặc tắc tia sữa tạm thời
- Trầm cảm sau sinh.
Ảnh hưởng đến bản thân bé
- Chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
- Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của bé kém phát triển.
- Làm tăng áp lực máu não, huyết áp và áp lực lên tim dẫn tới tim đập nhanh.
Khóc đêm có ảnh hưởng tới cả mẹ & bé (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ phải làm gì khi trẻ khóc đêm?
Có thể không phải lúc nào mẹ cũng có thể để an ủi bé. Đây không phải là lỗi của mẹ. Cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh khi trẻ không ngừng khóc. Nếu cần, hãy nhờ người khác ở lại với con để mẹ nghỉ ngơi. Không bao giờ lắc bé trong tình huống nào. Lắc bé có thể gây ra tổn thương não nghiêm trọng, được gọi là “Hội chứng trẻ bị rung lắc”(Shaken Baby Syndrome), dẫn đến tàn tật suốt đời.
Điều quan trọng mẹ nên để ý là giọng bé khóc xem có bình thường không nhé.
- Trước tiên mẹ nên loại trừ các tình huống thông thường như: kiểm tra tã có bị ướt, bé có bị đói (thử cho bú). Mẹ nên ghi nhật ký hằng ngày của bé, khi nào bé thức và ngủ, khi nào bé ăn… điều này giúp mẹ có thể biết khi nào bé ngủ, khi nào bé thức, khi nào bé sẽ đói,…
- Kiểm tra những gì mẹ có thể thấy được: xem da bé, nhất là những vùng hở (không có áo quần che phủ) xem có bị nổi mẩn đỏ gì không, xem trong người bé có bị tổn thương gì khác không, sờ trán bé để cảm nhận xem bé có bị sốt không? Bé có bị nghẹt mũi, bụng bé có chướng không?…
- Nếu như mẹ kiểm tra vẫn không thấy gì, xu hướng bé khóc càng tăng lên, tiếng khóc có cường độ càng lớn thì khả năng cao là do bé bị đau (có thể đau bụng, đau đầu, đau họng,…). Mẹ nên cho bé đi khám.
- Bé có cảm giác sợ hãi, ôm chầm mẹ, vẻ mặt hoảng hốt, dù mẹ có vỗ về bé vẫn không cải thiện, lúc này mẹ nên cho bé khám bác sĩ mẹ nhé!
>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm
Mẹ phải làm gì khi trẻ khóc đêm? (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh
Theo quan niệm của các cụ thời xưa, việc trẻ khóc đêm được giải thích là do vía nặng. Vì vậy, để hóa giải tình trạng này, ông cha ta đã có các mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh bằng một số biện pháp dưới dây. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ là truyền miệng từ đời này qua đời khác và không có kiểm chứng khoa học. Do đó, khi muốn áp dụng cho bé, ba mẹ nên chắt lọc các biện pháp an toàn và phù hợp với con mình nhất nhé.
- Đốt phong long bằng giấy để giải vía cho bé.
- Để tỏi trên đầu giường nơi bé ngủ.
- Khi cho trẻ ra ngoài (đặc biệt là ban đêm) thì bôi son hoặc nhọ nồi lên trán bé để tránh tà ma, vía dữ.
- Treo cành dâu tằm tươi trước cửa nhà hoặc cửa sổ, gần nơi bé ngủ.
- Để dao, kéo dưới nệm bé nằm.
- Đốt bồ kết xông khắp phòng ngủ của bé để xua đuổi vía xấu.
>> Tham khảo thêm: Mách mẹ các mẹo dỗ trẻ khóc đêm theo dân gian
Thần chú trị trẻ khóc đêm
Nhiều gia đình có trẻ mới sinh tin rằng việc thắp nhang trên bàn thờ sẽ phần nào trị được chứng khóc đêm ở trẻ. Do người xưa quan niệm, trẻ quấy khóc vào ban đêm, ngủ không ngon giấc là do bị ma quỷ trêu chọc. Trước khi thắp hương, ba mẹ chuẩn bị một miếng than vừa phải, đem đi đốt cháy rồi rắc chút muối vào để có tiếng nổ tanh tách. Khi thắp hương, ba hay mẹ đọc thêm đoạn kinh dưới đây.
Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đảnh, lễ tất cu chi
Ngã kim xưng tán đại chuẩn đề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ
Nam Mô tát đa nẫm
Tam miệu tam bồ đề
Cu chi nẫm đát điệt tha.
Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha
Sau khi thực hiện xong, ba mẹ hơ bé qua than (7 lần cho nam và 9 lần cho nữ). Khi hơ, ba mẹ nên ôm bé cách xa chậu than từ 50 – 100cm và chú ý cẩn thận để không làm bé bị bỏng. Sau đó, ba mẹ tiếp tục đem chậu than đi quanh trong nhà, tiếp tục đọc đoạn kinh với tâm nguyện muốn bé ngủ ngon không bị ma quỷ quấy nhiễu.
>> Tham khảo thêm: Mẹo chữa trẻ sơ sinh hay quấy khóc không rõ nguyên nhân
Thần chú trị trẻ khóc đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Các câu hỏi thường gặp về tình trạng trẻ khóc đêm
Bao giờ trẻ hết khóc đêm?
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, tình trạng trẻ quấy khóc và không chịu ngủ vào ban đêm sẽ giảm dần. Nguyên do là vì bé đã dần thích nghi với môi trường xung quanh, các ba mẹ cũng đã nắm được các thói quen của bé nên việc chăm sóc bé sẽ tốt hơn.
Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có nguy hiểm không?
Thông thường, trẻ quấy khóc khi đang ngủ là chuyện bình thường và không phải là tình trạng đáng báo động. Vì tiếng khóc là phương tiện giao tiếp chủ yếu của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sẽ luôn có tình trạng khóc thét khi ngủ.
Hãy liên lạc với bác sĩ nếu trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn bình thường, khóc vào một giờ khác ngoài ngày bình thường, hoặc nếu tiếng khóc có vẻ khác với thông thường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé của mẹ bị bệnh.
Như vậy, trẻ khóc đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên khi bé hay khóc đêm qua bài viết trên đây. Nếu như mẹ có những câu hỏi hoặc thắc mắc khác, vui lòng đặt câu hỏi tại “Góc chuyên gia của Huggies” mẹ hay tham khảo chuyên mục Giấc ngủ của trẻ nhé!