Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi: Em bé của bạn đang trở thành một “công dân” nhỏ tuổi ở tháng thứ 4 và sẽ làm bạn ngạc nhiên bằng những tính cách rất riêng của mình. Bạn sẽ nhận ra bé có nét gì giống với tính cách của ai đó mà bạn rất quen, có thể là của chính bạn hay là bố của bé, giống như là một bản sao bé nhỏ vậy. Nhưng cũng có khi bé lại có tính tình khác hẳn, không giống ai trong gia đình, đôi lúc khiến bạn không thể hiểu nổi.

Bạn đã có vài tháng để làm quen với em bé, và cũng đã biết cách chăm sóc cho bé thoải mái, vui vẻ rồi. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong quãng thời gian làm mẹ, có thể đoán trước bé cần gì, và đáp ứng cho bé. Việc này đôi lúc dễ dàng, nhưng cũng có lúc bé thật khó chịu và bạn chẳng thể hiểu nổi bé muốn gì mà đáp ứng. Điều này vẫn thường xảy ra và bạn đừng để bị mất tự tin về khả năng làm mẹ tuyệt vời của mình nhé. Điều gì đặc biệt trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi? Bé 4 tháng tuổi biết làm gì hay mẹ cần chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào? Mẹ tìm hiểu ngay nhé!

>> Tham khảo: 

Các chỉ số tiêu chuẩn của trẻ 4 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn 4 tháng tuổi, bé sẽ có sự phát triển nhanh chóng, vì vậy ba mẹ cần quan sát các số đo của bé để xác định tình trạng sức khỏe chung, tránh trường hợp bé bị suy dinh dưỡng. Về cơ bản, ba mẹ cần nắm bắt 5 các chỉ số tiêu chuẩn gồm:

Chỉ số Bé trai Bé gái
Chiều dài Khoảng 59.7 – 69.9cm Khoảng 58.6 – 68.2cm
Cân nặng Khoảng 5.9 – 9.1kg Khoảng 5.5 – 8.5kg
Vòng đầu Khoảng 39.7 – 44.5cm

Trung bình 42.1cm

Khoảng 38.8 – 43.6cm

Trung bình 41.2cm

Vòng ngực Khoảng 38.3 – 46.3cm

Trung bình là 42.3cm

Khoảng 37.3 – 44.9cm

Trung bình 41.1cm

Thóp Thóp trước chưa khép lại, thóp sau và đường khớp đã khép lại.

>> Tham khảo: 

Ba mẹ cần quan sát các số đo của bé để xác định tình trạng sức khỏe chung

Ba mẹ cần quan sát các số đo của bé để xác định tình trạng sức khỏe chung (Nguồn: Sưu tầm)

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi

Vào thời điểm bé 4 tháng tuổi, có thể em bé của bạn ngủ các giấc ngắn hơn vào ban ngày và dài hơn, liên tục vào ban đêm. Tuy nhiên bé vẫn cần phải ngủ nhiều vào ban ngày, bạn không nên bị bé “dụ dỗ” để được thức nhiều hơn. Cả giấc ngủ ngày và ngủ đêm đều có ảnh hưởng lẫn nhau nên bạn đừng quan niệm sai lầm là nếu không cho bé ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm bé sẽ ngủ ngoan hơn. Mà ngược lại, bạn nên sắp xếp để bé ngủ hài hòa cả ngày lẫn đêm, cũng đừng đánh thức bé để cho bú hoặc vỗ về, nựng nịu.

Có nên mắng trẻ 4 tháng tuổi? Một em bé 4 tháng tuổi thực sự đã biết biểu lộ ý muốn của mình. Bé đã bắt đầu biết chống đối khi bị bắt đi ngủ. Hãy cố gắng giữ cho bạn luôn dịu dàng, bình tĩnh khi chăm sóc bé, và “rủ rê” chồng cùng chăm sóc con càng nhiều càng tốt. Bạn hãy tìm thêm thông tin về giấc ngủ của trẻ trên trang web này, và chọn cho gia đình mình những phương pháp hữu ích nhất.

>> Tham khảo: 

Em bé của bạn sẽ ti sữa ngoan hơn rất nhiều trong thời điểm trẻ 4 tháng tuổi. Những khó khăn ban đầu khi cho bé bú sữa sẽ dần mất đi, bởi em bé của bạn đã khá thành thạo bú ti rồi.

Trẻ 4 tháng tuổi cần bổ sung dưỡng chất gì? Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp đủ dưỡng chất cho bé ở thời điểm này. Các chuyên gia vẫn khuyên không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, để giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng và đường ruột cũng chưa phát triển đủ khỏe mạnh để tiêu hóa các thức ăn cứng.

>> Tham khảo: 

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Bé 4 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Tùy theo cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi mà mẹ quyết định lượng sữa phù hợp vì mỗi bé có mức độ tiêu hoá thức ăn khác nhau. Số cữ ăn trung bình đối với bé 4 tháng tuổi là 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 tiếng và lượng sữa dao động trong khoảng 120ml – 180ml. Các chuyên gia khuyến khích tổng lượng sữa một bé 4 tháng tuổi uống trong ngày nên nằm trong khoảng 900ml – 1200ml và không nên vượt quá 150ml/một lần bú.

>> Tham khảo:

Bé 4 tháng tuổi biết làm gì?

Về khả năng nhận thức, học hỏi

Bé 4 tháng tuổi đã biết nhận ra bạn và những người thân khác. Bé gần như có thể giao tiếp với mọi người giống như những anh chị lớn của bé vậy. Năm đầu tiên bé dành để nhận biết ai có thể tin tưởng được, và sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng mình. Ở độ tuổi này bé giống như một miếng bọt biển, hấp thu trọn vẹn những gì bố mẹ trao cho. Khi bé khóc, nếu bạn ẵm bé lên và dỗ dành nhẹ nhàng, nựng nịu cho bé biết bạn đang chia sẻ sự khó chịu với bé, có nghĩa là bạn đã trao cho bé sự chăm sóc tuyệt vời rồi.

Giữ bé tránh xa tivi hay bất kỳ màn hình máy móc trong thời điểm trẻ 4 tháng tuổi. Đừng suy nghĩ sai lầm rằng bạn cho bé tiếp xúc với các chương trình sống động, cuốn hút để bé sớm học hỏi được nhiều điều. Các chuyên gia vẫn khuyên rằng trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình TV hay máy vi tính. Với em bé 4 tháng tuổi hay lớn hơn vài tháng, chỉ cần khuôn mặt và giọng nói sinh động của bạn là đủ cho bé tập trung và khuyến khích não bộ phát triển.

>> Tham khảo: 

Mẹ nên cùng trẻ 4 tháng tuổi chơi đùa nhiều hơn

Mẹ nên cùng trẻ 4 tháng tuổi chơi đùa nhiều hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Về khả năng phát triển thể chất

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi thể hiện rõ ở việc em bé của bạn có thể đã biết nâng đầu lên vào khoảng cuối tháng thứ 3, nhưng trẻ 4 tháng tuổi vẫn chưa thể giữ lưng thẳng được. Bạn đừng ép bé tập ngồi bởi vì bé vẫn còn non yếu lắm. Khi bế bé, bạn sẽ thấy bé sắp giữ được cổ và lưng thẳng lên rồi. Hãy chú ý đỡ đầu và cổ cho bé khi bạn bế bé trên tay, nhất là khi bé đang buồn ngủ hay quấy khóc. Đầu của bé khá to so với trọng lượng cơ thể, thế nên giữ cho đầu bé vững trong một lúc cũng không phải là dễ dàng.

Thời điểm này nhiều bé cũng bắt đầu biết lật. Thường thì bé sẽ lật từ tư thế nằm ngửa sang sấp trước và sau vài tuần thì sẽ lật ngược lại. Nếu được tập luyện hàng ngày, bé sẽ nhanh cứng cáp hơn. Vì thế bạn nên cho bé chơi đùa dưới sàn nhà. Bé sẽ không ở yên một chỗ trong nệm suốt đâu, mà thích khám phá mọi ngóc ngách xung quanh trong tầm di chuyển của một em bé 4 tháng tuổi.

Về mặt ngôn ngữ và giao tiếp

Các em bé rất giỏi biểu đạt cảm xúc của mình, nhưng vì chưa biết nói nên bé chỉ có thể khóc mà thôi. Đi cùng sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi, giọng bé cũng đã thay đổi, nên bạn sẽ nghe thấy những tiếng hét, khóc to đến chói tai, có lúc lại là tiếng bé cười ríu rít, hay thỏ thẻ, bi bô những âm điệu đáng yêu của trẻ nhỏ. Đây thực sự là khoảng thời gian tuyệt diệu dành cho bạn, giống như là bạn đang được đền đáp những khó khăn, vất vả khi chăm bé vậy.

>> Tham khảo: 

Về khả năng phát triển giác quan

Vào 3 tháng đầu đời, trẻ khó phân biệt được các màu sắc có sắc thái tương phản. Tuy nhiên, khi bước vào tháng thứ 4 thì bé đã có thể nhận thấy được và thường thích thú khi quan sát sự khác biệt này, đặc biệt là những gam màu tươi sáng lại được bé ưu ái hơn các gam màu tối.

Ba mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi?

Em bé 4 tháng tuổi có thể tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể trong 4 – 6 tháng, nhưng hãy ghi nhớ rằng trọng lượng chỉ là một trong các chỉ tiêu tăng trưởng của bé. Tuy nhiên nếu bé tăng cân ít, chẳng hạn khi bạn thấy đùi, bụng, bắp tay hay khuôn mặt bé có vẻ dài và gầy guộc thì bạn phải đưa bé đi khám ngay. Trong năm đầu đời, bé sẽ phát triển rất nhanh, không chỉ cho cơ thể mà còn cho cả bộ não của bé nữa.

Trẻ em vốn hiếu động, tò mò, thích khám phá mọi thứ ở thế giới xung quanh mình, cho nên dù muốn dù không thì những đứa trẻ vẫn phải lớn lên với một vài vết sẹo trên cơ thể. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về cách “Phòng tránh tai nạn cho trẻ” nhé:

Giữ cho bé luôn khỏe mạnh

Thời điểm này bé nhà bạn sẽ phải tiêm chủng ngừa cho giai đoạn tháng thứ 4. Nếu bé từng có những phản ứng xấu, hay bạn từng lo lắng về những mũi chủng ngừa trước, hãy đề cập với nhân viên y tế. Có thể bạn chẳng thoải mái gì khi đưa em bé đi tiêm chủng ngừa, nhưng đây là điều cần thiết cho sức khỏe lâu dài của bé. Nên hãy chấp nhận một chút phiền phức để bé được an toàn về sau. Nếu bạn không muốn đưa bé đi một mình, hãy rủ chồng, người nhà hay một người bạn thân cùng đi với mẹ con bạn.

Bé cần tiêm chủng ngừa cho giai đoạn tháng thứ 4

Bé cần tiêm chủng ngừa cho giai đoạn tháng thứ 4 (Nguồn: Sưu tầm)

Giữ cho bé được an toàn

Hãy canh chừng chân bé vì bé 4 tháng tuổi đá và vùng chân. Dọn dẹp hết bàn ghế trước khi bạn đặt bé xuống sàn nhà và cho bé một khoảng trống để bé thoải mái vận động. Bạn phải lau sàn nhà thường xuyên cho bóng sạch bởi vì bé rất ưa thích nhặt nhạnh những mẩu bánh rơi và bụi bẩn. Tuy nhiên bạn cũng không cần nghiêm trọng hóa vấn đề vệ sinh trong nhà. Khoa học đã chứng minh rằng chúng ta vẫn cần một lượng bụi bẩn và vi trùng cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động cũng như làm giảm nguy cơ bị dị ứng cho bé khi còn nhỏ.

Không cho trẻ 4 tháng tuổi lại gần con vật nuôi nào, mặc dù có thể con vật đó rất hiền và đã được thuần hóa kỹ càng. Bạn hãy tập thói quen đóng cửa phòng ngủ của bé mỗi khi ra vào, tránh xảy ra trường hợp thú nuôi lẻn vào và nằm ngủ chung với bé. Hãy tắm rửa, tẩy chấy rận cho thú nuôi thường xuyên, và luôn rửa tay sạch sau mỗi lần chơi với chúng. Bạn có thể yêu quý thú nuôi như một thành viên trong gia đình nhưng hãy cẩn thận, chúng vẫn có thể lây bệnh cho các thành viên trong nhà.

Ngoài ra, theo BS. Nguyễn Phước Mỹ Linh:

bac si

Trẻ 4 tháng tuổi đã biết lật và rất thích lật. Do đó mẹ đặc biệt chú ý an toàn cho trẻ, nơi trẻ nằm tốt nhất là nệm dưới sàn hoặc nếu nằm giường phải có thanh chắn 4 phía đề phòng té ngã, nhất là thời điểm trẻ vừa mới ngủ dậy, lật xuống giường hoặc võng rất dễ chấn thương đầu nhé!

bac si

Chăm sóc giấc ngủ của bé

Trẻ 4 tháng tuổi thường có giấc ngủ dài từ 7 – 8 tiếng, ổn định hơn những tháng đầu. Chất lượng giấc ngủ của ba mẹ vào thời điểm này cũng dần được cải thiện và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ba mẹ có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng cách kể chuyện, hát ru cho bé nghe.

>> Tham khảo: 

Ngăn ngừa hăm tã cho trẻ

Hăm tã sẽ khiến trẻ bị khó chịu, khó ngủ dẫn đến quấy khóc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả ba mẹ và bé. Mẹ có thể hạn chế tình trạng hăm tã bằng cách thay tã cho bé thường xuyên và vệ sinh sạch vùng mông của bé bằng khăn mềm.

Thẻ:
Phát triển của bé qua từng tháng
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Chăm sóc bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi, chăm sao mẹ ơi? 24 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng về sự độc lập và phát triển kỹ năng

Bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi hiếu động và thích khám phá hơn. Bé biết trườn để di chuyển khắp sàn. Bé thậm chí dùng mông để

Bé 8 tháng tuổi

Khi bé 8 tháng tuổi, đây là lúc bé trở nên hiếu động, ham học hỏi và rất thích làm người lớn. Bé phát hiện

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!