Ở tuần thai thứ 29 là giai đoạn mẹ và con đang bước vào quãng đường đua nước rút ở tam cá nguyệt cuối cùng để chuẩn bị về đích. Bên cạnh tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi như thế nào. Người mẹ cũng cần phải hiểu rõ những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Huggies hân hạnh được đồng hành cùng mẹ trong hành trình trải nghiệm thú vị này mẹ nhé!
>> Tham khảo:
Thai 29 tuần là mấy tháng?
Mẹ bầu 29 tuần đồng nghĩa với việc mẹ đang trong tháng thứ 7 của thai kỳ, chỉ còn 2 tháng nữa là thiên thần bé bỏng sẽ đến bên mẹ rồi đấy! Thai nhi lúc này đã to gần bằng một trái bưởi, khoảng một nửa cân nặng khi được sinh ra. Để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ hãy bổ sung nhiều dưỡng chất nhé!
>> Tham khảo: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối
Mẹ có biết:
Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Bên cạnh đó, Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)
Tại sao mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi?
Thai nhi 29 tuần tuổi biết làm những hành động gì?
Thai nhi 29 tuần tuổi đã bước vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, lúc này hầu hết các bộ phận của bé đã phát triển hoàn chỉnh. Kích thước của bé lúc này đã tăng trưởng nhiều và chiếm hầu hết không gian trong tử cung, vì vậy mẹ đừng ngạc nhiên khi cảm nhận được tay, chân hoặc cùi chỏ huých vào bụng nhé! Ở giai đoạn này, bé còn có thể nấc cụt và học được cách mỉm cười, thật đáng yêu đúng không nào?
>> Tham khảo: Phân biệt dấu hiệu rỉ ối và vỡ ối
Thai nhi 29 tuần tuổi đạp như thế nào?
Em bé nên di chuyển ít nhất 10 lần trong 2 giờ, nghĩa là bé sẽ thúc vào bụng mẹ ít nhất 10 lần mỗi 2 giờ. Thông thường các cử động này sẽ xảy ra theo một lịch trình sinh hoạt cụ thể, mẹ cũng dễ dàng theo dõi để xác định xem bé còn thức hay đang ngủ. Nếu nhận thấy bé di chuyển ít hơn, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
>> Tham khảo: Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa cho con bú hiệu quả
Thai nhi tuần 29 phát triển như thế nào?
Cân nặng chuẩn của thai nhi 29 tuần
Thai 29 tuần nặng bao nhiêu? Bé yêu đang lớn dần mỗi ngày. Thai nhi 29 tuần tuổi đạt chừng 38,6cm, chỉ ít hơn 10cm so với chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh. Giờ đây bé tăng cân nhiều hơn tăng về chiều dài. Có thể bạn sẽ để ý bé tăng cân khi bạn bước lên bàn cân vào những lần khám thai.
Có hai điều thú vị về trọng lượng của thai nhi thời gian này đó là: thai nhi mang giới tính nam nặng hơn nữ và trọng lượng trẻ sơ sinh tỉ lệ thuận với số lần người mẹ mang thai hoặc số con mà người mẹ đã sinh.
Tham khảo thêm Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần chuẩn Quốc tế 2023 để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé mẹ nhé!
Thị lực của bé đang dần phát triển
Ở tuần 29 này, em bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục.
Khi ngủ, thai nhi tuần 29 thường đảo mắt qua lại rất nhanh. Kiểu ngủ với chuyển động mắt nhanh như vậy thường kéo dài, và là giai đoạn ngủ quan trọng đối với đời sống con người đến mức một số nhà nghiên cứu đã phân loại rằng con người thật ra chỉ có 3 trạng thái: thức, ngủ, và ngủ có chuyển động mắt nhanh.
Não bộ phát triển hoàn thiện hơn
Não bộ và hoạt động thần kinh của bé phát triển tinh tế hơn. Hàng triệu kết nối hoặc khớp thần kinh trong não bộ đang được hình thành và được kích thích bởi mọi tín hiệu hoạt động mà bé nhận được từ bên ngoài vào thế giới nhỏ bé của mình: giọng nói của mẹ, tiếng ồn trong nhà, ánh sáng, chuyển động và âm nhạc,…
Móng tay, móng chân phát triển dài hơn
Móng tay, móng chân, lớp mỡ dưới da phát triển hoàn thiện và dài ra, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, mẹ đừng ngần ngại hãy hát và đọc sách cho bé nghe.
Xương khớp phát triển cứng cáp hơn
Theo Verywell family, sự phát triển chính của xương em bé sẽ xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Bé sẽ bắt đầu tăng lượng hấp thụ canxi trong tam cá nguyệt thứ ba để giúp xương bé cứng chắc hơn.
Sự thay đổi về não bộ, cơ quan sinh sản và các bộ phận khác
Hiện tại, em bé đang trong giai đoạn phát triển và có những thay đổi đáng kể trong quá trình tăng trưởng nói chung. Não, các cơ quan quan trọng như bộ phận sinh dục và răng cũng dần được hình thành. Nếu mẹ nhận thấy chuyển động của bé không nhiều như trước, hãy thử đếm số lần con đá.
Lông tơ vẫn bao bọc và bảo vệ bé.
Máu được vận chuyển tới gan và tủy sống.
Thai 29 tuần đã quay đầu chưa?
Mẹ chưa cần lo lắng về ngôi thai vào tuần 29 của thai kỳ. Việc bé đã quay đầu hay chưa quay đầu không tạo ra ảnh hưởng lớn, tuy nhiên nếu đến tuần 36 mà bé vẫn chưa quay đầu thì mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Mẹ có thể theo dõi ngôi thai của bé qua những lần siêu âm, hãy kể với bác sĩ tất cả những lo lắng của mẹ nếu mẹ vẫn còn lo lắng nhé!
>> Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trong vài giờ, trước 1, 2 ngày, trước 1 tuần
Thai nhi 29 tuần tuổi đã có sự phát triển vượt bậc (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh thai nhi 29 tuần trong bụng mẹ
Hình ảnh siêu âm thai nhi 29 tuần (Nguồn: Sưu tầm)
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần thứ 29?
Bụng lớn hơn
Sang tuần thai thứ 29, bụng của mẹ càng lớn hơn, làm xuất hiện ngày càng nhiều vết rạn da. Nhiều bà bầu cũng bị rạn da trong ba tháng cuối thai kỳ và cũng chẳng thể làm gì được mấy.
Dễ tăng cân
Mẹ hãy để ý sao cho cơ thể không tăng cân quá mức được khuyên là 10 – 12kg. Mẹ sẽ thấy, nếu khi mang thai không tăng cân quá nhiều thì sau khi sinh, mẹ sẽ dễ lấy lại vóc dáng cũ hơn nhiều.
Mẹ có thể áp dụng các cách giảm mỡ bụng sau sinh để nhanh chóng lấy lại tự tin nhé!
Nhịp thở ngắn
Mẹ bây giờ có thể thấy nhịp thở ngắn lại, đặc biệt khi đang có việc gì gấp gáp vào giai đoạn thai nhi tuần 29. Hãy chú ý tư thế của mình và thở càng sâu càng tốt. Bé ngày càng lớn, vì thế mẹ cảm giác bụng mình ngày càng đầy và chật chội, nhưng chỉ một hành động đơn giản như ngồi thẳng lưng và ưỡn ngực có thể làm mẹ thấy như có thêm vài centimet được nới giãn ra ở vùng bụng.
Sữa bị rỉ ở đầu ngực
Vào tuần thai thứ 29, sữa non có thể chảy rỉ ra ở đầu ti mẹ. Sữa non màu vàng nhạt và trong suốt này là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh. Nếu mẹ đã có con đầu lòng thì lúc này sẽ có nhiều sữa non hơn những người mới có con lần đầu. Một vài người đôi khi phải dùng thêm miếng lót thấm sữa bên trong áo ngực. Nếu mẹ mặc áo màu tối, thì khi sữa chảy ra sẽ rất dễ nhìn thấy.
Thiếu sắt
Lúc này lượng sắt trong cơ thể mẹ có thể cạn kiệt vì thế mẹ rất cần bổ sung sắt. Cơ thể mẹ cũng cần Vitamin C để giúp hấp thụ sắt, vì thế bên cạnh việc bổ sung lượng sắt, mẹ hãy ăn nhiều hoa quả tươi và nước ép. Những thực phẩm tốt cho bà bầu như: thịt đỏ, các loại rau có lá xanh, ngũ cốc chất lượng tốt, hoa quả khô và các loại đậu là những nguồn cung cấp sắt lý tưởng.
Mẹ không biết cách bổ sung sắt đúng cách? Tham khảo ngay bản hướng dẫn bổ sung sắt cho mẹ bầu theo từng giai đoạn cực chi tiết.
Giãn dây chằng
Do sự thay đổi của hormone, các dây chằng và các khớp xương lỏng hơn khiến mẹ dễ mất thăng bằng. Việc các dây chằng giãn cũng khiến chân thường xuyên trong tình trạng phình to gấp rưỡi kích thước ban đầu.
>> Tham khảo:
Cảm xúc của mẹ bầu 29 tuần thay đổi ra sao?
Sợ hãi khi ngày dự sinh đến gần
Ngày sinh đang đến gần. Tâm trạng hơi hồi hộp được xem là rất bình thường, nhưng nếu quá lo lắng hoặc sợ hãi chuyện sinh nở, mẹ nên nói ra với một người nào đó. Cảm giác sợ hãi sẽ làm tăng nội tiết tố Cortisol trong cơ thể mẹ. Hàm lượng Cortisol ít thì sẽ không có vấn đề gì nhưng nếu lượng nội tiết tố này quá cao và kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe do căng thẳng. Bác sĩ có thể giúp mẹ những lời khuyên bổ ích để mẹ thực hiện và bớt lo lắng.
Hào hứng vì bé sắp chào đời
Giờ đây bé đã trở thành một phần rất quan trọng của mẹ, và mẹ chẳng thể nhớ lại khi chưa mang thai thì như thế nào nữa. Khi mang thai tuần thứ 29, mẹ sẽ bắt đầu bận bịu hình dung cuộc sống sẽ như thế nào sau khi bé yêu của mẹ chào đời. Mẹ ấp ủ hy vọng sẽ trở thành những ông bố bà mẹ tốt và mẹ tự vạch ra các ý tưởng để chăm sóc con mình.
Bối rối bởi lượng thông tin quá tải
Mẹ có thể cảm thấy bối rối trước những thông tin dường như trái ngược nhau. Khó mà chọn được đâu là điều phù hợp với mẹ, đâu là điều phù hợp với những người thân trong gia đình, và đây không phải là vấn đề có thể giải quyết một sớm một chiều được. Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy bối rối nhất khi bé yêu vừa chào đời, vì vào thời điểm đó, ai cũng khao khát làm tất cả mọi thứ đúng đắn nhất cho con.
Vụng về hơn
Trong thai kỳ tuần 29, mẹ cũng thấy mình chậm chạp và vụng về hơn. Bởi vì trọng lượng cơ thể tăng lên, và còn đang dồn ở bụng bầu làm cho trọng tâm cơ thể thay đổi.
>> Tham khảo: Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?
Mẹ sẽ có cảm xúc phức tạp khi gần đến ngày dự sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Những xét nghiệm nào mẹ bầu 29 tuần cần làm?
Giai đoạn thai 29 tuần có thể là lần cuối mẹ kiểm tra hàng tháng với bác sĩ. Bắt đầu từ tháng tiếp theo, mẹ sẽ có thể gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần vào nửa tháng đầu và mỗi một tuần sau đó cho đến khi em bé được sinh ra.
Trong lần kiểm tra tháng này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp và trọng lượng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng mà mẹ có thể gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả các cử động và lịch trình hoạt động của bé: khi nào bé hoạt động và khi nào bé nằm im.
Cũng như các lần khám trước sinh khác, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của em bé bằng cách đo tử cung của mẹ.
Mẹ phải ghi nhớ lịch khám thai vào 3 tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu
Ăn nhiều cá tươi
Axit béo Omega-3 sẽ tác động trực tiếp vào mắt và não bộ của bé, nên những loại cá nhiều dầu như cá mòi, cá hồi và thậm chí cả tôm là những nguồn thực phẩm rất tốt. Hằng ngày mẹ cũng nên ăn một chút các loại hạt, bơ động vật, bơ thực vật cả một chút váng sữa.
Bổ sung thêm canxi
Thai nhi cần rất nhiều canxi để phát triển hệ thống xương khớp, răng, tim, thần kinh, cơ bắp. Mẹ nên bổ sung khoảng 1,000mg canxi mỗi ngày phòng trường hợp bé lấy canxi từ cơ thể của mẹ khi bị thiếu nhé! Hậu quả của việc này là mẹ bị loãng xương, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày.
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống mỗi ngày hoặc uống thêm thực phẩm bổ sung được bác sĩ kiến nghị nhé!
Mẹ nên làm gì khi thai 29 tuần?
Chăm chút bản thân nhiều hơn
Nếu mẹ đang cảm thấy có chút chán nản thì hãy tự chiều chuộng mình một chút. Có thể mọi sự chú ý đều dành cho bé yêu nên mẹ cảm thấy mình kém phần quan trọng. Hãy đi mát xa bà bầu, làm đẹp, đi nghỉ một tuần hay đơn giản chỉ đi xem một bộ phim. Đi chơi với bạn bè và người thân quả thật sẽ lại “lên tinh thần” cho mẹ rất hiệu quả đấy! Đừng cảm thấy có lỗi vì dành thời gian cho bản thân mà không tập trung cho thiên thần nhỏ của mình mỗi phút mỗi giây. Rồi sẽ đến lúc đó thôi, nhưng bây giờ thì chưa. Vì thế điều tốt nhất mẹ nên làm là chăm sóc thật tốt cho mẹ của thiên thần nhỏ!
Bạn đã quyết định đặt tên con là gì chưa? Hãy cùng Huggies thử tìm tên cho bé yêu của bạn nhé!
Chế độ vận động cho mẹ bầu
Mẹ nên vận động nhẹ nhàng để phòng tránh hội chứng chân không nghỉ. Chứng bệnh này dễ bắt gặp ở tam cá nguyệt thứ ba, gây cho mẹ nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy bổ sung đủ chất và vận động ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày nhé!
>> Tham khảo: Cách chăm sóc da sau sinh hiệu quả
Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu
Nếu mẹ làm công việc văn phòng hoặc phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền, hãy cố gắng đứng dậy, đi lại một chút sau mỗi tiếng đồng hồ. Đi bộ sẽ giúp lưu thông máu ở hai chân, vì vậy mẹ nên đi bộ tập thể dục hằng ngày, thậm chí đi quãng dài và hơi dốc để tập cho nhịp tim của mẹ tăng lên một chút.
Chú ý đến các cử động đạp của bé
Mẹ cần chú ý đến các cử động đạp của bé. Mẹ không cần phải ghi chép lại trừ khi bác sĩ yêu cầu. Nhưng nhìn chung, nếu mẹ biết rõ về các cử động đạp của bé yêu thì sẽ dễ cảnh giác hơn nếu bỗng nhiên bé yêu ít đạp hẳn đi.
Ghi nhớ ngày dự sinh
Hãy đánh dấu ngày dự sinh của mẹ trên lịch mang thai và so sánh trường hợp của mẹ với các thông tin trên lịch.
>> Tham khảo: Bật mí cách trị rạn da và các mẹo làm đẹp sau sinh đơn giản
>> Tham khảo thêm chăm sóc phụ khoa trong thai kỳ cùng chuyên gia của Huggies:
Mẹ bầu 29 tuần tuổi cần lưu ý những điều gì?
Lưu ý về dấu hiệu nhiễm trùng tiểu
Mẹ bầu dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng tiểu vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu mẹ bắt gặp các triệu chứng bất thường thì hãy đi khám ngay lập tức:
- Đau bụng dưới.
- Nước tiểu bị đục, sẫm màu, có máu hoặc có mùi lạ.
- Tiểu buốt, tiểu rắt.
Lưu ý tầm quan trọng về lưu trữ máu cuống rốn
Mẹ có thể cân nhắc về việc lưu trữ máu cuống rốn và nhau thai của bé sau sinh tại ngân hàng máu cuống rốn. Mục đích cho việc này là mở ra cơ hội chữa trị dứt điểm nếu bé mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư hạch, bệnh bạch cầu trong tương lai. Mẹ cũng cần lưu ý rằng chi phí duy trì rất đắt đỏ, nên hãy suy nghĩ thật kỹ nhé!
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi. Xem tiếp sự phát triển của thai nhi các tuần tiếp theo:
- Thai nhi 30 tuần tuổi
- Thai nhi 31 tuần tuổi
- Thai nhi 32 tuần tuổi
- Thai nhi 33 tuần tuổi
- Thai nhi 34 tuần tuổi
- Sự phát triển thai nhi theo tuần
Để biết thêm thông tin, hãy xem phần Mang thai hoặc Thai kỳ theo tuần. Mẹ cũng có thể gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp mọi thắc mắc đấy!