Hiện nay, vì nhiều nguyên do sức khỏe, sinh lý hay nhu cầu khác nên có khoảng 40 – 60% các mẹ bầu phải lựa chọn phương pháp sinh mổ cho cuộc vượt cạn của mình. Vậy có thể sinh mổ tối đa bao nhiêu lần để bảo đảm sức khoẻ cho mẹ và bé? Nếu muốn sinh thêm bé tiếp theo, mẹ có thể sinh thường được không? Mẹ cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây cùng Huggies nhé!
Xem thêm:
Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé
Những điều cần biết khi đi sinh & Cần chuẩn bị đồ gì?
Hướng dẫn bổ sung canxi cho mẹ sau sinh đúng cách
Trường hợp nào mẹ bầu được khuyến cáo sinh mổ?
Như mẹ đã biết, khi sinh thường mẹ sẽ mau chóng phục hồi sau cơn vượt cạn hơn sinh mổ. Nhưng có những trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ cần sinh mổ như:
Chỉ định sinh mổ đã được định trước
Trong các lần khám thai gần ngày sinh, có thể mẹ sẽ được chỉ định cần sinh mổ thay vì sinh thường nếu mẹ gặp một trong những trường hợp sau đây:
Tuỳ theo tình trạng thai nhi trong bụng mẹ:
- Bé không nằm ở ngôi thai thuận, không quay đầu xuống khi đã gần đến ngày sinh.
Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của mẹ trước khi sinh:
- Mẹ mang đa thai (sinh đôi cùng trứng, khác trứng, sinh ba,…)
- Mẹ có bệnh tim mạch.
- Mẹ bị bệnh nhiễm khuẩn, có nguy cơ gây lây nhiễm cho bé trong khi sinh thường.
- Mẹ sinh mổ nhiều lần trước đây (đã từng sinh mổ lần 2, sinh mổ lần 3, …)
- Mẹ từng bị phẫu thuật tử cung trước đây.
Tìm hiểu: Sau khi sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?
Chỉ định sinh mổ không định trước
Ngoài việc được chỉ định sinh mổ từ trước, mẹ cũng có thể được chỉ định sinh mổ khẩn trong các tường hợp sau:
- Bé có các dấu hiệu suy thai như: nhịp tim thai quá nhanh hay chậm.
- Bé có kích thước quá to: sự giãn nở tình sinh môn của mẹ có giới hạn nhất định. Khi bé nặng trên 4kg hoặc kích thước đầu quá to, mẹ có thể bị rách tầng sinh môn, kéo dài quá trình chuyển dạ, bé sẽ bị ngạt.
- Bé bị ngạt do dây rốn quấn cổ: Trong quá trình chuyển dạ, nếu chuyển động của bé khiến dây rốn bị xiết chặt lại ở cổ làm tăng nguy cơ bị ngạt do thiếu oxy, mẹ sẽ cần sinh mổ. (Tham khảo:Chu sinh là gì? )
- Các vấn đề liên quan tới nhau thai (nhau thai là một cơ quan nuôi dưỡng bé trong bụng mẹ), có thể là nguyên nhân gây băng huyết cho phụ sản nếu sinh thường.
Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu khi có dấu hiệu chuyển dạ:
- Mẹ bị cạn ối: Nước ối bị cạn sẽ làm giảm khả năng co bóp của cơ tử cung, đồng thời giảm khả năng hoạt động của thai nhi trong quá trình được đẩy ra ngoài.
- Mẹ bị kiệt sức do chuyển dạ trong thời gian quá dài.
- Mẹ có các dấu hiệu như: Co thắt tử cung ngừng, đau đẻ chấm dứt khi đang trong quá trình chuyển dạ.
Xem thêm: Dấu Hiệu Sinh Non, Dọa Sinh Non & Cách Điều Trị
>> Bí kíp cho mẹ:
Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Bên cạnh đó, Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Mẹ có thể sinh mổ tối đa được mấy lần?
Trên thực tế, không có lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc trên. Có trường hợp mẹ đẻ mổ lần 3, thậm chí lần 4 vẫn suôn sẻ, thuận lợi. Nhưng các chuyên gia sức khỏe thường khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên sinh mổ tối đa 2 lần. Việc sinh các bé tiếp theo dựa vào liệu pháp sinh mổ vẫn cần dựa vào kết quả đánh giá sức khỏe, tiền sử y tế của mẹ mới quyết định được.
Việc sinh mổ trên vết mổ cũ chỉ được thực hiện khi mẹ không thể sinh thường được vì một số lý do con to, khung chậu hẹp hay vì các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mẹ như nứt vỡ tử cung, bênh lý nội khoa.
Trước khi quyết định có thai lại, mẹ cần lưu ý các vấn đề liên quan đến những khó khăn nếu có trong lần mổ trước như:
- Đa nhân xơ tử cung, phải rạch dọc tử cung bắt bé
- Có bóc nhân xơ trong quá trình mổ với nhân xơ to, lấy đi 1 lượng cơ tử cung nhất định
- Nứt vỡ tử cung phức tạp phải xén lọc cắt gọn và may lại
- Cơ tử cung lần mổ trước chất lượng không tốt. Lúc mổ đoạn dưới mỏng và sắp có nguy cơ nứt vỡ
- Nhiễm trùng cơ tử cung phải mở bụng phẫu thuật cắt lọc
- Có dính phức tạp trong lần mổ trước
- Có phẫu thuật xén góc tử cung trong thai ngoài tử cung đoạn kẽ…
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý rằng:
Rất khó đoán trước được câu hỏi mẹ có thể sinh mổ tối đa mấy lần do cơ địa mỗi người lành sẹo mỗi khác. Tuy nhiên, nếu mẹ đã từng gặp nhiều khó khăn trong lần sinh mổ trước thì có khả năng chất lượng cơ tử cung tại vết mổ sẽ kém và mẹ có nguy cơ bị nứt vỡ tử cung trong thai kỳ hay vào chuyển dạ cùng nhiều tai biến khác. Em bé nhỏ cũng nguy cơ sinh non, tổn thương thần kinh do ngạt hay tử vong nếu có nứt vỡ tử cung.
Xem thêm:
Có nên sinh con tại nhà không?
Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần mẹ bầu nên biết
Sinh mổ nên cách bao lâu?
Sau khi đã sinh mổ, mẹ nên chờ ít nhất là 2 năm, tốt nhất là 5 năm, sau khi vết mổ đã bình phục hoàn toàn. Trong lần mang thai tiếp theo, nếu khoảng cách quá gần, ít hơn 2 năm; hoặc mẹ tiến hành phá thai, sẽ dễ phát sinh tình trạng vỡ (thủng) tử cung, nguy cơ bục vết mổ gấp 3 lần.
Xem thêm: Dấu Hiệu Sinh Non, Dọa Sinh Non & Cách Điều Trị
Một số ưu – nhược điểm của việc sinh mổ mẹ nên biết
Lựa chọn hoặc bị chỉ định sinh mổ là phương pháp cứu cánh cho mẹ bầu và thai gặp bất thường. Chúng ta cùng phân tích những ưu, nhược điểm của phương pháp sinh mổ này nhé!
Ưu điểm của sinh mổ
Với bé:
- Bé sẽ an toàn hơn khi chào đời, giảm thiểu các rủi ro nguy hiểm vì thời gian bé được lấy ra rất nhanh.
Với mẹ:
- Mẹ đỡ mất sức trong quá trình rặn đẻ, tinh thần được tỉnh táo
- Thời gian vượt cạn diễn ra nhanh chóng.
Nhược điểm của sinh mổ
Với bé:
- Bé sinh mổ dễ gặp các bệnh như vàng da, nhiễm trùng, mất nước; các bệnh về hô hấp như: viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn; các bệnh về đường tiêu hóa như: hệ tiêu hóa yếu, tiểu đường tuýp 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormones có lợi trong quá trình chuyển dạ.
- Sức đề kháng và hệ miễn dịch kém: Bé không được thừa hưởng các hormones có lợi trong ống dẫn sinh và chưa được bú mẹ ngay lập tức.
- Bé chưa được bú sữa mẹ ngay lập tức: Thông thường, 1 tuần sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ mới có sữa, bé vừa chào đời bằng phương pháp sinh mổ sẽ không được bú mẹ ngay lập tức. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé sẽ yếu hơn các bé sinh thường, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện sau này của bé. Bên cạnh đó, việc khó bú cũng ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm mẹ con.
- Bé bị nhiễm độc thuốc gây mê: Thuốc gây mê trong quá trình sinh mổ có thể ngấm từ cơ thể mẹ khiến bé có thể “ngủ quên” trong giây phút mình vừa chào đời, mất đi phản xạ khóc. Điều này làm bé dễ bị suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp khi lớn lên. Nếu mẹ dị ứng với thuốc mê, bé có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng sau sinh.
Với mẹ:
- Mẹ mất nhiều máu hơn: Hàm lượng máu giúp co rút tử cung bị giảm thiểu, tử cung bị tổn thương, bị mẩn đỏ, dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang. Vì vậy, thời gian phục hồi của mẹ sau sinh mổ sẽ lâu hơn so với mẹ sinh thường.
- Vết thương tử cung dễ gây hiện tượng vỡ (thủng) tử cung, gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé trong lần mang thai sau.
- Mẹ dễ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành, đau nhức, ngứa ngáy,…
- Mẹ khó “gọi” sữa về hơn: Việc ăn uống kiêng khem sau sinh mổ sẽ làm sự điều tiết để phân chất từ các tuyến sữa từ não bộ của mẹ bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phân tiết bình thường của tuyến sữa.
- Mẹ bị nhiễm độc thuốc gây mê: Mẹ có thể gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc gây mê như tuột huyết áp, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ
Những lưu ý khi mẹ bầu sinh mổ lần 2 và lần 3
Bên cạnh những lưu ý về thời gian giãn cách khi sinh mổ, mẹ cần hết sức cẩn thận nếu có ý định sinh bé lần 3 với phương pháp sinh mổ, cụ thể như:
- Chọn thời gian chỉ định sinh sớm: Khi sinh mổ lần 3, mẹ không nên chờ vỡ ối hay sát ngày dự sinh, mẹ có thể chọn sinh khi bé được khoảng từ 37 đến 38,5 tuần tuổi. Việc này có thể nguy cơ gặp những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra cho cả mẹ và bé.
- Thăm khám thai định kỳ cẩn thận: Những biến chứng về sức khỏe cho cả mẹ và bé cần được bác sĩ theo dõi định kỳ, thường xuyên, đặc biệt là với mẹ đã sinh mổ 2 lần trước đó.
- Thời gian nghỉ sau sinh lâu hơn: Sinh mổ lần 3 có thể khiến mẹ tổn hao nhiều sức lực hơn 2 lần sinh trước. Vì thế, mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
Hy vọng bài viết này có thể giải quyết những thắc mắc, cũng như nỗi lo lắng của mẹ bầu khi được chỉ định sinh mổ. Huggies hiểu rằng mẹ luôn mong muốn những gì tốt nhất cho con, từ việc chọn phương pháp sinh thích hợp.
Vì vậy, mẹ bầu trước hết hãy giữ tinh thần thật thoải mái, thư giãn trong suốt hành trình mang thai và sinh bé nhé. Huggies mến chúc mẹ vượt cạn thuận lợi, mẹ tròn con vuông nhé! Ngoài ra mẹ có thể tìm hiểu thêm về các bài viết liên quan tại mục Sinh con của Huggies, hoặc dặt câu hỏi qua Góc chuyên gia để được giải đáp một cách nhanh nhất.