Quy trình thụ tinh ống nghiệm IVF và những điều cần biết

Thụ tinh ống nghiệm giúp các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn thực hiện được ước mơ có con. Vậy thụ tinh ống nghiệm hay làm IVF là gì? Quy trình thụ tinh ống nghiệm hay quy trình làm IVF diễn ra như thế nào? Phương pháp IVF được chỉ định cho những ai và có những nguy cơ gì? Cùng Huggies tìm hiểu quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF với sự tham vấn từ bác sĩ Bùi Thị Thu Hà trong bài viết sau nhé!

Tham khảo: Ngôi thai là gì? Ngôi thai đầu là gì? Ngôi mông là gì?

Thế nào là vô sinh hiếm muộn?

Vô sinh được định nghĩa, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai sau một năm chung sống, giao hợp bình thường và không ngừa thai (WHO, 2000).

Vô sinh hiếm muộn hiện nay là một vấn đề vô cùng cấp bách và đáng quan tâm. Theo đó, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng phát triển nhất và nổi bật nhất là thụ tinh ống nghiệm. Với sự phát triển của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, nó cho phép các nhà y học can thiệp khá sâu vào quá trình thụ tinh và phát triển ban đầu của phôi người. Điều này đã mở ra khả năng cho sự tham gia của các yếu tố sinh học bên ngoài vào qui trình thụ tinh và mang thai của một cặp vợ chồng.

Tham khảo: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu

Các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ, bao gồm:

  • Nữ:
  • Bất thường rụng trứng: buồng trứng đa nang…
  • Tai vòi bất thường do:
  • Các viêm nhiễm đường sinh dục, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục như vi trùng bệnh lậu, Clamidia.
  • Tiền căn có phẫu thuật vùng hạ vị hoặc phẫu thuật vòi trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Niêm mạc vòi trứng bị tổn thương do viêm nhiễm, lớp biểu mô có lông tơ bị phá hủy, làm cho sự di chuyển của trứng và tinh trùng trong vòi trứng bị chậm lại hay bị tắc nghẽn hoàn toàn.
  • Ứ dịch tai vòi gây ngăn cản sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng
  • Dính tai vòi do lạc nội mạc tử cung hay do lần mổ trước.
  • Vô sinh do cổ tử cung: một số phụ nữ bị vô sinh do chất nhầy cổ tử cung tiết kháng thể chống lại tinh trùng, làm tinh trùng bị kết dính hoặc bất động.
  • Nam:
  • Tinh trùng yếu hay không có tinh trùng
  • Kháng thể kháng tinh trùng
  • Tắc ống dẫn tinh
  • Dãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Chấn thương tinh hoàn, tinh hoàn ẩn
  • Xuất tinh ngược dòng
  • Bất thường nhiễm sắc thể…

Tham khảo:Các mốc khám thai quan trọng nhất mẹ bầu cần biết

Thụ tinh ống nghiệm hay làm IVF là gì?

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay phương pháp IVF (In-vitro Fertilization) với trứng người cho thành công đầu tiên trên thế giới vào năm 1983 và đứa bé đầu tiên của kĩ thuật này ra đời 1984. Thụ tinh nhân tạo là quá trình cho phép các nhà y học can thiệp khá sâu vào quá trình thụ tinh và phát triển ban đầu của phôi người. Điều này đã mở ra khả năng cho sự tham gia của các yếu tố sinh học bên ngoài vào qui trình thụ tinh và mang thai của một cặp vợ chồng.

Tham khảo:Thụ tinh nhân tạo – bơm tinh trùng IUI

Các trường hợp được chỉ định th tinh trong ống nghiệm IVF

Các đối tượng sau đây thường được bác sĩ chỉ định thực hiện quy trình thụ tinh ống nghiệm để hiện thực hoá ước mơ có con:

  • Mất hay suy chức năng buồng trứng:
    • Cắt 2 buồng trứng do u nang buồng trứng
    • Ung thư buồng trứng, xạ trị, hóa trị gây suy buồng trứng
    • Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh sinh lý
    • Bất thường nhiễm sắc thể.
    • Buồng trứng đáp ứng kém với kích thích buồng trứng
  • Tắc 2 tai vòi không thể hồi phục bằng mổ nội soi.
  • Lạc nội mạc tử cung nặng gây dính
  • Bơm tinh trùng nhiều lần (3 – 6 chu kì) thất bại.
  • Không tinh trùng do tắc nghẽn đường dẫn tinh, phải lấy tinh trùng từ mào tinh hoặc tinh hoàn từ phẫu thuật.
  • Tinh trùng yếu, không xâm nhập vào lớp vỏ trứng.
  • Vô sinh do nhiều yếu tố kết hợp.
  • Xin tinh trùng, xin trứng.Quy trình thụ tinh ống nghiệm

    Quy trình thụ tinh ống nghiệm hay quy trình IVF thường diễn ra theo 8 bước dưới đây:

  • Bước 1: Kích thích buồng trứng cho vợ.
  • Bước 2: Chọc hút trứng.
  • Bước 3: Chuẩn bị tinh trùng chồng.
  • Bước 4: Cấy tinh trùng và trứng trong môi trường nhân tạo để hình thành phôi.
  • Bước 5: Quá trình thụ tinh và sự phát triển của phôi sẽ được bác sĩ phôi học theo dõi cho đến giai đoạn 2 – 8 tế bào, nghĩa là 2 – 3 ngày sau khi chọc hút trứng
  • Bước 6: Bác sĩ sẽ chuyển phôi vào buồng tử cung cho vợ. Trong quá trình này, vợ sẽ được chuyển khoảng 2 – 3 phôi chất lượng tốt vào buồng tử cung
  • Bước 7: Sau khi chuyển phôi, vợ sẽ được sử dụng thuốc hỗ trợ sự phát triển của phôi trong tử cung (Utrogestan).
  • Bước 8: Xét nghiệm hCG: 14 ngày sau khi chuyển phôi.

Tham khảo: Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu từ chuyên gia

Tìm hiểu về phôi cho thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì?

Để đảm bảo khả năng thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay phương pháp IVF, sau khi thực hiện quy trình thụ tinh, người vợ cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh quan hệ tình dục.
  • Không leo cầu thang.
  • Không tự ý dùng thuốc, một số háo chất, mỹ phẩm, xà bông tắm. …
  • Tránh xa một số vật dụng không an toàn. …

Tham khảo: Uống nước dừa khi mang thai

Thụ tinh ống nghiệm t?

  • Thất bại của điều trị IVF: thất bại do chọc trứng, do chuyển phôi (nguyên do khiếm khuyết của phôi, nội mạc tử cung…)
  • Những vấn đề xảy ra với kích thích buồng trứng bằng thuốc sinh sản:
    • Hội chứng quá kích buồng trứng- Ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS): xuất hiện vào ngày thứ 4-5 sau chọc noãn.  Bệnh nhân có thể kêu đau, khó thở, cảm giác phù và chướng bụng do tràn dịch màng bụng, màng phổi, tiểu ít. Những biến chứng này đòi hỏi vào viện cấp cứu, truyền dịch hay uống nước để bảo đảm cân bằng nước điện giải. Biến chứng kết hợp OHSS nặng gồm rối loạn đông máu, thương tổn thận và soắn buồng trứng.
    • Tác dụng phụ của thuốc kích thích buồng trứng: Tai biến này rất hay gặp trong sử dụng thế phẩm của HMG hơn là dùng dạng tinh khiết hoặc FSH tái tổ hợp

    Tham khảo: Bị ngứa khi mang thai

    Thụ tinh trong ống nghiệm tỷ lệ thành công bao nhiêu?

    Thụ tinh ống nghiệm hay làm IVF cho tỷ lệ thành công chung khoảng 40 – 45% trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ thành công rơi vào khoảng 35-40%. Tỷ lệ này sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào nguyên nhân hiếm muộn và độ tuổi của cặp vợ chồng. Đối với phụ nữ lớn tuổi (sau 40 tuổi), tỷ lệ thành công giảm từ 2 – 10%. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm:

    Tham khảo: Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

  • Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng: tỷ lệ thụ tinh thành công sẽ cao hơn nếu bạn có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (giàu đạm, nhiều chất xơ, rau và trái cây). Cần bổ sung axit folic và thực phẩm giàu omega 3. Hạn chế dùng chất kích thích như bia rượu. Cả hai cũng nên hạn chế quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng phôi thai. Tập thể dục nhẹ và giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.
  • Không mắc bệnh tình dục: tỷ lệ thụ tinh thành công sẽ cao hơn nếu cả hai đủ sức khoẻ như tinh trùng của người nam mạnh và sức khoẻ của người nữ bình thường.
  • Trẻ tuổi: Số lượng và chất lượng trứng của người nữ sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt là khi bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng và tinh trùng càng tốt càng nhiều thì số phôi tạo thành sẽ nhiều hơn, từ đó tỷ lệ thành công cũng cao hơn.
  • Điều trị sớm: Nếu sau 1 năm chung sống, quan hệ bình thường, không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, hai vợ chồng nên thăm khám và điều trị sớm để cho kết quả thành công cao hơn.
Thẻ:
Thụ tinh trong ống nghiệm
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Hiến tinh trùng

Theo thống kê hiện nay ở Úc thì 1/25 đàn ông không thể sinh con. Có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất vẫn là

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!