Nuôi dạy trẻ lạc quan sẽ giúp cuộc sống của trẻ sau này dễ dàng và thoải mái hơn. Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, bạn nên áp dụng các hình thức nuôi dạy trẻ khác nhau cho phù hợp. Điều này rất quan trọng cho việc định hình tính cách của trẻ sau này.
Chúng ta đều biết về giá trị của lạc quan, nhưng đôi khi lại có sự nhầm lẫn khi bàn đến lạc quan trong việc nuôi dạy con cái. Chúng ta cần lạc quan như thế nào? Lợi ích của việc lạc quan là gì? Chúng ta có nên quá lạc quan không?
Lạc quan là một cách tư duy. Một số người luôn vui vẻ và lạc quan, cho dù cuộc sống có như thế nào đi nữa. Nhìn thế giới từ quan điểm “chiếc ly vẫn đầy một nửa” làm cho cuộc sống của họ ít bi quan hơn và dễ xoay xở hơn. Không phải do cuộc sống của họ dễ dàng hơn hoặc họ miễn nhiễm với những khó khăn, chỉ là họ dường như ít bị lo lắng hay áp lực hơn.
Tại sao tôi không thể lạc quan hơn?
Lạc quan phản ánh khí chất và tính cách của chúng ta, và thật sự hai đặc điểm đó rất khó để thay đổi. Nhưng những gì chúng ta có thể làm là thay đổi hành vi và thói quen cũng như cách ứng xử của bản thân trước các tình huống.
Là một người cha/mẹ tốt không phải là điều khó khăn, những lợi ích mang lại rất lớn. Nên nhớ rằng người duy nhất mà bạn có thể kiểm soát hoàn toàn là chính bạn. Mong đợi những thay đổi lớn từ những người khác thường bắt đầu bằng việc thay đổi cách ứng xử và phản ứng của chính chúng ta với họ.
Thông thường, lợi ích lớn đến từ những thay đổi nhỏ nhất. Hãy nhớ rằng, nuôi dạy con cái là một cuộc chạy đua đường trường, không phải là chạy nước rút, và giữ sức là điều rất quan trọng.
Lưu ý
Thực tế cho thấy bạn nên là một người cha/mẹ tâm lý trong thời gian dài hơn là một người cha/mẹ lý tưởng chỉ trong ngắn hạn.
Trở thành một người cha/mẹ tốt là biểu hiện của một người lạc quan. Nên nhớ rằng con của bạn có thể theo học tập bạn khi tiếp cận các vấn đề. Có một thái độ “có thể làm được” sẽ dạy trẻ rằng chúng cũng có thể mạnh mẽ, tập trung và kiểm soát được phản ứng của chúng. Đây sẽ là một thuộc tính cần thiết suốt đời.
Có gì trong vòng ba năm đầu tiên?
Không nên đánh giá quá cao tầm quan trọng của 3 năm đầu tiên. Sự liên kết các khớp thần kinh giữa các nơ-ron não bộ của trẻ xảy ra mỗi khi bạn nói chuyện, hát, chơi và tương tác yêu thương với trẻ. Bộ não của bé cũng giống như miếng bọt biển lớn, có thể tiếp thu rất nhiều thứ.
Một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho trẻ là dành nhiều thời gian với bé. Bạn không cần phải quá tập trung vào kết quả giáo dục, đôi khi chơi đùa cùng bé cũng trở thành một bài học. Đặc biệt là các bà mẹ thường hay như vậy. Thể hiện sự quan tâm khi chơi với bé. Tiếc nuối cơ hội đã bị mất hay mong chờ giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ không giúp ích gì cho bạn. Việc tốt nhất là dạy trẻ ngay bây giờ.
Trẻ em không có khái niệm về quá khứ hay tương lai, chỉ cần hiện tại, chúng ta phải học nhiều từ trẻ.
Nuôi dạy con lạc quan và lời khuyên với trẻ sơ sinh
Hãy bắt đầu như bạn muốn. Cha mẹ lạc quan dạy con mình rằng thế giới nói chung là một nơi an toàn và rằng trẻ được an toàn và yêu thương. Tất nhiên, không phải mọi thời điểm cần phải tuyệt vời và thực tế cho thấy những ngày đầu tiên nuôi dạy con rất mệt mỏi.
Nhưng với sự giúp đỡ và thời gian, hầu hết các bậc cha mẹ tìm ra cách riêng của họ để nuôi dạy con và học ở đó sự thú vị và niềm vui vô hạn trong việc chăm sóc trẻ. Và đây là một số cách được các bậc cha mẹ chia sẻ:
- Nói chuyện, chơi, hát và tương tác với trẻ.
- Sử dụng giọng nói, khuôn mặt, chuyển động và biểu cảm để gắn kết hoàn toàn với trẻ.
- Cho trẻ sự vui vẻ và thỏa thích.
- Tránh cảm giác e dè hoặc trẻ đang thăm dò biểu hiện của bạn. Trẻ sơ sinh không thể phán đoán tính cách.
- Hãy nhạy cảm với phản ứng của trẻ khi trẻ mệt mỏi, buồn, đói hoặc đã không còn thấy thú vị.
- Khi trẻ “nói chuyện” với bạn, hãy trả lời lại. Điều này được gọi là “điệu nhảy” hoặc có đi có lại giữa cha mẹ và trẻ. Nó là một cầu nối quan trọng giữa giai đoạn ban đầu và sau đó hình thành ngôn ngữ.
- Đọc cho trẻ nghe mỗi ngày và để cho trẻ thấy bạn đang đọc.
- Bật nhạc cho trẻ nghe và nên có âm nhạc trong nhà. Mở CD trong nhà, trong xe và hát theo nhạc, tất cả sẽ giúp phát triển khái niệm âm nhạc cho trẻ.
- Cố gắng thiết lập một thói quen hàng ngày linh hoạt cho việc ngủ, ăn và chơi, kết hợp thời gian yên tĩnh cho trẻ. Cảm giác thoải mái trong không gian riêng của mình là một kỹ năng quan trọng suốt đời.
- Chăm sóc cho chính mình. Cha mẹ thường dồn hết tình thương cho trẻ mà không để ý đến bản thân mình nên rất dễ bị kiệt sức.
Nuôi dạy con lạc quan và lời khuyên với trẻ mới biết đi
- Nếu bạn đang hình thành một khuôn mẫu tốt, không nên thay đổi nó. Trẻ thường thích các hoạt động lặp lại, có cấu trúc và dễ đoán ra. Vì vậy nếu những gì bạn đang làm có hiệu quả thì không nên thay đổi nó.
- Nói trẻ nghe những gì bạn muốn trẻ làm, chứ không phải là những gì không nên làm. Ví dụ nói “Con đóng cửa nhẹ thôi” tốt hơn là “Đừng đóng sầm cánh cửa”.
- Hãy khen bé mỗi khi bé làm đúng. Khen ngợi giúp thay đổi 70% hành vi của con người.
- Hãy chăm sóc bản thân và tự khen ngợi.
- Đọc những câu truyện và sách cho trẻ. Đi đến thư viện, mua sách làm quà tặng và dạy bé cách giữ gìn sách. Bạn sẽ đem lại cho trẻ một món quà suốt đời.
- Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể, hãy chỉ và gọi tên chúng. Ví dụ, trò chơi “Mặt/bụng/mũi con đâu” là một trò chơi rất hay.
- Hãy cười với trẻ. Khi cuộc sống trở nên tẻ nhạt, vẫn còn có thể tìm thấy niềm vui trong đời thường. Hãy ra ngoài và khuyến khích trẻ chơi các trò chơi ngoài trời để tránh cho trẻ bị gò bó trong bốn bức tường.
- Chơi đố vui, trò chơi, các cặp kết hợp và ghép khối với trẻ. Tất cả các trò chơi này giúp bé xây dựng các khái niệm toán học từ sớm.
- Dành thời gian và năng lượng cho trẻ.
- Tập cho trẻ tính độc lập. Khuyến khích những nỗ lực của trẻ và cố gắng không can thiệp quá nhiều nếu trẻ đang làm sai.
Nuôi dạy con lạc quan và lời khuyên với trẻ mẫu giáo
- Bỏ qua những gì không thực sự quan trọng. Học cách phân biệt cái gì quan trọng và cái gì không.
- Học cách bỏ qua một cách chọn lọc sự bừa bộn nhà cửa. Nên dọn dẹp vào buổi tối và có thể cho trẻ giúp bạn dọn dẹp dưới hình thức một trò chơi.
- Tránh bị ám ảnh về việc dọn dẹp. Trật tự là cần thiết nhưng bạn không nên quá cố gắng để giữ sạch sẽ cho một ngôi nhà có trẻ nhỏ.
- Khen ngợi khi trẻ làm đúng. Bạn sẽ ngạc nhiên trước hiệu quả mà cách này mang lại.
- Cố gắng luôn nói có chứ không phải là không. Lựa chọn câu trả lời của bạn để bạn không nói không, ví dụ như khi trẻ đòi bạn kể một câu chuyện khác trước khi đi ngủ, hãy nói: “Chúng ta có thể đọc một cuốn sách khác khi con thức dậy vào buổi sáng nhé” .
- Hãy kiểm soát cảm xúc của riêng bạn. Bình tĩnh, thở sâu và tập trung vào ngôn ngữ cơ thể sẽ tạo sự khác biệt trong cách người khác nhìn chúng ta. Những đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ phản ứng bằng cách hò hét, chúng sẽ nghĩ rằng điều này là đúng. Hãy làm những gì bạn muốn trẻ làm.
- Hãy thực tế và không mong đợi những điều không thể. Trẻ mẫu giáo là người và không thể luôn luôn “tốt”. Cho trẻ nghỉ ngơi, nhất là khi trẻ đang mệt mỏi, đói, buồn chán.
- Có thể tạm thời không quan tâm nếu mọi thứ trở nên quá khó khăn. Phải biết cách tự chăm sóc mình.
- Đừng cho con của bạn làm tổn thương người khác. Nói chuyện với trẻ về cảm xúc và cố gắng trở thàng một người bạn tốt của trẻ. Bắt nạt, thô lỗ/gây tổn thương không nên được tha thứ.
- Hãy để ý ngôn ngữ của bạn và cách bạn nói về người khác. Những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình hay nói xấu sẽ nghĩ chuyện đó là bình thường.
- Chăm sóc cho chính mình theo cách bạn muốn con bạn chăm sóc bản thân. Ăn ngủ tốt, và ưu tiên các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của riêng bạn là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt.
Lưu ý
Nếu bạn muốn được coi là một người cha/mẹ tốt, hãy thử kết hợp lời nói với ngôn ngữ cơ thể của bạn. Và lạc quan thật sự giúp tiết kiệm năng lượng, và có hiệu quả hơn nhiều so với việc bi quan.