Nhiều phụ nữ không biết gì về việc chảy máu khi cấn thai mà xem đó như dấu hiệu có kinh ít hoặc mất máu. Thực tế, chảy máu khi cấn thai rất phổ biến, có khoảng 25% phụ nữ bị chảy máu ở một mức nào đó khi mang thai nhưng hầu hết đều sinh con khỏe mạnh.
Tham khảo: Có thai vẫn có kinh tháng đầu
Chảy máu khi cấn thai là gì?
- Vào những ngày đầu thai kỳ, túi phôi (túi đựng các tế bào sẽ phát triển thành bào thai rồi tiến triển thành em bé) – cần bám chặt vào một chỗ để lớn lên. Sau khi rời khỏi ống dẫn trứng, túi phôi sẽ tìm một chỗ lý tưởng trong tử cung để ổn định trong 9 tháng tiếp theo.
- Do tử cung chứa đầy máu và chất dinh dưỡng cho bào thai, nên nếu có một sự gián đoạn nhỏ cho niêm mạc tử cung sẽ dẫn đến chảy máu nhẹ, có khi nhận thấy trên đồ lót hoặc trên giấy vệ sinh.
- Ra máu trong lúc cấn thai thường rất ít, nó được miêu tả như những “đốm nhỏ” màu hồng nhạt và loãng dù cũng có lúc đỏ hơn. Sau khi nằm một lúc hay thức dậy lúc sáng, máu có thể hơi nâu do đã ở trong cổ tử cung hoặc âm đạo vài giờ trước đó.
- Chuột rút cũng thường xảy ra khi chảy máu nhẹ trong giai đoạn cấn thai. Không đau như lúc hành kinh nhưng có cảm giác nặng nề khó tả trong tử cung. Nên tránh làm gì quá sức.
Tham khảo: Máu báo thai
Khi nào bị chảy máu trong giai đoạn cấn thai?
Điều này thường xảy ra cùng thời điểm với chu kỳ kinh, khoảng 6-12 ngày sau khi trứng rụng và thụ tinh nên thường gây hiểu nhầm như đang có kinh và làm thất vọng cho những ai đang muốn có con do có kinh không phải là dấu hiệu có thai.
Chảy máu cũng có thể xảy ra ngay cả trước khi xác định có thai. HCG là nội tiết tố có trong nước tiểu của phụ nữ có thai. Nội tiết tố này chỉ xuất hiện sau khi phôi đã bám chặt vào tử cung và đã có một số phát triển của nhau thai.
Một trong những dấu hiệu thụ thai có thể là có kinh nhẹ so với bình thường. Phụ nữ hay hiểu nhầm việc chảy máu khi cấn thai với việc có kinh.
Tham khảo: Dấu hiệu mang thai tuần đầu
>> Bí kíp cho mẹ:
Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Bên cạnh đó, Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Làm gì để không chảy máu khi cấn thai?
Thật ra cũng không cần phải làm gì, trừ khi bị đau hay ra máu nhiều. Nếu thai được hai tuần thì việc chảy máu ít khi xảy ra.
Chảy máu khi cấn thai không hẳn là dấu hiệu xấu. Đó có thể là dấu hiệu đã thụ thai và thai phát triển tốt. Một số phụ nữ cho rằng việc ngực trở nên nhạy cảm, buồn nôn và các triệu chứng thai nghén lúc đầu xuất hiện cùng lúc với việc ra máu khi cấn thai, nhưng không hẳn vậy. Hãy còn quá sớm để các nội tiết tố gây ra các triệu chứng này.
Linh cảm phụ nữ sẽ cho biết họ đang có thai và cảm thấy khang khác trong người kể từ lúc thụ thai.
Làm gì khi bị ra máu trong thai kỳ?
Bạn hãy ngồi khép chân lại và đừng quá căng thẳng. Chú ý theo dõi lượng máu chảy và đi khám nếu thấy đau hay có triệu chứng khác. Đa số bị chảy máu khi cấn thai sẽ ổn định và ngưng hẳn trong một – hai ngày, không tái lại.
Nếu cần, bạn có thể đến bác sĩ, bác sĩ sẽ siêu âm xem túi thai và thai nhi có phát triển bình thường không. Kết quả sẽ cho biết ngay chảy máu do cấn thai chứ không phải hư thai.
Có thể nghe tim thai vào khoảng 5 tuần rưỡi – 6 tuần tuổi khi phôi đã bám vào thành tử cung.
Khi nào chảy máu mới đáng lo ngại?
Cần đi khám nếu ra máu nhiều, máu đóng cục hoặc đỏ tươi. Nếu ra máu kèm đau lưng, đau bụng, buồn nôn, đau vai, đầu… cũng cần đi khám. Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.
Chảy máu khi cấn thai thường ổn định sau vài giờ hay vài ngày chứ không kéo dài hoặc cần điều trị gì.
Có khả năng xảy ra những bất ổn khác không?
Có nhiều khả năng xảy ra, nhưng những hình thức phổ biến nhất gồm:
- Chỉ là hiện tượng kinh nguyệt bình thường.
- Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.
- Do thuốc viên ngừa thai dựa trên nội tiết tố, dễ nhận thấy trong những ngày bắt đầu ngừa thai theo phương pháp này.
- Nhiễm trùng tử cung hoặc âm đạo gây chảy máu.
- Giao hợp mạnh gây va chạm dẫn đến chảy máu.
- Chảy máu ở niệu đạo hoặc hậu môn chứ không phải âm đạo.
Lưu ý
- Hãy đi khám bác sĩ nếu cảm thấy nghi ngờ gì.
- Không chỉ có bạn mà đến khoảng 20-30% phụ nữ bị ra máu khi cấn thai.
- Để dễ hiểu, hãy hình dung khi phôi thai bám chặt vào niêm mạc tử cung vốn là những mạch máu.
- Nghỉ ngơi 1-2 ngày nếu thấy dễ chịu hơn.
- Đánh dấu trên lịch ngày bạn phát hiện những đốm máu. Sau này bạn sẽ có khi cần đến thông tin này.
Đôi khi bạn sẽ có kinh bình thường sau khi ra máu chút chút vì một lý do gì đó khiến thai kỳ ngưng phát triển.
Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies®nào!