Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung kẽm cho bé và trẻ sơ sinh

Thống kê cho thấy, có đến 40% trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam bị thiếu kẽm. Tuy nhiên, nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu hay liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào thì không phải mẹ nào cũng biết. Vì vậy, hãy cùng Huggies tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

> > Xem thêm: 

Vai trò của kẽm

Kẽm giúp tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai thiếu kẽm có nguy cơ sinh non gấp 3 lần, trẻ sinh ra nhẹ cân, chiều cao thấp hơn so với bà mẹ mang thai bình thường. Thiếu kẽm trẻ sẽ chậm tăng trưởng, dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, rối loạn sự hình thành xương, kém chiều cao cân nặng, chậm dậy thì, giảm chức năng sinh dục. Bổ sung đủ kẽm, trẻ thấp lùn có thể đạt chiều cao bình thường, chứng suy dinh dưỡng cũng sẽ sớm được cải thiện

Kẽm có trong cấu trúc tế bào của 80 loại enzyme bao gồm các enzym trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi ADN, xúc tác các phản ứng sinh năng lượng như các enzym gan, các enzym chống oxy hóa và hoạt hóa các enzyme khác. Do vậy, kẽm tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống. Rất nhiều các cơ quan tổ chức khi thiếu kẽm dễ sinh các biểu hiện bất thường hay bệnh lý. Cụ thể:

  • Kẽm giúp tổng hợp- bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, thiếu kẽm dễ sinh các bệnh.
  • Kẽm có nồng độ cao trong não ở vùng đồi hải mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu,… Vì vậy, nếu bị thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt.
  • Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính.
  • Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt.
  • Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận. Kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh. Do đó, thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của môi trường.
  • Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da.
  • Ngoài ra, thiếu kẽm còn làm cho sự nhạy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn, ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng,…

>> Xem thêm: 

Kẽm chính là chìa khóa cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Kẽm chính là chìa khóa cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Lượng kẽm trẻ cần bổ sung mỗi ngày

Khi nào nên bổ sung kẽm cho trẻ? Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vì thế, trong mỗi giai đoạn phát triển, mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ như sau:

  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 15 – 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

> > Xem thêm: 

Mẹ có biết:

Kẽm là một trong những sản phẩm quan trọng giúp bổ sung sức khỏe cho bé. Ngoài kẽm thì tã, bỉm cũng là sản phẩm cần thiết trong quá trình chăm sóc bé. Dòng Tã dán, tã quần cao cấp Huggies Naturemade sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho làn da nhạy cảm của bé yêu từ 4 tháng tuổi trở lên. Thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch và không chứa hóa chất gây hại, sản phẩm được chứng nhận cực kỳ an toàn cho da bé tại viện nghiên cứu Đức. Bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi tự nhiên nhập khẩu 100% từ Châu Âu giúp nâng niu làn da non nớt của bé. Đồng thời thiết kế bề mặt 3D mỏng nhẹ, tã sẽ giúp thấm hút nhanh, khô thoáng lên đến 12 tiếng. Tã Huggies Naturemade có bảng size đa dạng từ dưới 5kg đến dưới 15kg (M, L, XL, XXL) gồm cả tã dán và tã quần cho mẹ thoải mái lựa chọn.
Thương hiệu tã, bỉm Huggies nổi tiếng còn có dòng Tã dán, tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên. Tinh chất tràm trà có trong tã giúp làm dịu làn da bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%. Tã tràm trà có kích thước từ M đến XXXL, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Mẹ cân nhắc lựa chọn hai dòng tã này cho bé yêu trải nghiệm nhé.

Tã quần cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã quần cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Biểu hiện trẻ thiếu kẽm mẹ cần biết

Khi trẻ thiếu kẽm kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như:

  • Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa. Do thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác của trẻ, khiến trẻ không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Về lâu dài, trẻ sẽ biếng ăn, lười ăn, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm tăng trưởng chiều cao.
  • Rối loạn tiêu hóa và rối loạn chuyển hóa: Trẻ sẽ có biểu hiện đầy bụng, táo bón, buồn nôn và nôn.
  • Rối loạn giấc ngủ: Gây trằn trọc, khó ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc, quấy khóc đêm kéo dài; rối loạn cảm xúc: thờ ơ, lãnh đạm với mọi thứ, thay đổi tính cách hoặc trầm cảm; suy nhược thần kinh như giảm trí nhớ, đau đầu, dễ bị kích thích,…
  • Suy giảm chức năng miễn dịch: Trẻ dễ bị viêm đường hô hấp tái phát như viêm mũi họng, viêm phế quản phổi, dễ viêm đường tiêu hóa, viêm da, viêm niêm mạc,…
  • Tổn thương biểu mô: Trẻ thường xuyên bị khô da, viêm da, bong da, nám da,… viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, khi bị thương thì vết thương lâu lành, tóc dễ gãy, rụng tóc, loạn dưỡng móng,…
  • Tổn thương mắt: Một biểu hiện của trẻ thiếu kẽm khác là sợ ánh sáng, hay bị quáng gà, mất khả năng thích nghi với bóng tối, khô mắt, loét giác mạc,…

> > Xem thêm: 

Biểu hiện của việc thiếu kẽm chính là trẻ hay biếng ăn, rối loạn tiêu hóa và chậm phát triển

Biểu hiện của việc thiếu kẽm chính là trẻ hay biếng ăn, rối loạn tiêu hóa và chậm phát triển (Nguồn: Sưu tầm)

Chi tiết cách bổ sung kẽm cho bé, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng

Cách phòng ngừa thiếu kẽm ở bé

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nếu thiếu kẽm, trẻ có thể chậm phát triển, gây suy giảm hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tình trạng thiếu kẽm không xảy ra, cha mẹ nên có cách phòng ngừa như:

  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau bao gồm cả thực phẩm ít kẽm. Điều chỉnh cách ăn uống của trẻ để thúc đẩy sự hấp thụ kẽm.
  • Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng, sau đó tiếp tục cho đến khi trẻ được 24 tháng.
  • Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C thúc đẩy quá trình hấp thụ kẽm như rau xanh, hoa quả, giá đỗ mọc mầm.
  • Cho trẻ ăn thực phẩm giàu kẽm như cua biển, bít tết, tôm, thịt, cá,…
  • Dùng những thực phẩm tăng cường kẽm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ (chẳng hạn như hạt hương liệu tăng cường kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì tăng cường kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm tăng cường kẽm).
  • Nên bổ sung vitamin A, B6, C và phốt pho vì chúng thúc đẩy sự hấp thụ của kẽm.
  • Sáu tháng một lần, trẻ em từ 2 tuổi nên được tẩy giun định kỳ để phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm.

Thực phẩm bổ sung kẽm cho bé

Mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bằng cách luôn cung cấp cho mình thực đơn giàu kẽm. Vì sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ. Với các trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, có rất nhiều cách bổ sung kẽm cho bé, trong đó việc sử dụng nguồn thực phẩm để bổ sung cho trẻ được đánh giá hiệu quả và an toàn nhất. Dưới đây là một số nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ mẹ cần lưu ý:

> >  Xem thêm: 

Hàu

Hàu là loại hải sản đứng đầu danh sách giàu kẽm. Một con hàu có kích thước vừa chứa đến 5,3 mg kẽm. Bên cạnh đó, hàu cũng rất giàu protein, ít calo, giàu các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, B12 và sắt. Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn với hàu, tuy nhiên hãy nấu thật chín nhé!

Cua, tôm

Đây là 2 loại hải sản điển hình giàu chất kẽm. Ngoài cua và tôm ra, một số loại cá như: cá mòi, cá hồi, cá bơn cũng chứa kẽm nhưng với lượng ít hơn. Màu sắc vàng bắt mắt của cua và tôm khi nấu chín sẽ hấp dẫn khiến bé thích thú với bữa ăn. Bên cạnh đó, nguồn kẽm từ cua và tôm còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch của trẻ.

> > Xem thêm: 

Cua và tôm là loại hải sản có nguồn kẽm dồi dào rất tốt cho sức khỏe tim mạch của trẻ

Cua và tôm là loại hải sản có nguồn kẽm dồi dào rất tốt cho sức khỏe tim mạch của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Thịt đỏ và thịt gia cầm

Trong thịt bò, thịt lợn và thịt gà là ba loại thịt dễ kiếm, bổ dưỡng và rất giàu kẽm. Mẹ nên chọn lựa loại thịt nạc, không mỡ hoặc sườn non để chế biến cho trẻ. Bò cuốn lá lốt, súp gà hay sườn ram là những món gợi ý để mẹ có thể dễ dàng thực hiện cho bé yêu. Đồng thời, một quả trứng gà cỡ lớn cũng chứa khoảng 0,6 mg kẽm.

Các loại đậu

Các loại đậu nói chung rất giàu chất xơ, chất sắt và kẽm. Một số thiếu sót lớn nếu mẹ quên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn bằng đậu đấy. Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng,… sẽ tạo nên một bữa ăn đầy màu sắc, kích thích vị giác của trẻ.

Rau củ quả

Mẹ có biết một số loại rau củ quả như nấm, cải bó xôi, bông cải xanh và tỏi rất giàu kẽm cũng như vitamin và khoáng chất? Trong 125g rau củ các loại như nấm, bông cải… có chứa khoảng 0,4 mg kẽm (tương đương 2%) nhu cầu sắt hàng ngày. Đây là những nguồn thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ mà không chứa quá nhiều calorie.

> > Xem thêm :

Các loại hạt

Các loại hạt như hạt bí, hạt điều, hạt chia, đậu phộng cũng cung cấp một lượng kẽm thiết yếu cho trẻ hàng ngày. Mẹ có thể làm cho trẻ ăn kèm với các món ăn chính hay tráng miệng như: kem, chè, sinh tố, gỏi,…

Ngũ cốc nguyên hạt

Không còn nghi ngờ gì nữa, ngũ cốc nguyên hạt cũng chính là một loại thực phẩm vô cùng tuyệt vời trong việc bổ sung kẽm cho trẻ. 62g yến mạch có chứa khoảng 0,9 mg kẽm. Tương tự, 62g gạo nâu có chứa khoảng 0,6 mg kẽm. Một lát bánh mì nguyên hạt có chứa 0,5 mg kẽm.

Sữa và sản phẩm bơ sữa

Cuối cùng là sữa và sản phẩm làm từ sữa cũng có thể cung cấp nhiều canxi cũng như kẽm cần thiết cho trẻ.

Sữa và các sản phẩm từ bơ sữa cung cấp đầy đủ canxi và kẽm cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Sữa và các sản phẩm từ bơ sữa cung cấp đầy đủ canxi và kẽm cần thiết cho sự phát triển của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Kẽm nhỏ giọt cho trẻ sơ sinh

Kẽm nhỏ giọt là sản phẩm hỗ trợ tăng cường thể lực, kích thích hệ miễn dịch cho trẻ. Với các thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không phẩm màu, không mùi. Nhờ vậy, cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hằng ngày cho bé. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống hằng ngày nhé!

Siro bổ sung kẽm cho bé

Với những trẻ còn quá nhỏ, khó khăn trong việc nhai nuốt thì siro bổ sung kẽm chính là trợ thủ đắc lực cho mẹ. Bạn chỉ cần đong đúng hàm lượng theo quy định trên hướng dẫn là có thể bổ sung đầy đủ lượng kẽm cần thiết cho trẻ.

Thuốc bổ sung kẽm có tác dụng không?

Thuốc bổ sung kẽm hay còn được gọi là kẽm axetat. Đây là dạng thuốc không kê đơn. Ngoài tác dụng bổ sung kẽm, thuốc còn hỗ trợ điều trị các trường hợp như cảm lạnh, nóng sốt.

Nhìn chung, với hình thức bổ sung kẽm bằng thuốc vẫn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, tốt nhất cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ từ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm đảm bảo an toàn.

Thực phẩm có chức năng bổ sung kẽm cho bé

Thực phẩm có chức năng bổ sung kẽm cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ cung cấp 100% năng lượng và dưỡng chất để nuôi cơ thể. Từ đó, tăng cường các kháng thể chống lại những vi trùng, vi rút gây bệnh, giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch từng ngày. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về “Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ” nhé:

 

Sai lầm khi bổ sung kẽm cho bé

Để tránh được những sai lầm trong quá trình bổ sung kẽm cho cơ thể, trước tiên mẹ nên nắm được nhu cầu về nguồn kẽm cho cơ thể trong giai đoạn này.

Bổ sung sai liều lượng cho phép

Lượng kẽm cần thiết sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của trẻ. Điều này cũng được hướng dẫn và ghi chú ngay trên hộp thuốc bổ sung kẽm. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chưa chú trọng đến những cảnh báo này và bổ sung kẽm không đúng cách. Đồng thời, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng quá tải kẽm. Trong những trường hợp nguy hiểm hơn có thể gây ra tử vong.

Bổ sung kẽm cùng lúc với sắt, đồng và canxi

Nhiều chuyên gia Y tế không thực sự khuyến khích việc kết hợp của sắt, đồng và canxi trong cùng một lúc. Bởi khi các chất được sử dụng, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.

Cụ thể là canxi có khả năng làm giảm sự hấp thụ của cơ thể thông qua quá trình tăng sự bài tiết. Tương tự khi bạn bổ sung hơn 25 mg sắt mỗi ngày, tỷ lệ kẽm hấp thụ cũng sẽ có xu hướng giảm xuống. Do đó, bạn nên bổ sung viên sắt và kẽm cho trẻ cách nhau ít nhất 2 tiếng. Đồng thời, các bác sĩ khuyên rằng cha mẹ nên sử dụng kẽm trước khi bổ sung sắt.

Lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé từ 2 tuổi, trẻ sơ sinh

Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng

Với thị trường rộng lớn từ các sản phẩm bổ sung kẽm ở bản địa đến các dòng được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và các quốc gia khác theo đường xách tay hoặc chính thức. Do đó, cha mẹ nên thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm chất lượng cho con cái. Hãy tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, hàm lượng, hạn sử dụng,… Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bạn nên tránh mua những sản phẩm rẻ tiền, giảm giá, hàng không rõ nguồn gốc, nhãn mác không đầy đủ.

Nhu cầu sử dụng kẽm theo từng độ tuổi khác nhau

Theo nghiên cứu nhiều chuyên gia dinh dưỡng, các nhóm tuổi khác nhau sẽ yêu cầu liều lượng sử dụng khác nhau:

  • 2 mg / ngày cho trẻ từ 0 đến 6 tháng.
  • 3 mg / ngày cho trẻ từ 7 đến 11 tháng.
  • 3 mg / ngày cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
  • Đối với trẻ từ 4 đến 8,5 mg mỗi ngày.

Thời lượng sử dụng kẽm

Tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, thời gian bổ sung kẽm cho trẻ ngắn hoặc dài. Cha mẹ không nên tự ý điều chỉnh thêm cho con mà nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia y tế. Vì thừa kẽm hoặc thiếu kẽm đều có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Những câu hỏi thường gặp về vấn đề bổ sung kẽm cho bé từ 1 đến 3 tuổi

Khi bé bị thừa kẽm, sẽ có biểu hiện như thế nào?

Dưới đây là các biểu hiện của bé khi bị thiếu kẽm mà mẹ cần lưu ý: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, hay nôn mửa, nhức đầu và ăn mất ngon

Nên bổ sung kẽm cho bé trong thời gian bao lâu?

Để xác định được thời gian bổ sung kẽm cho bé, bố mẹ hãy đưa bé đến trung tâm dinh dưỡng hoặc cơ sở y tế để được xét nghiệm và đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bé mà sẽ bổ sung kẽm từ 2 đến 3 tháng.

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, để bổ sung kẽm cho bé biếng ăn, mẹ hãy cho bé ăn những loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, sò, trai, ngũ cốc thô và các loại đậu,…Ngoài ra, hãy ăn thêm cá, rau củ, trái cây cũng chứa kẽm nhưng không nhiều.

Một năm nên bổ sung kẽm mấy lần cho bé?

Những thông tin trên đây giúp mẹ hiểu thêm về vai trò và cách bổ sung kẽm cho bé từ những nguồn thực phẩm hàng ngày. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu thiếu kẽm, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và bổ sung kẽm kịp thời nhé!

Thuốc kẽm Acemin Sanfobee có tốt không?

Thuốc kẽm Acemin Sanfobee có những thành phần như axit amin sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng,… Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng kẽm sẽ giúp giảm nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ em.

Các loại thuốc kẽm nào dễ uống cho bé?

Dưới đây là các loại thuốc bổ sung kẽm dễ uống cho bé: Nature’s Way Kids Smart Liquid ZinC, Zinc Plex, Brauer Baby & Kids Liquid Zinc, Kẽm Acemin SanfoBee, Special Kid Zinc, Natures Aid Immune Plus, Kẽm BioCare Zinc With Vitamin C,…

Thẻ:
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách tắm cho bé

Lần đầu làm mẹ, tắm cho bé hẳn là một thử thách đối với mẹ. Làm thế nào để đảm bảo bé tắm an toàn

Rối loạn Gen

Nếu bạn đã xúc động và lo lắng khi chứng kiến những rối loạn di truyền ở trẻ em (thông qua một người bạn hay

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!