Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày: nguyên nhân và 6 cách khắc phục

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày: nguyên nhân và 6 cách khắc phục

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là vấn đề thường gặp nhưng không phải ai làm mẹ cũng biết rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý nôn trớ ở trẻ sơ sinh để có thể giảm đi tình trạng này. Thông thường, việc trẻ sơ sinh hay nôn trớ sẽ giảm dần và kết thúc khi trẻ qua giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? Vì sao trẻ sơ sinh nôn trớ? Làm thế nào để khắc phục việc trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ? Cùng Huggies tìm hiểu về giải đáp các thắc mắc về vấn đề trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều trong bài viết sau nhé!

Tham khảo: Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Nhận biết trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Đầu tiên, mẹ cần nhận biết được hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, cần phải phân biệt 2 hiện tượng “nôn trớ” và “nhả sữa” vì cả 2 đều xuất hiện khá thường xuyên ở trẻ sơ sinh. Nếu như nhả sữa là chỉ thói quen ngậm sữa trong miệng (chưa nuốt vào) sau đó nhả ra của trẻ, thì việc trẻ sơ sinh bị nôn trớ lại liên quan đến dạ dày.

Nói một cách cụ thể hơn, “nôn” chỉ tình trạng các chất trong dạ dày (bao gồm cả dịch vị và thức ăn) bị đẩy lên hầu do sự co bóp của dạ dày kết hợp với hoạt động co thắt của các cơ ở thành bụng. Trong khi đó, “trớ” là sự di chuyển của những thứ ở dạ dày từ hầu lên miệng với số lượng ít. Nguyên nhân của “trớ” đơn thuần chỉ là sự co bóp của dạ dày. Nôn trớ chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh, giai đoạn hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn chỉnh.

Tham khảo: Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình ngủ không ngon giấc?

Mẹ có biết:

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày thường cảm thấy rất khó chịu, do đó, mẹ nên sử dụng các loại tã, bỉm cho bé có thiết kế mỏng nhẹ, đảm bảo tính khô thoáng để mang lại cảm giác thoải mái cho bé yêu. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Bên cạnh đó, thương hiệu bỉm tã dán Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh (Nguồn: Huggies)

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay nôn trớ được chia thành 2 loại:

Nôn trớ sinh lý:

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là do dạ dày của bé nằm ngang, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị yếu.  Bé sẽ tự động hết nôn trớ sinh lý khi lên12-18 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh nôn trớ cũng có thể do rối loạn tiêu hóa, ho, khóc quấy kéo dài. Thực tế, nguyên nhân lớn khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ là do chế độ chăm sóc chưa đúng cách như mùi vị các loại thức ăn không thích hợp, bị ép ăn nên sợ ăn, ăn phải những thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng, tư thế bú không đúng, quấn tã quá chặt,…

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Nôn trớ bệnh lý:

·       Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn (chậm) nhu động ruột khiến trẻ sơ sinh bị nôn.

·       Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều do các dị tật về đường tiêu hóa như hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành…Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh bị nôn trớ thường xuyên ngay sau khi chào đời.

·       Nôn trớ ở trẻ sơ sinh do tắc ruột hoặc xoắn ruột, thường được biểu hiện bởi việc nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí tiểu, bí đại tiện, đi ngoài lẫn máu và dịch dạ dày có màu nâu đen.

·       Bệnh viêm đường hô hấp trên.

·       Nhiễm trùng thần kinh (viêm màng não mủ).

·       Chứng tăng áp lực nội sọ do giảm tỷ lệ Prothrombin gây xuất huyết não.

·       Trẻ bị mắc hội chứng sinh dục thượng thận.

·       Rối loạn thần kinh hoặc co thắt môn vị.

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu khác lạ ngoài nôn trớ, mẹ cần cho bé khám bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhé!

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Các cách để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Ngoại trừ các nguyên nhân đến từ bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ thông thường đều có thể được cải thiện, nhờ mẹ thay đổi một vài thói quen nhỏ cho trẻ.

Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi thừa này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ sơ sinh hay nôn trớ sữa sau khi bú. Để giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, mẹ cần lưu ý như sau:

Chia nhỏ khẩu phần của bé

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa

Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Nếu lúc này, mẹ cho bé nằm ngay sau khi bú thì tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để giải thoát bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

Cho bé bú đúng cách

Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ. Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ hút vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều, khi cho bé bú mẹ, mẹ chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh để khí len lỏi vào dạ dày bé.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Tư thế ngủ đúng cho bé

Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng là cách giúp cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

Nói “không” với khói thuốc

Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt và khắp người

Bổ sung canxi cho bé

Nếu hiện tượng nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Khi nào nôn trớ ở trẻ sơ sinh trở nên nguy hiểm

Nếu đã thử hết những cách trên nhưng tình trạng nôn trớ của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đấy!

Trong một vài trường hợp, nôn trớ đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột, …thì việc đi khám ngay là vô cùng cần thiết để tìm giải pháp, đảm bảo an toàn cho bé.

Tham khảo: Trẻ bị nôn trớ: Nguyên nhân và cách khắc phục

·       Nôn do bệnh lý ngoại khoa: Nôn là dấu hiệu sớm của bệnh tắc ruột, lồng ruột, hẹp ruột bẩm sinh do phì đại môn vị, do viêm ruột thừa,…

·       Trong hẹp ruột bẩm sinh: Nôn ngay sau mỗi bữa ăn hoặc vài giờ sau ăn. Nôn xuất hiện sớm có khi trong tuần lễ đầu, song phần lớn là 1-3 tháng. Sở dĩ nôn như vậy là vì lỗ môn vị bị hẹp. Thức ăn cứ đọng lại ở dạ dày mà không xuống được ruột non. Vì trẻ nôn nhiều nên lúc nào cũng cảm giác đói và đòi ngậm vú. Song bú vào lại nôn nên trẻ gầy sút, ở trong tình trạng mất nước (da môi, môi khô táo bón). Nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ được chữa khỏi bằng phẫu thuật.

·       Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ (thường xuất hiện ở trẻ từ 4-8 tháng tuổi): trẻ bụ bẫm khoẻ mạnh, nuôi bằng sữa mẹ, tự nhiên ưỡn người khóc thét từng cơn, bỏ bú và nôn vọt. Sau đó khoảng 6-12 giờ, đứa trẻ ỉa ra máu, thường là máu tươi có ít nhầy. Toàn trạng giảm sút rõ rệt: da tái, môi khô, mắt trũng, tay lạnh. Nếu phát hiện lồng ruột sớm phải đưa ngay trẻ tới bệnh viện trong 6 giờ đầu, nghĩa là khi mới có cơn khóc thét, nôn và bỏ bú. Nếu đến sớm có thể tháo lồng dưới màn hình quang, nhưng nếu để muộn, quá 24 giờ, nhiều đoạn ruột đã bị hoại tử bắt buộc phải mổ cắt bỏ những đoạn ruột đó.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và cách cải thiện tình trạng này, mẹ hãy chú ý khi chăm sóc con nhé!

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Thẻ:
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách tắm cho bé

Lần đầu làm mẹ, tắm cho bé hẳn là một thử thách đối với mẹ. Làm thế nào để đảm bảo bé tắm an toàn

Rối loạn Gen

Nếu bạn đã xúc động và lo lắng khi chứng kiến những rối loạn di truyền ở trẻ em (thông qua một người bạn hay

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!