Trẻ 1 tuổi cần gì?
Những điều cơ bản về giấc ngủ của bé 1 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 11 tiếng vào ban đêm (nhiều giấc liên tục) và nhìn chung ngủ hai giấc mỗi ngày, có thể lên tới 3-4 giấc. Nhưng nhiều bé 1 tuổi có thể giảm xuống chỉ còn một giấc ngủ trưa dài hơn.
Nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng
Mẹ vẫn có thể cho trẻ bú từ 700ml – 1000ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày, nhưng bạn nên bắt đầu cai sữa cho bé. Trẻ 1 tuổi có thể ăn hoàn toàn thức ăn rắn và bắt đầu uống sữa bò từ bây giờ. Hãy lưu ý để dễ dàng lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi nhanh gọn mà vẫn đáp ứng nhu cầu của trẻ nhé!
Nhu cầu về vận động
Khi được 12 tháng, não bộ của bé đã tăng gấp đôi kích thước. Trẻ bắt đầu chập chững vừa đi vừa bám vào một thứ gì đó hoặc người nào đó. Nhưng cũng có một số trẻ có thể tự đứng vững mà không cần bám víu vào bất cứ thứ gì. Một số thậm chí đã có thể đi bộ. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn trẻ mới biết đi không đi lại tốt cho đến ít nhất 13 hoặc 14 tháng.
Cho dù con bạn có đi lại như thế nào trong thời gian này, chắc chắn bé vẫn luôn muốn khám phá xung quanh. Bố mẹ cần giúp trẻ đối mặt với những thách thức mới, trau dồi các kỹ năng vận động tốt bằng cách tạo ra những trải nghiệm thú vị cho trẻ vào lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi.
- Dừng lại và chạm vào một chiếc lá trên một bụi cây.
- Cho bé chơi đùa với thú cưng trong nhà.
- Giúp bé leo cầu thang.
- Giúp bé chơi cầu trượt.
- Đưa bút chì, phấn màu để trẻ tập viết nguệch ngoạc.
- Chơi xếp hình khối,…
Hãy cho trẻ nhiều cơ hội để thao tác với các đồ chơi có thể vặn, quay, đổ cũng như các đồ chơi có thể đập, đẩy và kéo. Và điều quan trọng là mẹ phải luôn canh chừng con để đảm bảo an toàn cho bé.
Nhu cầu giao tiếp của bé 1 tuổi
Về mặt giao tiếp, thông thường trẻ 1 tuổi có thể nói không quá một đến năm từ như “mẹ, ba” và một vài từ khác. Tuy nhiên, lúc này bé đã có thể biểu lộ nhiều cảm xúc hơn, tháo vát hơn. Nếu trẻ muốn món đồ chơi nào, trẻ có thể càu nhàu hoặc gật đầu đáp lại câu hỏi của mẹ; kéo mẹ về phía cửa khi muốn chơi bên ngoài và rất nhiều cử chỉ đáng yêu khác của bé.
Tham khảo: Cách dạy trẻ tập nói
Ngay cả khi khả năng phát âm của trẻ chưa tốt nhưng trẻ vẫn luôn tích cực cố gắng giao tiếp với bạn thông qua cử chỉ, biểu cảm, hành động. Điều mẹ cần biết là trẻ 1 tuổi mặc dù các kỹ năng đã tiến bộ nhảy vọt, nhưng khả năng chú ý của bé vẫn chưa cao. Bé sẽ không muốn ngồi yên lâu khi giải câu đố hoặc nghe một câu chuyện. Vì vậy, đừng cố thúc ép bé 1 tuổi, khả năng duy trì sự quan tâm của bé sẽ tiến bộ hơn khi bé lớn hơn.
Vì sao bố mẹ cần lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi
Bé được 1 tuổi là mốc thời gian quan trọng hình thành nên những thói quen sau nay, vì vậy việc xây dựng lịch sinh hoạt cho bé là rất cần thiết. Các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và vận động của bé đang phát triển nhanh chóng và sẽ có nhiều thay đổi hơn so với trước đây. Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chính là chìa khóa giúp bé hình thành tư duy kỹ luật, thói quen sinh hoạt điều độ và đặc biệt sẽ giúp mẹ nhàn hơn khi chăm sóc con. Một vài lợi ích dễ thấy khi xây dựng và giúp con thực hiện lịch sinh hoạt cá nhân của mình.
- Bé sẽ không còn quấy khóc mỗi khi đến giờ đi ngủ.
- Bé sẽ vui vẻ và tự tin hơn rất nhiều khi con biết những gì mình cần và phải làm.
- Giúp bố mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn, sắp xếp và tận dụng được thời gian linh hoạt.
Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi bú sữa công thức
Nếu ba mẹ cần gợi ý cho việc lên lịch trình cho bé 1 tuổi của mình, có thể áp dụng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi theo EASY. EASY là phương pháp Eat – Activity – Sleep – Your time có nghĩa lần lượt là Ăn – Hoạt động (chơi) – Ngủ – Thời gian của mẹ. Rất nhiều phụ huynh đã áp dụng thành công phương pháp này, xây dựng lịch sinh hoạt ăn uống cho bé 1 tuổi nhằm tối ưu các hoạt động trong ngày hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Huggies gợi ý sử dụng bản lịch trình sau và điều chỉnh theo nhu cầu và mong muốn của mình.
- 6:45 sáng: Thức dậy, chơi trong nôi hoặc trên giường của bạn.
- 7:30 sáng: Uống sữa.
- 8:00 sáng: Mặc quần áo, đánh răng.
- 8:30 sáng: Đọc sách và chơi.
- 10:30 sáng: Ăn nhẹ buổi sáng.
- 11:00 sáng: Vẽ, xếp hình,…
- 11:30 sáng: Nghe nhạc.
- 12:00 trưa: Ăn trưa, vệ sinh, thay tã.
- 12:30 trưa: Giờ ngủ trưa.
- 2:30 chiều: Ăn nhẹ buổi chiều.
- 3:00 chiều: Chơi/ đi bộ ngoài trời.
- 5:30 chiều: Ăn tối.
- 6:00 chiều: Giờ chơi và dọn dẹp.
- 7:00 tối: Đi tắm/ đánh răng.
- 7:30 tối: Thay đồ ngủ, giờ kể chuyện, hát ru.
- 8:15 tối: Giờ đi ngủ.
Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi bú sữa mẹ
Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ có thể xây dựng lịch trình kết hợp giữa thói quen sinh hoạt của bố mẹ và nhu cầu của bé. Như vậy, mẹ có thể thoải mái cho con bú sau khi đã hoàn thành các công việc cần làm.
- 7:00 sáng: Thức dậy và cho con bú trong 10 đến 15 phút.
- 7:30 sáng: Đọc sách.
- 8:00 sáng: Bé tự chơi trên ghế, chờ mẹ chuẩn bị bữa sáng.
- 8:15 sáng: Ăn sáng.
- 8:45 sáng: Xếp hình, nghe nhạc,…
- 9:30 sáng: Ngủ giấc ngắn vào buổi sáng.
- 11:00 sáng: Thay tã.
- 11:15 sáng: Ăn trưa.
- 11:30 trưa: Đọc sách, vẽ
- 12:30 trưa: Cho bé bú mẹ rồi ngủ trưa. 2:30 chiều: Bé thức dậy, chuẩn bị cho bé ra ngoài.
- 3:00 chiều: Mẹ và bé đi chơi cùng nhau: đi bộ, bơi lội, gặp gỡ bạn bè,…
- 4:30 chiều: Ăn tối sau đó tắm rửa.
- 5:30 chiều: Cho bé tự chơi khi đang ngồi trên ghế của mình và chơi trong khi bố mẹ ăn.
- 6:00 chiều: Giờ chơi với bố.
- 7:00 tối: Thay đồ ngủ, giờ kể chuyện, hát ru.
- 8:00 tối: Đi ngủ. Bé có thể ngủ suốt đêm, nhưng có thể thức dậy vài lần, mẹ phải cho bé bú để bé ngủ lại.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên quá gò bó về thời gian với con trẻ. Có một chuỗi các hoạt động điều độ, ổn định là điều quan trọng, nhưng đừng căng thẳng về việc phải chính xác thời gian.
Xem thêm:
- Trẻ 12 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động
- Trẻ 13 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động
Vừa rồi là những kinh nghiệm và cách lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi, truy cập Huggies để có thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc con cái và sự phát triển của bé!