Sự phát triển thể chất

Khi vừa biết đi, bé sẽ lớn lên rất nhanh và thích khám phá mọi thứ, cha mẹ sẽ thường cảm thấy họ phải rất cố gắng mới theo kịp con mình. Khi bé bắt đầu chạy quanh nhà và tìm hiểu, khi ấy ngôi nhà bạn sẽ trở nên sinh động và khác hẳn. Bé sẽ bắt đầu suy nghĩ độc lập, bắt chước và tập nói theo bạn và những người xung quanh. Cách bé chơi cũng sẽ thay đổi dần theo từng ngày lớn lên.

Dưới đây là một số khía cạnh của việc phát triển thể chất của bé:

Phát triển nhận thức

Khi con bạn lớn lên mỗi ngày, đồng thời bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể trong cách bé suy nghĩ và phát triển tư duy. Ở tuổi này, bé thường suy nghĩ và phát triển khả năng sử dụng các giác quan, trải nghiệm thế giới xung quanh và tập sử dụng nhiều đồ đạc trong nhà.

Bé sẽ học, thử làm, thử chơi và biết thêm rất nhiều thứ về thế giới xung quanh qua nhiều cách, từ cảm nhận đến cách giải quyết một việc gì đó. Mỗi lần bé tập tành làm một điều mới, những quan sát và kinh nghiệm này đều sẽ nhanh chóng được tích lũy vào kho kinh nghiệm đang ngày một đầy thêm của bé.

Việc ngủ của bé

Trẻ em ở tuổi này có chế độ ngủ khác nhau nhưng hầu hết các em đều tự tập một thói quen ngủ phù hợp nhất với cơ thể. Khi đã ngủ, bé ngủ sâu suốt đêm và thường không thức giấc giữa chừng. Thời điểm khó nhất là lúc cha mẹ thuyết phục bé lên giường đi ngủ. Nhiều em sẽ la hét, khóc và chống đối ngay cả khi cha mẹ đã rất mệt khiến các phụ huynh bối rối và lo lắng. Dạy cho con đi ngủ đúng một giờ cố định sẽ tốt cho cả cha mẹ và bé.

Có nhiều bé sẽ khóc hoặc vùng dậy ngay sau khi bạn rời khỏi giường ngủ. Với những bé này, mẹ có thể dỗ dành bé dịu dàng, để bên cạnh bé một con gấu ngủ dễ thương hoặc đắp chăn cho bé. Bạn cũng có thể đọc sách truyện cho trẻ nghe đến chừng nào bé cảm thấy đã quen giường và chìm vào giấc ngủ.

Về việc ngủ của bé

Với những bé hay thức dậy quá sớm, bạn có thể chỉ cho bé cách đọc số trên đồng hồ để bé biết lúc nào thức dậy là đúng. Bạn cũng có thể để thật nhiều đồ chơi dễ thương, sách hình truyện… để bé có thể chơi trong khi chờ bố mẹ thức dậy.

Bé tập nói và giao tiếp với mọi người

Tập trò chuyện với mọi người là một trong những kĩ năng khó nhất với con của bạn. Bé càng tập nói và trò chuyện nhiều thì càng biết cách tương tác với những người xung quanh và cả thế giới quanh bé.

Mẹ hãy nói với con bằng những từ đơn giản và chuẩn nhất để bé có thể dần sử dụng và gia tăng từ ngữ.

Cha mẹ phải nhớ luôn đáp lời bé một cách có suy nghĩ, lặp lại khi bé chưa hiểu rõ. Nói chuyện, đọc sách và chơi với bé đều sẽ giúp bé biết nói và giao tiếp nhiều hơn mỗi ngày.

Vui chơi

Trẻ em rất hiếu động ở tuổi này. Khi chơi đùa, bé cũng học hỏi thêm rất nhiều. Con trai sẽ có cách chơi khác con gái. Sự khác nhau về giới tính khi bé chơi thể hiện những gì bé học được từ bố mẹ và cả cách mà bé tự suy nghĩ. Các chuyên gia nghiên cứu giới tính cho rằng ở ngay những năm đầu đơi, con trai và con gái đã chơi theo những cách khác nhau và thích những loại đồ chơi cũng rất khác nhau.

Kĩ năng bé học được từ sự vui chơi giúp bé phát triển sự nhận thức về bản thân, giúp bé tự tin, học hỏi nhiều hơn và tiếp tục xây dựng những mối quan hệ khác trong cuộc đời, giúp chúng sẵn sàng khi đến tuổi đi học và cho cả tương lai sau này.

Khi bé chơi trò đóng vai

Chơi trò đóng vai hoặc trò chơi tưởng tượng là cách tốt để bé tập luyện tư duy sáng tạo. Bé sẽ phát triển dần các kĩ năng cho trí tuệ, hoàn thiện cảm xúc để thành công trong xã hội sau này. Đồng thời, bé cũng dần phát triển trí nhớ, ngôn ngữ, tập thể hiện quan điểm.

Chơi trò đóng vai và tưởng tượng cũng giúp bé học cách hợp tác và thỏa hiệp với các bạn cùng chơi. Đây là kĩ năng quan trọng để bé có thể thành công trong tương lai. Khi cha mẹ khuyến khích bé chơi trò đóng vai, bé sẽ thỏa sức để trí tưởng tượng của mình tung bay và biết tham gia vào việc tạo ra các hoạt động mới khi chơi.

Thời gian lí tưởng cho bé chơi các trò đóng vai và tưởng tượng là từ 3-6 tuổi. Đây là thời gian tuyệt vời nhất mà trí não bé có thể chìm đắm vào một thế giới thần tiên đầy tưởng tượng và thú vị. Cha mẹ có thể mua cho bé những món đồ chơi thích hợp để bé thỏa sức thể hiện với các trò chơi loại này.

Bé chơi trò đóng vai

Cho bé vui chơi ngoài trời

Cả hoạt động trong nhà và ngoài trời đều quan trọng với sự phát triển của bé, đặc biệt là với sức khỏe.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời đã giảm rất nhiều.

Khi bé đến tuổi đi nhà trẻ (2-5 tuổi), bé sẽ tham gia nhiều trò chơi hoạt động hơn, bé sẽ học cách chơi với những đồ chơi có bánh xe, leo trèo và đùa giỡn trên những loại đồ chơi ngoài trời trong sân trường.

Khi vui chơi ngoài trời, bé sẽ tự mình khám phá môi trường xung quanh; tự tạo chỗ để chơi; tham gia những trò chơi đóng vai với những đồ đạc có sẵn (lều, nhà đồ chơi, xe đồ chơi,…) và tự tạo ra cả những thứ biểu tượng (bằng bìa giấy, đá, gỗ). Các trò chơi ngoài trời  kích thích và tạo cơ hội cho bé phát triển khả năng tự chủ nhiều hơn.

Thẻ:
Quá trình phát triển của bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Sự phát triển tâm lý

Khi con bạn được 2 tuổi, bạn sẽ thấy bé bắt đầu thay đổi cách nghĩ. Đây là giai đoạn đa số các bé phát

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!