25 Dấu hiệu mang thai (có bầu) sớm nhất sau 1 tuần đầu quan hệ

Dấu hiệu mang thai sớmdấu hiệu nhận biết có thai (có bầu) sau 1 tuần quan hệ là trễ kinh, đau tức ngực, đi tiểu nhiều, buồn nôn,… Ngoài việc sử dụng que thử thai hoặc siêu âm, bạn có thể dựa vào những cách nhận biết có thai mà khoa học đã kiểm chứng trên để chủ động xây dựng kế hoạch chăm sóc thai kỳ. Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng có thai tuần đầu chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

>> Tham khảo thêm:

Nhận biết 25 dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1 tuần quan hệ

1. Đau tức ngực, đầu vú thâm quầng là biểu hiện có thai đầu tiên

Ngoài buồn nôn (ốm nghén), đi tiểu nhiều lần và chậm kinh, nếu bạn thắc mắc có thai có những biểu hiện gì thì đau tức ngực là một dấu hiệu khá điển hình. Nhiều người không thể phân biệt được đau tức ngực là một trong những biểu hiện có thai sau 1 tuần quan hệ hay do đến kỳ kinh nguyệt.

Thông thường, đau tức ngực chỉ xuất hiện xung quanh kỳ nguyệt san. Tuy nhiên, đối với người đã mang thai thì dấu hiệu này dễ nhận thấy chỉ sau 1 tuần – khoảng thời gian mà Hormone hCG tăng cao. Lúc này, bầu ngực sẽ sưng và đau; núm vú trở nên sẫm màu, nhô ra và vùng quầng núm vú lớn hơn so với bình thường. Hiện tượng đau tức ngực sẽ giảm dần và biến mất sau 03 tháng đầu thai kỳ vì cơ thể có khả năng điều chỉnh lại nội tiết tố.

Theo Healthline, để giảm thiểu tình trạng gây khó chịu này, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Mặc áo lót hỗ trợ cho bà bầu thoải mái với vải cotton, không gọng.
  • Chọn áo ngực có móc cài khác nhau để bạn có thể dễ dàng điều chỉnh phù hợp với kích cỡ phát triển của ngực trong suốt thai kỳ.
  • Sử dụng miếng lót ngực vừa vặn với áo ngực để giảm ma sát giữa áo ngực và núm vú, dẫn đến tổn thương núm vú.

Đau tức ngực là dấu hiệu sắp có thai 

Đau tức ngực là dấu hiệu sắp có thai

 

2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai thành công trong 2-3 tuần đầu, bạn sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn và đi nhiều lần trong ngày. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ thường gặp. Lý do có hiện tượng trên là thận phải hoạt động thường xuyên vì lượng máu bơm lên thận để lọc nhiều hơn. Bên cạnh nguyên nhân trên còn có thể do thời gian mang thai, tử cung và bàng quang bị chèn ép khiến bạn buồn tiểu nhiều hơn.

Tần suất đi tiểu sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người là khác nhau. Hiện tượng này có thể kéo dài từ khi mẹ có những biểu hiện có thai đến hết thai kỳ, tức là khi sinh bé thành công.

Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu khi có biểu hiện đi tiểu nhiều lần:

  • Mẹ nên uống thêm khoảng 300 ml nước mỗi ngày.
  • Mẹ nên lên kế hoạch đi vệ sinh trước để tránh tình trạng tiểu không kiểm soát.

3. Bị chuột rút là một trong những biểu hiện có thai sau 1 tuần quan hệ

Theo WebMD, bị chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu có thai tuần đầu mà nhiều người ít để ý. Khi mang thai những tuần đầu tiên, tử cung của bạn đã giãn dài thêm để sẵn sàng cho sự xuất hiện của một em bé trong suốt 9 tháng. Lúc này, sức nặng của tử cung tạo áp lực lên mạch máu ở chi dưới, khiến bạn bị chuột rút. Cách đơn giản để giảm thiểu triệu chứng có thai này là massage nhẹ nhàng và bổ sung những thực phẩm giàu canxi.

Tham khảo: Chuột rút khi mang thai

Bị chuột rút là dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên lưu ýBị chuột rút là dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên lưu ý

4. Cảm giác buồn nôn

Ở tuần thứ 4-6 khi mang thai, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn nôn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Theo Mayo Clinic, triệu chứng ốm nghén cũng xuất hiện tương tự giống như một trong những biểu hiện của có thai. Do vậy, nếu nhận thấy có dấu hiệu buồn nôn hoặc ốm nghén một cách khác thường, bạn có thể nghĩ đến khả năng mình mang thai rồi đấy.

Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu để giảm thiểu tình trạng này:

  • Để một gói bánh quy giòn cạnh giường và ăn một ít trước khi thức dậy vào buổi sáng để giúp giảm ốm nghén.
  • Uống nhiều nước.
  • Liên hệ bác sĩ nếu tình trạng buồn nôn khiến mẹ không thể giữ bất cứ thực phẩm nào trong cơ thể.

Tham khảo: Ốm nghén khi mang thai

5. Mệt mỏi là dấu hiệu mang thai sớm

Nếu bình thường bạn hoạt động cả ngày không thấy mệt mỏi nhưng lại cảm thấy mệt trong vài ngày liền thì đây là dấu hiệu nhận biết có thai mà bạn nên lưu ý. Lúc này, cơ thể của bạn chưa quen với việc hoạt động 24/7 cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Một mặt, năng lượng cung cấp cho mẹ, mặt khác, năng lượng vẫn được bổ sung đều đặn cho thai dẫn đến mẹ cảm giác mệt mỏi hơn so với thường ngày.

Theo Healthline, nếu có dấu hiệu mang thai là mệt mỏi, mẹ nên:

  • Cố gắng ngủ đủ giấc.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ, thoải mái.
  • Thể dục trong thai kỳ.

Tham khảo: Mệt mỏi khi mang thai

Dấu hiệu mang thai phổ biến nhất: trễ kinh, đau ngực, nhiệt độ cơ thể tăng nhức đầu, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi

Dấu hiệu mang thai phổ biến nhất: trễ kinh, đau ngực, nhiệt độ cơ thể tăng nhức đầu, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi. (Nguồn: Sưu tầm)

6. Nướu bị sưng lên và đau là dấu hiệu nhận biết mang thai

Nướu bị sưng lên và đau là biểu hiện mang thai sớm dễ nhận biết nhất. Bởi vì cơ thể lúc này của bạn không chỉ bơm máu để nuôi sống bạn mà còn phải nuôi sống cho em bé trong bụng. Lúc này, lượng máu sẽ được tập trung đổ dồn về thai nhi khiến các mô khác trên cơ thể của bạn không cung cấp đầy đủ dưỡng chất, trong đó biểu hiện dễ nhận biết nhất là nướu bị sưng lên và đau.

7. Cổ tử cung ẩm ướt

Dấu hiệu nhận biết có thai dễ thấy nhất chính là cổ tử cung của bạn ẩm ướt. Chất nhầy ở cổ tử cung được làm dày lên để đón trứng làm tổ và đợi tinh trùng thụ tinh. Nếu như trứng thụ tinh không thành công, chất nhầy này sẽ biến mất qua đường âm đạo trong 24 giờ sau khi rụng trứng. Nhưng nếu như trứng thụ tinh thành công, chất nhầy ở cổ tử cung càng hoạt động mạnh để bao bọc trứng. Và đó là lí do vì sao trong nhiều ngày liền, dịch tiết ra khiến ẩm ướt khu vực tử cung. Vậy nên, đây cũng là dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh mẹ có thể theo dõi.

>> Tham khảo thêm: 7 Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

8. Chóng mặt, dễ ngất xỉu

Khi mang thai, một số phụ nữ có thể sẽ bị chóng mặt, váng đầu, đây chính là triệu chứng có thai sau 1 tuần quan hệ . Do những thay đổi trong hệ thống tim mạch của bạn như nhịp tim tăng, tốc độ bơm máu tăng, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng. Trong khi đó, huyết áp lại giảm đầu thai kỳ và tăng dần vào cuối thai kỳ. Những thay đổi này của cơ thể sẽ khiến những cơ quan khác phải điều chỉnh theo để kịp thích nghi. Nhưng đôi lúc sự điều chỉnh không kịp thời làm bạn bị choáng váng, chóng mặt. Nếu cơn choáng này làm bạn bị ngất xỉu, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì có thể nó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Một số thời khuyên dành cho mẹ khi gặp dấu hiệu có thai này là:

  • Luyện tập các bài tập thể dục phù hợp với thai kỳ để tăng khả năng tuần hoàn máu.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên.
  • Tham vấn bác sĩ về chế độ ăn uống để giảm thiểu tình trạng huyết áp cao.
  • Uống đủ nước và ăn nhẹ thường xuyên.
  • Khi chuyển trạng thái từ ngồi sang đứng, mẹ nên thay đổi từ từ để tránh chóng mặt, ngất xỉu.

>> Tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu: Dấu hiệu thai nhi & mẹ phát triển tốt 

chóng mặt, dễ ngất xỉu là dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên lưu ý

Chóng mặt, dễ ngất xỉu là dấu hiệu mang thai sớm mẹ nên lưu ý (Nguồn: Sưu tầm)

9. Hiện tượng chảy máu âm đạo ngoài kinh nguyệt là một trong những biểu hiện có thai sau 7 ngày quan hệ

Không phải phụ nữ nào cũng có dấu hiệu mang thai tuần đầu là chảy máu âm đạo, có khoảng 25-30% phụ nữ sẽ có triệu chứng này ở trong vài ngày đầu của thai kỳ. Lý do đưa được đưa ra bởi khi thụ tinh đã xảy ra và thanh công, lớp niêm mạc tử cung dày lên, trứng được cố định sâu hơn dẫn đến chảy máu và ra đường âm đạo. Do đó, nếu như không phải đến ngày kinh nguyệt, thì khả năng bạn có bầu rất cao.

Khi xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo ngoài kinh nguyệt, mẹ nên:

  • Tránh hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy, tất cả đều có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều.
  • Không sử dụng băng vệ sinh nếu bạn nghĩ rằng hiện tượng chảy máu không phải do kinh nguyệt. Bởi vì việc sử dụng băng vệ sinh có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

>> Tham khảo: Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt

10. Thay đổi khẩu vị hoặc thèm ăn

Ngoài những dấu hiệu có bầu trên, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi trong sở thích ăn uống của mình để đánh giá khả năng mang thai. Trước đây, có thể những món vị chua hay ngọt không phải là “gu” của bạn. Thế nhưng thời gian gần đây, bạn bỗng dưng thèm chua hay bất kỳ món gì giúp đỡ nhạt miệng, thì xác suất bạn có thai là khá cao đấy. Ở một số phụ nữ, dấu hiệu có thai tuần đầu có thể sẽ là chứng “cuồng ăn vô độ” trong suốt thời gian dài của thai kỳ.

11. Nhạy cảm với các loại mùi

Có hơn 2/3 phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên thường có khứu giác nhạy cảm hơn so với bình thường. Tùy vào mỗi người mà mức độ nhạy cảm với mùi sẽ khác nhau. Đây là một trong những biểu hiện có thai sau 7 ngày quan hệ mà bạn nên lưu ý.

Nếu như trước đây, bạn rất yêu thích mùi nước hoa chồng mình vẫn thường sử dụng, thì khi có thai, bạn có thể trở nên dị ứng đến mức nôn ọe khi ngửi phải mùi này. Tương tự, những mùi vốn luôn làm bạn khó chịu như mùi thuốc lá, mùi tanh của cá,… thì nay càng làm bạn khổ sở và khó chịu hơn nữa. Cách duy nhất để hạn chế hiện tượng này chính là tránh càng xa các mùi đó càng tốt. Với một số thai phụ, sự nhạy cảm này có thể sẽ giảm dần khi đến giữa hay gần cuối thai kỳ.

Nguyên nhân của triệu chứng có thai này là do nồng độ hormone estrogen và hCG trong cơ thể tăng lên làm cho phụ nữ mang thai dễ nhạy cảm với mùi vị. Có người chỉ thấy nhạy cảm với mùi ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có người lại nhạy cảm một cách dữ dội, nghiêm trọng.

12. Táo bón, khó tiêu, đầy hơi là dấu hiệu nhận biết mang thai phổ biến

Táo bón và đầy hơi là những dấu hiệu mang thai tuần đầu thường gặp ở chị em. Thậm chí chúng còn xuất hiện thường xuyên hơn cùng với sự phát triển của thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone progesterone khi mang thai tăng cao tạo ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa của thai phụ. Để hạn chế táo bón, đầy hơi, bạn chỉ cần uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày và ăn nhiều rau củ chứa vitamin và chất xơ.

>> Tham khảo: Táo bón khi mang thai phải làm gì?

Táo bón, khó tiêu, đầy hơi là dấu hiệu sắp có thai phổ biến

Táo bón, khó tiêu, đầy hơi là dấu hiệu nhận biết mang thai phổ biến mẹ nên lưu ý (Nguồn: Sưu tầm)

13. Đau lưng là triệu chứng mang thai sớm đáng chú ý

Nếu bạn cảm thấy thắt lưng mình bỗng xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi dọc sống lưng, thì rất có thể bạn đã mang thai rồi đấy. Biểu hiện mang thai sớm này là do dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung trong bụng. Do đó, đừng lơ là nghĩ rằng triệu chứng này do thời tiết hoặc do mệt mỏi khi lao động, hãy kiểm tra thêm có xuất hiện dấu hiệu mang thai nào khác không nhé.

>> Tham khảo: Cách giảm đau lưng khi mang thai

14. Nhiệt độ cơ thể tăng so với bình thường

Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Phó Giám Đốc Viện sức khỏe sinh sản cho biến: “Khi bắt đầu mang thai, do tác động của hormone progesterone nên nhiệt độ cơ thể mẹ bầu thường tăng nhẹ. Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ trung bình từ 0,3 – 0,5 độ, kéo dài quá 15 ngày kể từ ngày rụng trứng mà không bị giảm xuống thì khả năng mẹ đã có thai. Đối với người bình thường nhiệt độ trung bình là 37 độ C thì nhiệt độ của người mới mang thai sẽ là khoảng 37,5 độ C”.

Sự gia tăng này có thể tiếp tục trong những tháng đầu của thai kỳ. Đó chính là lý do vì sao khi mang thai phụ nữ luôn cảm thấy nóng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể tăng kèm sốt, đau khớp… thì bạn nên đi khám bác sỹ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Để xác định được việc mang thai chính xác, bạn nên đo nhiệt độ gốc hằng ngày. Đo nhiệt độ chuẩn nhất là khi sáng sớm bạn thức dậy sau một giấc ngủ say kéo dài tối thiểu 6 tiếng, và chưa làm bất cứ một hoạt động nào như nói chuyện, dậy khỏi giường, đi tiểu…

15. Tâm lý thất thường là cách nhận biết có thai đáng tin

Mang thai đã khiến nội tiết tố của phụ nữ thay đổi chóng mặt, làm đảo lộn cuộc sống. Trong đó, tâm lý cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy nên khi tâm lý bạn thay đổi thất thường, đó là dấu hiệu nhận biết mang thai bạn nên lưu ý. Nhiều mẹ bầu sẽ có những phản ứng khác nhau, không có quy luật chung. Một số người cảm thấy hưng phấn nhưng người khác lại cảm thấy chán nản, buồn bã không lý do. Nếu như bạn rời vào trạng thái chán nản, buồn phiền thì nên cân bằng lại tâm lý hoặc nhờ tham vấn của bác sĩ để tránh bị trầm cảm sau này.

16. Nhạy cảm với nhiệt độ môi trường

Đúng vậy, một trong những dấu hiệu thụ thai thành công sau 3 ngày quan hệ là bạn rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Khi thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, bạn luôn cảm thấy bản thân khó chịu với môi trường bên ngoài nếu như đang nóng hoặc lạnh. Thậm chí, vừa cách đây 30 phút bạn thấy bình thường nhưng sau đó thấy nóng là chuyện thường.

17. Trễ kinh là dấu hiệu có thai sớm dễ nhận biết nhất

Rất nhiều phụ nữ phát hiện dấu hiệu sắp có thai nhờ hiện tượng trễ kinh nguyệt. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là khoảng 28 đến 30 ngày, một số ít có chu kỳ từ 35 đến 60 ngày. Nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn nhưng đột nhiên lại trễ kinh 5 đến 7 ngày sau khi quan hệ tình dục thì rất có khả năng đó là một triệu chứng có thai đáng tin cậy.

Trong quá trình thụ thai và thai nhi phát triển trong bụng mẹ, nồng độ hCG tăng cao giúp các tế bào mầm tăng trưởng và cơ thể tiết ra hormone sinh dục nên kinh nguyệt sẽ bị đình chỉ.

Trễ kinh là một trong những biểu hiện có thai sau 1 tuần quan hệ

Trễ kinh là dấu hiệu sắp có thai dễ nhận biết (Nguồn: Sưu tầm)

18. Sa bụng dưới

Đau bụng âm ỉ là một trong những biểu hiện có thai sau 7 ngày quan hệ bạn nên hết sức chú ý. Sau khi quá trình thụ tinh thành công, thường sau 6-12 ngày sau khi quan hệ, trứng sẽ di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Từ đây trứng sẽ phát triển thành phôi thai. Hiện tượng này sẽ gây ra triệu chứng đau bụng âm ỉ ở người mẹ.

Tuy nhiên, vị trí đau bụng dưới thường bị nhầm lẫn với có kinh nguyệt nên không được chú trọng. Nếu có chung triệu chứng đau bụng dưới, đau đầu, trễ kinh hoặc đi tiểu thường xuyên sau lần quan hệ gần nhất thì bạn nên chú ý thăm khám bác sĩ ngay nhé.

19. Cách nhận biết có thai: Đầy hơi

Khi progesterone được phát triển đến một nồng độ cao nhất định sẽ gây ra thay đổi trong cơ thể phụ nữ mang thai. Một trong những thay đổi điển hình nhất là mỏi cơ, nhức đầu, kể cả các cơ bên trong cũng sẽ “đình công”. Cơ trong bao tử cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi điều này, vì thế, sau khi thụ thai thành công, mẹ bầu thường có triệu chứng căng bụng, đầy hơi, ăn không ngon, ợ hơi. Vậy nên hiện tượng đầy hơi ở mẹ là một dấu hiệu nhận biết mang thai nên lưu ý.

20. Khó thở, dễ bị hụt hơi là dấu hiệu mang thai con so thường gặp

Lượng hormone progesterone tăng lên và cơ thể người mẹ cũng cần thêm không khí cho thai nhi trong bụng phát triển nên sẽ sinh ra triệu chứng khó thở, hụt hơi. Nếu biểu hiện này kéo dài 2 – 3 ngày kết hợp với các triệu chứng mang thai khác sau khi quan hệ thì mẹ có thể cân nhắc sử dụng que thử thai để kiểm tra tính chính xác.

21. Rụng tóc nhiều hơn là biểu hiện của có thai

Rất nhiều phụ nữ cho rằng rụng tóc là dấu hiệu thụ thai thành công. Hormone bên trong cơ thể thay đổi làm ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, khiến nhiều người bị rụng tóc, tóc xơ rối. Đồng thời, da trở nên nám sạm, xuất hiện mụn trứng cá nhiều bất thường cũng là dấu hiệu mang thai sớm thường gặp.

Rụng tóc nhiều hơn là một trong những biểu hiện của có thai thường gặpRụng tóc nhiều hơn là một trong những biểu hiện của có thai thường gặp (Nguồn: Sưu tầm)

22. Tăng nhịp tim trong thời kỳ đầu mang thai

Tăng nhịp tim là một trong những biểu hiện có thai phổ biến ở chị em phụ nữ trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi vì trong thời kỳ này, nhịp tim của bạn cần đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cần thiết cho buồng trứng.

Theo nghiên cứu của National Library of Medicine, lưu lượng máu của bạn sẽ tăng thêm 30 – 50% trong thời kỳ mang thai. Đây chính là lý do tim của bạn cần làm việc nhiều hơn suốt thai kỳ.

23. Ợ chua là triệu chứng có thai phổ biến

Trong quá trình mang thai, hormone được sản sinh ra có thể khiến van giữa dạ dày và thực quản của bạn bị giãn ra. Điều này dẫn đến tình trạng axit trong dạ dày bị tràn sang thực quản, gây ra chứng ợ chua.

Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu khi gặp dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần quan hệ này là:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì một bữa lớn.
  • Cố gắng giữ tư thế ngồi thẳng ít nhất một giờ sau khi ăn để thức ăn được tiêu hóa.
  • Nếu bạn cần thuốc kháng axit để trung hòa PH trong dạ dày, bạn phải tham vấn ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc không gây ảnh hưởng đến em bé.

24. Tăng cân là một trong những biểu hiện của có thai

Trong giai đoạn cuối tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể của mẹ bắt đầu thay đổi cân nặng. Đặc biệt trong vài tháng đầu tiên, mẹ có thể tăng cân từ 0.45 – 1.8 kg. Trong thai kỳ, một số vị trí trên cơ thể mẹ sẽ lớn hơn:

  • Ngực: tăng 0.45 – 1.36 kg
  • Tử cung: khoảng 0.9 kg
  • Nhau thai: khoảng 0.68 kg
  • Nước ối: khoảng 0.9 kg
  • Máu và chất lỏng: khoảng 2.27 – 3.18 kg
  • Mỡ: khoảng 2.72 – 3.63 kg

25. Da sáng hoặc nổi mụn trong thời kỳ đầu mang thai

Cách nhận biết có thai tại nhà trong giai đoạn đầu là da bạn sẽ bắt đầu sáng và đẹp hơn. Lý do là vì khi lượng máu và hormone tăng lên, máu sẽ được đẩy đi nhiều hơn qua các mạch máu. Lúc này, các tuyến dầu trong cơ thể bạn phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Vậy nên, da bạn trở nên căng bóng và ửng hồng. Tuy nhiên, khi tuyến dầu hoạt động mạnh qua thời gian, da bạn sẽ bắt đầu nổi mụn do bít tắc dầu ở các lỗ chân lông.

Ngoài những triệu chứng có thai trên, mẹ có thể gặp những mẹo vặt nhận biết có thai theo dân gian dưới đây:

  • Cảm giác buồn ngủ
  • Nổi rôm sảy
  • Tính tình thay đổi, dễ cáu gắt hơn

>> Xem thêm: Mẹo vặt nhận biết có thai

Các triệu chứng khác của thai kỳ

Ngoài các triệu chứng thường thấy dễ nhận biết dấu hiệu mang thai, các triệu sau đây tuy được ít gặp hơn nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo “tin vui” cho chị em.

Bệnh trĩ

Bạn có thể mắc bệnh trĩ (hay còn gọi là trĩ) do căng thẳng do táo bón hoặc áp lực của đầu em bé. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, triệu chứng này thường sẽ tự khỏi ngay sau khi sinh.

Trường hợp bạn bị chảy máu do trĩ, ngứa, khó chịu hoặc đau, bạn cần:

  • Giảm bớt hoặc ngăn ngừa táo bón bằng cách tăng lượng nước và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
  • Ngâm mình trong nước muối ấm khoảng 15 phút, đặc biệt sau khi đi tiểu.

  • Thoa kem trĩ. Nếu vẫn chảy máu và cơn đau kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nhức đầu

Liên hệ ngay với bác sĩ phụ khoa của bạn nếu gặp phải tình trạng đau đầu khi mang thai đã sử dụng thuốc paracetamol (chẳng hạn như Panadol) vẫn không thuyên giảm, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ.

Nhức đầu kéo dài có khả năng liên quan đến chứng tiền sản giật, một tình trạng có thể ảnh hưởng đến thận của bạn. Do đó làm tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu đến em bé của bạn.

Ngứa da

Ngứa da lan rộng khắp cơ thể thường không phổ biến trong thai nhưng gây khó chịu, cản trở giấc ngủ. Một số ít trường hợp, lòng bàn tay và lòng bàn chân bị ngứa, có khả năng là do bệnh gan nghiêm trọng.

Ngứa trong giai đoạn sau của thai kỳ được cho là do phản ứng của cơ thể đối với sự căng da. Triệu chứng này có thể kiểm soát bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc kháng histamin. Để an toàn bạn nên thăm hỏi bác sĩ phụ khoa tên loại thuốc kháng histamin.

Hội chứng ống cổ tay

Theo các bác sĩ phụ khoa, hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng đến 60% phụ nữ khi mang thai. Nó được gây ra bởi sự chèn ép của dây thần kinh giữa do sự gia tăng chất lỏng mô khi mang thai.

Hội chứng ống cổ tay có thể nhẹ, đau từng cơn hoặc nặng có thể gây tê liệt một phần ngón tay cái hoặc mất cảm giác. Tuy nhiên, triệu chứng này thường tự khỏi sau khi sinh.

Nếu bạn cảm thấy hội chứng ống cổ tay (ngứa ran và tê ở tay) kéo dài, hãy thông báo cho bác sĩ phụ khoa của bạn. Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid hay điều trị bằng phẫu thuật.

Tiết dịch âm đạo

Tăng tiết dịch âm đạo là một thay đổi phổ biến trong thai kỳ. Nếu nó đi kèm với ngứa, đau, có mùi hôi hoặc đau khi đi tiểu thì đó có thể là do nhiễm trùng. Để khắc phục tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa.

Viêm âm đạo

Tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo gây rất nhiều nỗi muộn phiền cho các chị em phụ nữ. Nó xảy ra thường hơn trong khi mang thai. Một số nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo bao gồm nấm ấm đao, viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trichomonas và chlamydia. Khi gặp triệu chứng này các chị em cần gặp bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Giãn tĩnh mạch và phù chân sưng

Giãn tĩnh mạch chân rất phổ biến trong thai kỳ do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm tăng khối lượng máu lưu thông trong thai kỳ và áp lực của tử cung bà bầu lên các tĩnh mạch lớn hơn. Áp lực gia tăng lên các tĩnh mạch này cũng có thể dẫn đến sưng chân (phù nề) có thể gây đau, cảm giác nặng nề, chuột rút (đặc biệt là vào ban đêm) và các cảm giác bất thường khác.

Khi bạn gặp tình trạng giãn tĩnh mạch, bạn cần:

  • Mang vớ hỗ trợ.
  • Tránh đứng trong thời gian dài.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên (đi bộ hoặc bơi lội).
  • Nằm xuống để nghỉ ngơi với bàn chân cao.
  • Xoa bóp chân nhẹ nhàng.
  • Hãy báo cho bác sĩ về tình trạng của bạn trong lần khám tiếp theo.

Bạn có thực sự mang thai?

Nhiều dấu hiệu mang thai trên không phải là triệu chứng duy nhất đối với thai kỳ. Một số có thể cho bạn nhận biết rằng đang bị ốm hay thời kỳ kinh của bạn đang đến. Tương tự như vậy, bạn có thể mang thai mà không gặp phải các triệu chứng này.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy trễ kinh hoặc có các dấu hiệu nêu trên hãy sử dụng que thử thai tại nhà hay đến gặp bác sĩ phụ khoa của bạn. Trường hợp kết quả que thử thai tại nhà của bạn là dương tính, hãy đặt lịch hẹn khám với bác sĩ phụ khoa. Khi nhận biết mang thai sớm sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nếu bạn đang có kế hoạch thụ thai hoặc mới biết mình đang mang thai, hãy bắt đầu bổ sung vitamin trước khi sinh hàng ngày. Vitamin trước khi sinh thường chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như axit folic và sắt, để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Nếu bạn đang có kế hoạch thụ thai hoặc mới biết mình đang mang thai, hãy bắt đầu uống vitamin trước khi sinh hàng ngày. Vitamin trước khi sinh thường chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như axit folic và sắt, để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Kỹ năng vệ sinh trong thai kỳ

Sau khi quan hệ bao lâu thì chị em biết mình có thai?

Sau quan hệ bao lâu thì biết có thai? Nếu vợ chồng không có vấn đề gì về sức khỏe sinh sản và không dùng biện pháp tránh thai, thì quan hệ tình dục thường xuyên sẽ tăng khả năng thụ thai. Khi áp dụng tính toán ngày rụng trứng để chọn thời điểm quan hệ, khả năng thụ thai sẽ càng cao hơn.

Nếu vợ chồng quan hệ tình dục vào thời điểm rụng trứng, trong khoảng 1-2 ngày tinh trùng sẽ có nhiều khả năng thụ tinh cho trứng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp thành phôi nang, phôi nang sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung và ở đó để làm tổ. Lúc này, phôi nang được gọi là phôi thai. Vậy sau 6-10 ngày kể từ khi quan hệ, có khả năng có bầu và xuất hiện các dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên.

 

Khi nào nhận biết dấu hiệu mang thai

Mỗi lần mang thai là duy nhất, các triệu chứng của bạn có thể khác với triệu chứng của những bà mẹ khác cũng như các lần mang thai trước (nếu bạn đã từng mang thai). Tuy nhiên, nhìn chung các triệu chứng mang thai có thể ngày càng rõ rệt qua từng tuần, cụ thể như sau:

Nếu vợ chồng quan hệ tình dục vào thời điểm rụng trứng, trong khoảng 1-2 ngày tinh trùng sẽ có nhiều khả năng thụ tinh cho trứng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp thành phôi nang, phôi nang sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung và ở đó để làm tổ. Lúc này, phôi nang được gọi là phôi thai. Vậy sau 6-10 ngày kể từ khi quan hệ, có khả năng có bầu và xuất hiện các dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên.

Thời gian (từ tuần đầu trễ kinh) Dấu hiệu
Tuần 1 – 4 Đau bụng nhẹ hoặc rỉ máu
Tuần 4 Trễ kinh
Tuần 4 hoặc 5 Mệt mỏi
Tuần 4 – 6 Nôn ói

Cảm giác châm chích ở ngực

Đi tiểu nhiều lần

Chướng bụng

Tuần 5 – 6 Ốm nghén
Tuần 6 Thay đổi tâm tính

Thay đổi thân nhiệt

Tuần 8 Tăng huyết áp
Tuần 9 Mệt mỏi dữ dội và ợ nóng
Tuần 8 – 10 Nhịp tim nhanh hơn
Tuần 11 Thay đổi ở ngực và đầu vú

Mụn

Tăng cân đáng kể

Tuần 12 Sạm da

Cần làm gì khi mẹ có dấu hiệu mang thai sớm?

Khám thai để được tư vấn cẩn thận nhất

Nếu như bạn biết chắc chắn rằng đã có một sinh linh bé nhỏ được cơ thể bạn ôm trọn rồi thì nên đi khám thai để được bác sĩ tư vấn chăm sóc. Mục đích của khám thai giai đoạn đầu là để chẩn đoán thai có bị ngoài tử cung hay không, kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp, song thai, số tuổi thai… nhằm phòng ngừa các biến chứng thai kỳ.

Xét nghiệm sàng lọc cho bà bầu

Không chỉ siêu âm, bạn nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh (hoặc được bác sĩ chỉ định) để xác định được nhóm máu của bạn thuộc nhóm máu nào, có hiếm hay không; đường huyết, tổng phân tích nước tiểu… Xét nghiệm máu để biết được và phòng ngừa kịp thời các bệnh truyền nhiễm như Rubella, viêm gan B, STD hay tiểu đường thai kỳ

Tuân thủ chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho bà bầu

Sau khi bạn nhận thấy những biểu hiện có thai trong tuần đầu, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ hợp lý. Bởi vì cơ thể của bạn đang nuôi 1 cơ thể khác nên năng lượng cũng được tiêu hao nhiều hơn so với bình thường. Lúc này, bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi. Điều này giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt trong những năm tháng trong bụng mẹ. Trong đó, 4 nhóm chất cần bổ sung và cân bằng bao gồm: Đạm, tinh bột, béo, vitamin – khoáng chất. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cần chú ý tăng cường thêm các vi khoáng như: Axit folicsắt, canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của Cơ quan ngôn luận của bộ y tế, trong thời gian đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm sau:

  • Hải sản chứa thủy ngân: cá kiếm, cá ngừ mắt to, cá thu vua…
  • Thực phẩm sống, chưa được nấu chín: thịt nguội tươi, nem chua, hải sản hn khói, hải sản đông lạnh, sushi…
  • Trứng sống.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
  • Rau mầm sống.
  • Rau củ quả, trái cây chưa được rửa sạch kỹ càng.
  • Cafe, rượu bia, chất gây nghiện tổng hợp.
  • Vitamin A.

Ngoài các thực phẩm, rượu bia cần tránh, điều quan trọng nhất trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu cần phải lưu ý và nhắc nhở chồng là không hút thuốc. Phụ nữ có chồng hút thuốc trên 20 điếu mỗi ngày có nguy cơ sảy thai rất cao trong vòng 6 tuần đầu của thai kỳ, lên đến 80%.

Tiến sĩ Xiping Xu, ĐH Harvard cảnh báo: “Phụ nữ khi mang thai cần tránh xa nơi có khói thuốc và khuyến khích chồng nên bỏ thuốc lá ngay”.

Đối với mẹ bầu trực tiếp hút thuốc lá khi đang mang thai cũng cần phải bỏ ngay, điều này rất tệ hại đến não của trẻ sau này. Một cuộc nghiên cứu trên 200 trẻ em tại Hà Lan cho thấy, những trẻ có mẹ hút thuốc lá trong thời gian thai kỳ có não bộ nhỏ hơn và dễ căng thẳng hơn các mẹ bầu không hút thuốc lá.

>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu

tuân thủ chế độ dinh dưỡng bà bầu sau khi phát hiện những dấu hiệu sắp có thai

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng bà bầu sau khi phát hiện những dấu hiệu có thai (Nguồn: Sưu tầm)

Tuân thủ chế độ nghỉ ngơi

Nếu như trước đó bạn có thói quen ngủ ít, hay thức đêm thì cần phải điều chỉnh lại vì thai nhi. Sau khi có những triệu chứng có thai, bạn cần cố gắng ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng/ngày và chất lượng phải đảm bảo. Để có chất lượng ngủ tốt nhất nên tránh xa nơi đông đúc ồn ào, không uống các loại chất kích thích (cà phê, trà), không uống nhiều nước trước khi ngủ… Ngoài ra, bạn cần dành thời gian 30 phút trưa để nghỉ ngơi và ngủ nhé!

Trau dồi thêm các kiến thức mang thai và sinh nở

Nuôi dưỡng và giáo dục con từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi chào đời là công việc không hề dễ dàng, đòi hỏi người mẹ cần có kỹ năng, kiến thức. Ngay từ khi nhận biết dấu hiệu có thai sau 7 ngày quan hệ và sẵn sàng chào đón 1 sinh linh mới, bạn cần trau dồi thêm các kiến thức mang thai và sinh nở để sau này mọi hoạt động giáo dục và dinh dưỡng suôn sẻ. Các kiến thức này cần được thu thập từ các nguồn thông tin chính thống như tư vấn của bác sĩ, sách báo được kiểm duyệt và các mẹo nuôi con của các thế hệ đi trước… cho lần đầu làm cha mẹ.

Lựa chọn các địa chỉ uy tín, chất lượng khi đi khám thai

Để con phát triển tốt về cả thể chất lẫn trí não, bạn cần thăm khám thai ở các địa chỉ uy tín để hướng dẫn bạn nuôi con từ trong bụng mẹ tốt hơn. Đây chính là nơi giúp bạn kiểm tra được những thông tin và biến chứng thai kỳ một cách rõ ràng và có phác đồ điều trị phù hợp (nếu có). Bên cạnh đó, hệ thống máy móc và đội ngũ bác sĩ lành nghề cũng là điều kiện tiên quyết giúp bạn vững tâm hơn trong suốt 9 tháng 10 ngày của mình.

Bệnh viện phụ sản Hà Nội là nơi uy tín để chị em tham khảo về các dịch vụ mổ, đẻKhi nào nên dùng que thử thai? (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp khi có dấu hiệu mang thai sớm trong tuần đầu

Quan hệ bao nhiêu ngày là biết có thai?

Sau bao lâu thì có dấu hiệu mang thai? Thụ tinh mấy ngày thì thai vào tử cung? Khoảng thời gian để nhận biết các dấu hiệu có thai sau khi quan hệ khá là khác nhau. Khi trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ tinh thành công sẽ mất khoảng vài phút đến 12 giờ. Đồng thời, khi hợp tử đi xuống ống dẫn trứng, phát triển thành khối nhiều tế bào và trở thành phôi nang. Lúc này, hợp tử đã sẵn sàng để cấy sâu vào niêm mạc tử cung (niêm mạc dày) để thành phôi thai. Quá trình cấy ghép thành phôi thai sẽ mất khoảng 6-10 ngày. Do đó, từ ngày thứ 6 đến thứ 10, bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra dấu hiệu mang thai sớm có đúng hay không.

Như những dấu hiệu mang thai vừa kể trên, mỗi người phụ nữ sẽ có một biểu hiện khác nhau do đó khó đoán chính xác được sau 1 tuần liệu biết có thai hay không. Triệu chứng, dấu hiệu mang thai sớm sẽ xuất hiện khi ngực đau tức, cảm giác mệt mỏi… Nếu không phải đến kỳ nguyệt san thì khả năng mang thai rất cao.

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi

Các dấu hiệu mang thai tuần đầu có phải ai cũng giống nhau?

Cơ địa của mỗi phụ nữ khác nhau thì sẽ có triệu chứng mang thai tuần đầu khác nhau, thậm chí không có dấu hiệu có thai. Trong khi đó, các triệu trứng trên dễ bị nhầm lẫn giống khi trước và trong kỳ nguyệt san nên phụ nữ khó có thể nhận biết liệu mình có mang thai hay không sau khi quan hệ 1 – 2 tuần. Do đó, để chắc chắn rằng bạn có mang thai hay không, hãy sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám.

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt là?

Ngoài những mẹo để biết có thai trên, mẹ có thể tham khảo dấu hiệu nhận biết có có thai qua khuôn mặt dưới đây:

  • Lông mày dựng
  • Khuôn mặt to hơn
  • Gân xanh nổi hai bên thái dương
  • Mũi nở to và đỏ
  • Da sần sùi, thâm nám
  • Môi nhợt nhạt

Sờ bụng thế nào biết có thai?

Bụng như thế nào là có thai? Thực tế, nếu mang thai sau 7 ngày quan hệ thì sự thay đổi của kích thước vòng bụng chưa lớn. Để sờ thấy hình dạng của thai nhi qua thành bụng, mẹ phải chờ đến tháng thứ 5. Tuy nhiên, nếu bạn đang có những dấu hiệu mang thai giả, bạn cũng có thể sở thấy thai nhi do yếu tố tâm lý (tưởng tượng).

>> Tham khảo: Nhìn bụng biết có thai như thế nào?

Khi nào mới nên sử dụng que thử thai?

Nên sử dụng các phương pháp kiểm tra để bạn có thể chủ động trong công cuộc chăm sóc thai nhi khỏe mạnh từ khởi đầu cho đến sinh ra. Nếu thụ thai tự nhiên, bạn có thể sử dụng que thử thai sau 7-10 ngày quan hệ. Đây là phương pháp kiểm thử đơn giản và dễ dàng nhất để nhận biết mình có thai hay không. Khi thụ thai thành công trên thành tử cung, nồng độ hóc môn hCG tăng cao, dễ nhận biết nhất trong nước tiểu vào buổi sáng. Các mẹ có thể dùng que test để thử thai.

Xuất tinh ra ngoài có thể mang thai không?

Tỷ lệ mang thai khi xuất tinh ra ngoài vẫn có chứ không phải hoàn toàn không. Trước khi xuất tinh, dương vật sẽ tiết dịch và kèm theo tinh trùng trong đó. Trong quá trình giao hợp, tinh trùng này có thể ít nhưng khỏe thì khả năng đậu thai vẫn cao. Do đó, đây không được xem là biện pháp tránh thai an toàn được khuyến khích.

Quan hệ khi nào để dễ đậu thai nhất?

Để biết bản thân dễ đậu thai hay không, bạn cần xác định rõ vòng chu kỳ kinh nguyệt của mình. Thông thường, phụ nữ sẽ có vòng nguyệt san khoảng từ 21 – 35 ngày. Trong đó, trứng sẽ rụng vào ngày thứ 12-14 nếu như vòng chu kỳ chỉ 28 ngày, ngày thứ 8-9 nếu ngắn hơn hoặc 19-20 ngày của chu kỳ dài hơn. Khi bạn tính toán chính xác bạn thuộc chu kỳ nào thì có thể nhận biết được ngày nào trứng rụng. Tuổi thọ của trứng khoảng 12-24 giờ trước khi tạo thành thể vàng và tinh trùng có thể sống được tối đa 5 ngày.

Do đó, nếu như tăng cơ hội thụ thai cao thì nên giao hợp trước ngày rụng trứng 1-2 ngày hoặc ngay thời điểm trứng rụng. Bạn có thể tìm hiểu các dấu hiệu rụng trứng cũng như cách tính ngày rụng trứng tại đây.

Xem thêm: 

thời điểm quan hệ dễ đậu thai nhất

Thời điểm quan hệ dễ đậu thai nhất (Nguồn: Sưu tầm)

Thế nào là dấu hiệu mang thai giả?

Một số mẹo nhận biết có thai theo dân gian mà mẹ thường gặp như ốm nghén, tăng cân, trễ kinh, tăng kích cỡ vòng ngực có thể là dấu hiệu mang thai giả. Điều này gây ra sự nhầm lẫn đáng kể đối với nhiều người nếu không đến bệnh viện kiểm tra.

Dưới đây là những triệu chứng mang thai giả mà phụ nữ thường mắc phải:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn (50-90%).
  • Bụng to giống như có bầu (chiếm tỷ lệ 60-90%).
  • Ngực căng và đau, núm vú thay đổi dẫn đến tiết sữa non.
  • Cảm nhận được thai nhi đang đạp trong bụng và di chuyển khá nhiều lần (50-75%).
  • Xuất hiện các biểu hiện buồn nôn, nôn mửa như đang bị ốm nghén.
  • Tăng cân.
  • Xuất hiện các triệu chứng chuyển dạ giả, các cơn đau bụng từng đợt. Hiện tượng này xảy ra khi mẹ mang thai giả nghĩ rằng ngày sinh sắp đến.

Những dấu hiệu có thai giả này thường kéo dài trong vài tuần, vài tháng hoặc có thể là nhiều năm nếu mẹ không được đưa đến bác sĩ và điều trị sớm.

Vì sao trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai?

Theo các chuyên gia, phụ nữ bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là một biểu hiện cho thấy tình trạng sức khỏe của người đó đang không ổn định. Bởi vì kinh nguyệt là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Vì vậy, khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra các vấn đề không bình thường, chị em cần phải chú ý và gặp ngay bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Ngoài nguyên nhân mang thai, trễ kinh còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

  • Trễ kinh do lo lắng, căng thẳng kéo dài: Yếu tố tâm lý khiến chị em ăn không ngon, ngủ không yên dẫn đến tình trạng hormone nội tiết thay đổi, cơ thể mất cân bằng. Khi đó, trứng không rụng theo lịch trình và kinh nguyệt sẽ đến muộn hơn thông thường. Với tình trạng này, chị em chỉ cần thay đổi tâm trạng tích cực, ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ thì kinh nguyệt sẽ đều trở lại.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Bởi vì thuốc tránh thai có tác dụng ức chế rụng trứng nên khi chị em sử dụng liên tục có thể dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích: Việc chị em thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… thời gian dài dẫn đến thay đổi tình trạng nội tiết trong cơ thể. Nguy hiểm hơn, nó có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, sức khỏe của bạn. Vậy nên, hãy từ bỏ các thói quen sống không lành mạnh ngay hôm nay.
  • Mãn kinh: Với phụ nữ ngoài 50 tuổi, trễ kinh là biểu hiện thường thấy bởi vì đây là giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể tiết ra ít hormone khiến buồng trứng yếu dần. Ngoài hiện tượng trễ kinh, chị em tiền mãn kinh còn xuất hiện một số biểu hiện như đổ mồ hôi đêm, nóng trong người, khô rát âm đạo…
  • Mắc các bệnh phụ khoa như viêm buồng trứng, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng… đều có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh trễ kinh, chị em mắc các bệnh phụ khoa sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, đau rát âm đạo khi quan hệ, khí hư bất thường, vùng kín có mùi…

Mẹ nên làm gì để bảo vệ mình khỏi COVID-19 trong khi mang thai?

Theo Bộ y tế tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong nước đang có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4/2023, số bệnh nhân nặng được ghi nhận là 10 ca/tuần, trung bình khoảng 1-2 ca/ngày.

Theo Unicef Việt Nam, để tránh nhiễm COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần phải:

  • Tiêm vắc-xin theo sự tư vấn từ cơ sở y tế, bác sĩ.
  • Nhớ đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác.
  • Tránh các không gian kín, thông gió kém, nơi đông người.
  • Luôn giữ không khí trong nhà thoáng đãng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch khử khuẩn chứa cồn.
  • Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở, hãy tìm đến cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn kịp thời.

Trên đây là 25 dấu hiệu mang thai tuần đầu thường gặp nhất. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ít nhiều, nặng nhẹ tùy vào thể trạng từng người. Một số phụ nữ có thể có hầu hết các triệu chứng mang thai kể trên, trong khi số khác thì chỉ có một hay vài triệu chứng. Kể cả khi đã có đủ 16 triệu chứng, cách nhận biết có thai chính xác sau cùng là nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để xác định khả năng mang thai của mình. Càng phát hiện dấu hiệu có thai sớm, bạn càng yên tâm theo dõi và có chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-signs-and-symptoms

https://www.nhs.uk/pregnancy/trying-for-a-baby/signs-and-symptoms-of-pregnancy/

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant

Thẻ:
Dấu hiệu nhận biết có thai
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!