Lần đầu làm cha mẹ

Khi những người xung quanh biết tin bạn sắp có em bé, hay khi em bé của bạn đã phát triển đến nỗi ai cũng nhận thấy thì mọi người đều muốn chia sẻ kinh nghiệm của họ cho bạn – người sắp được làm cha mẹ lần đầu tiên. Đừng lo lắng khi bạn bị ngộp trong những lời khuyên chân thành đó, ai sắp lên chức cha mẹ cũng vậy thôi! Sẽ có rất nhiều việc phải suy nghĩ khi bạn bắt đầu gầy dựng một gia đình mới.

Hãy bắt đầu bằng những điều cơ bản dưới đây, chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò mới mẻ lần đầu làm mẹ, làm cha của mình.

Tham khảo: Sinh con đầu lòng

Cha mẹ bạn có ảnh hưởng đến việc dạy con cái của bạn

Cách bạn nuôi dạy con thường bị ảnh hưởng từ chính cha mẹ của bạn. Chúng ta, theo tiềm thức, thường nhớ lại tuồi thơ và rút kinh nghiệm từ những gì cha mẹ đã dạy bảo để hình thành những nền móng cơ bản cho việc dạy dỗ con của chính mình.

Chuẩn bị về mặt tài chính

Đương nhiên là khi có con thì bạn sẽ phải thay đổi cách sinh hoạt và cả cách sử dụng ngân quỹ gia đình. Hãy nghĩ đến từng thời kỳ của cuộc đời đứa trẻ – từ khi mới sinh ra cho đến lúc lớn lên và vào đại học – và ước tính những khoản chi phí mới phát sinh mà bạn sẽ phải chịu trách nhiệm

Tham khảo: Những việc cần làm trước khi mang thai

Đừng chi tiêu quá trớn cho bé sơ sinh

Làm cha mẹ luôn là một cảm giác và trải nghiệm rất đỗi hạnh phúc. Điều này có thể khiến bạn mua sắm một cách hơi thiếu kiểm soát cho em bé. Hãy nhớ rằng em bé của bạn sẽ lớn rất nhanh trong những năm đầu đời và sẽ không kịp sử dụng hết những món bạn mua. Vì thế hãy cân nhắc cẩn thận mỗi khi mua sắm cho bé.

Tham khảo: Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Những gì cần biết khi lần đầu làm cha mẹ

Hãy bắt đầu mở một tài khoản tiết kiệm cho con bạn

Cách tốt nhất để dạy cho con bạn cách chi tiêu và quý trọng tiền bạc là bằng những ví dụ thực tế từ bản thân bạn. Nếu bạn mở cho bé một tài khoản ngân hàng ngay từ khi còn nhỏ, bạn có thể sử dụng tài khoản này để chỉ cho bé thấy tiền bạc sinh lãi như thế nào, và bạn cũng dạy cho bé giá trị của việc tích lũy tiền qua thời gian.

Bạn muốn con của bạn trở thành một người như thế nào?

Không phải con của bạn sẽ chọn nghề nghiệp gì, mà chính là những giá trị và thái độ của chúng trong cuộc sống. Hãy suy nghĩ đến việc con của bạn sẽ trở thành kiểu người như thế nào, ví dụ như rộng lượng, hướng ngoại, Đồng thời cũng hãy suy nghĩ về niềm tin tôn giáo hay tinh thần cho chúng.

Hình mẫu đầu tiên của con bạn

Bạn chính là hình mẫu đầu tiên của con bạn. Nên bạn hãy hiểu rõ chính mình, và hãy là chính mình, hãy nhận thức rằng bạn chính là hình mẫu đầu tiên của con và vì thế cũng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến những năm tháng đầu đời và cả sự phát triển của con bạn.

Hãy học từ con bạn

Làm cha mẹ là quá trình hai chiều. Nó không không chỉ đơn thuần là bạn dạy dỗ, hướng dẫn con, mà còn là những điều bạn có thể học hỏi từ con nữa. Có những ông bố, bà mẹ phát biểu rằng điều quý giá nhất của vai trò làm cha mẹ chính là họ liên tục khám phá ra bản thân mình nhờ những đứa con của họ.

Cân bằng giữa kèm cặp và tự do

Hãy tìm kiếm sự cân bằng giữa việc kèm cặp và để con tự khám phá con đường riêng của mình. Chẳng hạn thay vì lo lắng khi con bạn vẫn chưa biết bò dù đã 12 tháng, thì tốt hơn là bạn hãy quan tâm đến những bước phát triển của riêng con bạn thôi. Để cho con bạn tự học hỏi theo cách riêng sẽ giúp chúng biết được nhiều hơn là những thứ bạn có thể trao cho chúng.

Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho con bạn

Hãy lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe thật tốt cho con bạn. Ghi nhớ những mốc thời gian cần phải tiêm chủng ngừa kể từ lúc bé mới sinh ra cho đến đến tuổi thiếu niên. Hãy tham khảo biểu đồ chủng ngừa và sắp xếp thời gian để đưa bé đi chích những mũi chủng ngừa cần thiết. Ngoài ra bạn cũng nên suy nghĩ về một gói bảo hiểm sức khỏe riêng cho con bạn, hoặc là đăng ký thêm tên bé vào kế hoạch bảo hiểm của gia đình.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Lưu ý khi lần đầu làm cha mẹ

Sự an toàn của con bạn

Hãy quan tâm đến vấn đề an toàn của con bạn khi bé bắt đầu biết bò hay bước đi. Nếu trong nhà bạn có một cái kệ sách lung lay, bình hoa trên bàn cà phê thấp, hay các bậc thang, thì có lẽ bạn bắt đầu phải chỉnh sửa hoặc sắp xếp lại căn nhà vì sự an toàn của bé.

Tham khảo: An toàn cho trẻ em

Cân bằng thời gian với vợ/ chồng

Nếu bạn không nuôi con một mình thì bạn phải sắp xếp và cân bằng nhu cầu của vợ/chồng và em bé. Việc vẫn phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với vợ/chồng, đồng thời cố gắng thích nghi sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình có thể khiến bạn vất vả trong thời gian đầu. Thế nhưng nếu bạn thiết lập được mối cân bằng giữa 2 bên thì cả gia đình bạn sẽ đều được hưởng lợi rất nhiều. Đặc biệt là vào những khoảng thời gian bạn quá mệt mỏi vì phải dành thời gian cho em bé, và cảm thấy cần chút thư giãn bên ngoài.

Tin tưởng vào trực giác của bạn

Mặc cho một thực tế rằng đây là lần đầu tiên bạn nuôi nấng một đứa trẻ, bạn sẽ sớm nhận ra rằng rất nhiều kỹ năng làm cha mẹ là do bản năng của chính bạn – nếu bạn lắng nghe trái tim mình.

Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục  Làm cha mẹ

Thẻ:
Làm cha mẹ
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Giữ vóc dáng cân đối sau sinh

Thể dục mang lại lợi ích tuyệt vời cho phụ nữ cả về hình thể lẫn trạng thái tinh thần. Nhờ tập thể dục, nhiều

Bài tập yoga cho mẹ

Yoga có nghĩa là sự thống nhất. Đây là môn luyện tập dựa trên quan niệm rằng cơ thể và hơi thở có mối liên

Bài tập PILATES cho phụ nữ

Pilate là một môn tập được nhiều phụ nữ ưa chuộng, nó kết hợp giữa việc tập thở đúng kỹ thuật và tập các cơ

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!