5 cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian an toàn và hiệu quả

Táo bón là tình trạng có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ, vì vậy bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến trẻ. Nếu mẹ băn khoăn không biết trị táo bón cho trẻ 3 tuổi như thế nào hay cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi sao cho đúng? Hãy cùng Huggies tìm hiểu 5 cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian an toàn và hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón

Nếu mẹ chú ý đến số lần đại tiện của bé thì sẽ dễ dàng phát hiện ra vấn đề này ngay. Cụ thể:

  • Đối với bé sơ sinh: Trong một ngày thường đi đại tiện dưới 2 lần.
  • Đối với bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Trong một tuần đi đại tiện dưới 3 lần.
  • Bé từ 1 tuổi trở lên: Trong tuần thường đi đại tiện dưới 2 lần.

Đồng thời, mẹ cũng nên quan sát phân có ở dạng xúc xích nhiều đường rạn trên bề mặt, hay lổn nhổn như hạt hoặc phân rắn. Bên cạnh đó, bé có xuất hiện các dấu hiệu cứng bụng, bụng chướng và khó khăn trong việc đi ngoài.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Trẻ thường xuyên bị táo bón, tình trạng này không được cải thiện hoặc trị mãi không dứt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ? Hãy cùng bác sĩ Phan Bích Nga (Tiến sĩ – Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện dinh dưỡng Quốc gia) tìm hiểu 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến trẻ hay bị táo bón:

2.1. Dinh dưỡng không hợp lý

Mẹ áp dụng cách cho bé ăn dặm với chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Cụ thể:

Chế độ ăn ít chất xơ:

Táo bón xảy ra phổ biến ở nhiều trẻ khi lượng chất xơ từ thực phẩm chưa đủ. Nguyên nhân có thể là do trẻ ăn quá ít rau củ quả nhưng lại tiêu thụ nhiều đạm có trong động vật.

Do thói quen không tốt:

  • Trẻ ít uống nước: Khi bé không cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày sẽ dễ làm cho phân đặc và rắn hơn. Điều này dẫn đến tình trạng khó lưu thông, thức ăn bị giữ lại ở đại tràng lâu hơn, mất nước làm cho trẻ bị táo bón.
  • Áp dụng sữa công thức: Trong công thức này chứa nhiều đạm, sắt, canxi, photpho, chất xơ,… Nếu mẹ pha không đúng hướng dẫn thì có thể đây cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón.

>> Bí kíp cho mẹ: 

Dòng Tã dán, tã quần cao cấp Huggies Naturemade sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho làn da nhạy cảm của bé yêu từ 4 tháng tuổi trở lên. Thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch và không chứa hóa chất gây hại, sản phẩm được chứng nhận cực kỳ an toàn cho da bé tại viện nghiên cứu Đức. Bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi tự nhiên nhập khẩu 100% từ Châu Âu giúp nâng niu làn da non nớt của bé. Đồng thời thiết kế bề mặt 3D mỏng nhẹ, tã sẽ giúp thấm hút nhanh, khô thoáng lên đến 12 tiếng. Tã Huggies Naturemade có bảng size đa dạng từ dưới 5kg đến dưới 15kg (M, L, XL, XXL) gồm cả tã dán và tã quần cho mẹ thoải mái lựa chọn.

Huggies còn có dòng Tã dán, tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên. Tinh chất tràm trà có trong tã giúp làm dịu làn da bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%. Tã tràm trà có kích thước từ M đến XXXL, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Mẹ cân nhắc lựa chọn hai dòng tã này cho bé yêu trải nghiệm nhé.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

2.2. Hậu quả của một số bệnh

Bên cạnh các nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng, trẻ bị táo bón có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý:

  • Phình đại tràng bẩm sinh: Đây là bệnh bẩm sinh làm cho một đoạn đại tràng không co bóp được dẫn tới chất thải trong đại tràng bị ứ đọng, khó lưu thông để thải phân ra ngoài khiến trẻ bị táo bón.
  • Loạn khuẩn đường ruột: Trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi,… thường được cho sử dụng kháng sinh đường uống. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả là trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, lâu ngày dẫn đến bị táo bón.
  • Cơ thành bụng yếu hoặc liệt do các nguyên nhân thần kinh: Cơ thành bụng có vai trò quan trọng trong điều hòa nhu động ruột. Khi cơ bị liệt hoặc yếu, trẻ sẽ bị giảm hoặc mất phản xạ tống phân ra ngoài, lâu dần dẫn đến trẻ bị táo bón.

2.3. Do phản xạ tâm lý, thói quen không hợp lý

  • Do tâm lý: Hầu hết trẻ em hiện nay thường nhịn đi đại tiện vì sợ nhà vệ sinh bẩn, sợ đau do nứt kẽ hậu môn hoặc sợ bị la mắng khi đại tiện không hợp lý,… gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng.
  • Ít vận động: Khi các bé đã lớn thường được bố mẹ cho xem tivi, chơi game, ngồi một chỗ học bài quá nhiều cũng làm cho cơ bụng yếu và nhu động ruột kém. Điều này chính là nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở trẻ.

>> Xem thêm bài viết: Trẻ sơ sinh bị táo bón: 4 nguyên nhân và cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

3. Cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian

Khi đã xác định được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể có những cách trị táo bón cho bé phù hợp.

95% táo bón ở trẻ là táo bón chức năng, chỉ có một vài trường hợp do táo bón bệnh lý. Vì vậy để con nhanh khỏi hơn, mẹ nên thay đổi một số thói quen gây hại cho trẻ và áp dụng một số cách chữa táo bón cho trẻ theo dân gian như sau:

3.1. Rau diếp cá

Dùng rau diếp cá là một trong những cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả theo dân gian. Mặc dù hơi khó uống do có vị tanh nhưng rau này lại chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: 30g rau diếp cá tươi hoặc 10g rau diếp cá khô.
  • Cách dùng: Rau diếp cá tươi thì mẹ cần phải đem phơi khô rồi sau đó hãm như trà, cho bé uống nhiều lần trong ngày. Có thể xay diếp cá tươi lấy nước uống mỗi ngày 1 ly hoặc ăn sống kèm với các món như cá, thịt để tăng hiệu quả điều trị táo bón.Cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian

3.2. Lô hội (nha đam)

Gel lô hội được dùng như một phương thuốc giúp nhuận tràng, giảm viêm nhiễm đường ruột và trị táo bón vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: 1 lá lô hội, đường phèn.
  • Cách dùng: Đầu tiên là mẹ cần phải gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy ruột lô hội cắt thành những miếng nhỏ đem nấu chung với đường phèn. Để nguội, chia 3 lần ăn trong ngày, dùng cả cái lẫn nước. Khi thấy phân mềm thì nên dừng ngay, không nên dùng lô hội kéo dài sẽ chuyển thành tiêu chảy.

3.3. Mật ong

Mật ong có nhiều công dụng quý với sức khỏe như cải thiện hệ miễn dịch, thải độc, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại trong đường ruột. Đặc biệt, thành phần vitamin C và nước dồi dào trong mật ong còn giúp đưa thêm chất lỏng vào ruột, bôi trơn đường tiêu hóa, làm mềm phân. Mẹ có thể thực hiện mẹo trị táo bón cho trẻ bằng bài thuốc dân gian từ mật ong theo hướng dẫn sau. Chú ý mật ong chỉ dùng cho trẻ từ 12 tháng trở lên.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: 100ml mật ong nguyên chất, 1 ly sữa ấm.
  • Cách dùng: Mẹ cho mật ong vào ly sữa, khuấy đều hỗn hợp lên và uống hết 1 lần. Cho bé uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn để kích thích đại tiện, tạo thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày.

3.4 Vừng (mè) đen

Thành phần tinh dầu và chất xơ trong vừng đen giúp bôi trơn đường ruột, làm tăng khối lượng phân, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa được nhanh chóng hơn. Đây cũng là vị thuốc có tác dụng nhuận tràng được Đông y ưu ái sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị táo bón cho trẻ.

Cách thực hiện

  • Nguyên liệu: Vừng đen (50g), mật ong nguyên chất (30ml).
  • Cách dùng: Sao vừng đen cho thơm rồi trộn chung với mật ong cho trẻ dễ ăn. Mẹ nên cho trẻ ăn liên tục 2 – 3 lần trong ngày nhé!

3.5. Rau mồng tơi

Theo các tài liệu y học cổ truyền, rau mồng tơi có tính hàn, giúp nhuận tràng, thông tiện, trị nóng trong, làm sạch chất độc hại trong đường ruột. Ngoài ra, chất nhầy được tìm thấy trong loại rau này cũng giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn xuống đại tràng, rút ngắn thời gian tiêu hóa, giảm táo bón. Vì vậy, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua món canh rau mồng tơi nhé!

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị: 500g rau mồng tơi.
  • Cách dùng: Mẹ nấu canh rau mồng tơi chung với cua đồng, tôm hoặc thịt bằm cho trẻ ăn hàng ngày. Sau vài ngày, hoạt động đại tiện sẽ thông suốt, dễ dàng hơn.

>> Xem thêm: Bé bị táo bón nên uống thuốc gì? Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em

4. Khi nào nên cho bé đến gặp bác sĩ?

Táo bón ở trẻ thường không nguy hiểm, nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng hoặc tiềm ẩn nhiều loại bệnh lý khác. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu táo báo kéo dài 2 tuần hay xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Trướng bụng hay căng bụng.
  • Trẻ không chịu ăn uống.
  • Sốt cao.
  • Có máu trong phân hoặc đau khi đi tiêu.
  • Sụt cân.
  • Sa trực tràng thực trạng (một phần ruột sa ra ngoài hậu môn).

5. Biến chứng của táo bón

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị táo bón lâu ngày và trở thành mãn tính. Cụ thể:

  • Phân bị tắc nghẽn.
  • Đau ở vùng xung quanh hậu môn, tạo nên vết thương hoặc nứt hậu môn;
  • Bị trĩ, sa trhực tràng.
  • Dẫn đến hiện tượng “Ị đùn”, nghĩa là một lượng lớn phân bị kẹt lại trong đường ruột và chỉ có chất lỏng mới đi qua được và rỉ dịch ra ngoài. Nhiều bố mẹ và bác sĩ thường lầm tưởng là tiêu chảy.

6. Cách giảm nguy cơ gây nên bệnh táo bón cho trẻ em

Một số cách giảm nguy cơ dẫn đến bệnh táo bón cho trẻ mà bố mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà, có thể kể đến như:

  • Xoa bụng hay áp dụng cách massage cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Đây là cách trị táo bón cho trẻ nhằm kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Mẹ chỉ cần làm nóng lòng bàn tay, áp vào rốn và xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ từ rốn qua phải, rồi vòng qua trên rốn sang bên trái (ngược chiều kim đồng hồ). Cách này vừa giúp trẻ dễ chịu, vừa trị táo bón nhanh chóng.
  • Bổ sung cho con thêm nhiều loại rau xanh, quả chín: Đây là cách chữa táo bón cho trẻ tốt nhất nhằm bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin cho bé. Mỗi bữa ăn mẹ có thể thêm vào các loại rau tốt cho nhuận tràng như: mồng tơi, rau khoai lang, rau đay hay các loại quả bưởi, cam, đu đủ,… Ngoài ra, mẹ cũng có thể ép trái cây hoặc làm sinh tố để trẻ dễ uống.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Mẹ hãy tập thói quen cho bé uống một cốc nước ấm khi thức dậy vào buổi sáng. Điều này vừa giúp bé thải chất độc trong cơ thể vừa hạn chế các triệu chứng táo bón xảy ra. Đặc biệt, khi trẻ bị táo bón thì mẹ nên cho bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ: Từ khi bé còn nhỏ, mẹ nên hình thành thói quen tốt này. Thói quen tập trung khi đi đại tiện, đi đúng giờ sẽ giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện và hỗ trợ đi ngoài dễ hơn nhằm trị táo bón hiệu quả.

Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất thường xuyên: Khi trẻ hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp kích thích chức năng đường ruột như bình thường. Những thông tin chia sẻ về cách trị táo bón cho trẻ an toàn và hiệu quả ở trên đã phần nào giúp bố mẹ biết cách nhận biết, cũng như xử lý tốt khi trẻ bị táo bón. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy nhanh tay truy cập Góc chuyên gia Huggies nhằm giúp nhiều bậc phụ huynh giải đáp các vấn đề liên quan đến sức khỏe và quá trình chăm sóc bé.

Thẻ:
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách tắm cho bé

Lần đầu làm mẹ, tắm cho bé hẳn là một thử thách đối với mẹ. Làm thế nào để đảm bảo bé tắm an toàn

Rối loạn Gen

Nếu bạn đã xúc động và lo lắng khi chứng kiến những rối loạn di truyền ở trẻ em (thông qua một người bạn hay

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!