Trẻ 1 tháng tuổi bị ho, trẻ 2 tháng tuổi bị ho,… Nguyên nhân do đâu? Thời tiết chuyển mùa cùng với mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng khiến trẻ dễ mắc những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, trong đó biểu hiện thường gặp là ho. Ngoài việc cho bé đi khám và sử dụng thuốc, sử dụng siro ho cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ liệu có mẹo trị ho cho bé từ dân gian đơn giản mà hiệu quả hay không? Ngoài ra, mẹ có biết trẻ bị ho kiêng ăn gì để mau khỏi? Cùng Huggies tìm hiểu các mẹo chữa ho cho bé cũng như giải đáp trẻ bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì trong bài viết sau mẹ nhé!
Tham khảo: Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm
Nguyên nhân bệnh ho của bé
Ho là một phản xạ của cơ thể để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật… có ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới). Do đó, ho cũng có thể coi như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp.
Hiện tượng ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế việc xâm nhập của dị vật hoặc tham gia vào việc tống xuất dịch tiết. Những nguyên nhân thường gặp khiến bé bị ho bao gồm:
Cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản:
Các nguyên nhân này đều có thể khiến cơn ho của trẻ kéo dài. Cảm lạnh có thể gây ra cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn ho do cúm gây ra thường ở mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm thanh khí phế quản, bé sẽ ho nhiều vào ban đêm và có kèm theo thở khó. Những trường hợp nhiễm virus không được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên, mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cung cấp loại thuốc chữa trị phù hợp.
Tham khảo: Dạy bé học nói các con vật
Trào ngược axit
Trào ngược axit cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho ở trẻ. Dấu hiệu mẹ có thể nhận biết là trẻ ho, đi kèm thường xuyên nôn, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng.
>> Bí kíp cho mẹ:
Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Hen suyễn
Đây một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng ho ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ khó có thể nhận biết bởi các triệu chứng ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Triệu chứng mẹ dễ nhận ra dấu hiệu hen suyễn là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thở khò khè, trẻ thường bị vào ban đêm. Điều trị bệnh hen suyễn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và có thể bao gồm việc hạn chế khói, bụi, ô nhiễm không khí hoặc nước hoa. Tốt nhất là mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy con có các triệu chứng hen suyễn.
Tham khảo: Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Dị ứng
Dị ứng cũng có thể gây ra ho kéo dài, ngứa cổ họng, chảy nước mũi khiến cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Để biết chính xác, mẹ cho trẻ làm các xét nghiệm để tìm ra các chất gây dị ứng. Những thứ dễ gây dị ứng thường có trong thực phẩm, phấn hoa, lông vật nuôi và bụi.
Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Xơ nang
Đây được xem là một trong những bệnh nặng nhất mà bé có thể gặp phải. Xơ nang thường gặp ở trẻ nhỏ cùng các cơn ho có đờm vàng hoặc xanh nhạt. Các dấu hiệu khác của xơ nang như là viêm phổi tái phát và nhiễm trùng xoang, bé không có dấu hiệu tăng cân, mồ hôi có vị mặn. Khi gặp các dấu hiệu của xơ nang, mẹ cần đưa bé đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán xơ nang, giúp phát hiện bệnh sớm và kịp thời chữa trị.
Tham khảo: Tại sao trẻ ăn vào là bị nôn, có nguy hiểm không?
Mẹo trị ho cho bé từ dân gian
Rau diếp cá
Rau diếp cá thường được biết đến như một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên được dùng như một mẹo trị ho cho bé hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá diếp cá (khoảng 5-10 lá), rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, rồi trộn đều với một bát nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát. Sau đó, để nguội và lọc lấy nước cho bé uống. Mẹ cho bé uống từ 2-3 lần mỗi ngày, tốt nhất nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
Tham khảo: 5 cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian
Lưu ý:
Trong thời gian bé uống rau diếp cá, mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.
Ngoài ra, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn để bé dễ nuốt, dễ tiêu hơn, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm.
Củ nghệ tươi
Củ nghệ tươi ngoài việc có thể dùng như một nguyên liệu trong bữa ăn hằng ngày, còn là một mẹo chữa ho cho bé hiệu quả.
Cách thực hiện: Mẹ lấy củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn cho vào chưng cách thủy 10 phút. Sau đó để nguội cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé, cho bé uống đến khi hết ho.
Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa trị
Cây xương sông
Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng, ho do cảm lạnh, ho có đờm, khản tiếng do viêm thanh quản nên có thể dùng như một mẹo trị ho cho trẻ.
Cách thực hiện: Mẹ lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát một thìa nhỏ mật ong, sau đó đem hấp cách thủy rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày.
Củ cải trắng & gừng
Cách thực hiện: Để giảm ho cho bé, mẹ lấy củ cải trắng và gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong, đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút rồi để nguội cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.
Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết nói và các mốc phát triển của trẻ
Hạt chanh & đường phèn
Cách thực hiện: Để thực hiệu mẹo chữa ho cho trẻ từ hạt chanh và đường phèn, mẹ lấy 5-6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn cho vào cùng, giã nhuyễn. Sau đó hòa thêm một thìa nước lọc, cho vào một chiếc bát sạch. Khi cơm cạn nước, mẹ cho bát vào hấp tới khi cơm chín. Sau đó lấy bát ra, để nguội, gạn nước trong và cho bé uống mỗi ngày 4-6 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê, bé sẽ hết ho và tiêu đờm. Mẹ lưu ý chỉ dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên.
Chanh đào ngâm mật ong
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1kg chanh đào rửa sạch, rồi ngâm trong nước đun sôi để nguội cùng với một ít muối trong vòng 30 phút. Sau đó vớt chanh ra để ráo nước, cắt thành những lát nhỏ, lưu ý không bỏ hạt. Mẹ lấy 0,5kg đường phèn giã nhuyễn. Chuẩn bị 1 bình thủy tinh sạch, để ráo nước, cho lần lượt 1 lớp đường phèn, 1 lớp chanh đến khi hết. Cho mật ong vào sau cùng. Chanh đào ngâm sau 3 tháng có thể dùng giảm ho cho trẻ.
Tham khảo: Trẻ bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?
Trẻ bị ho kiêng ăn gì?
Không ít bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy con mình ho dài ngày không dứt. Thực tế, trong thời gian bé bị ho, cần chú ý đến các thực phẩm nên kiêng kỵ dưới đây để giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng. Vậy trẻ bị ho kiêng ăn gì?
Thực phẩm lạnh
Khi bị ho, mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Bởi khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra.
Lúc này, nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tỳ. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tỳ vị, khiến chức năng tỳ bị suy giảm.
Tham khảo: Dấu hiệu trẻ 3 tuổi tự kỷ và cách điều trị
Thực phẩm béo, ngọt, vị đậm
Hằng ngày, nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị nóng, làm triệu chứng ho nặng hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm chiên rán, bởi các thực phẩm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm sinh ra nhiều hơn, khiến bệnh ho càng khó chữa khỏi. Các thực phẩm chứa lượng chất béo cao như lạc, hạt dưa, socola… khiến cơ thể sinh ra nhiều dịch đờm, làm bệnh ho càng nặng thêm.
Thực phẩm bồi bổ
Không ít ba mẹ cho các bé cơ thể bị suy nhược dùng thực phẩm chức năng có tác dụng bồi bổ. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho, nên dừng việc sử dụng các thực phẩm này để tránh khiến bệnh ho khó chữa trị hơn.
Tham khảo: 8 cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ bị ho nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Đối với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, cho con bú là lựa chọn tốt nhất khi bé bị ho. Sữa mẹ là nguồn kháng thể tốt giúp tăng khả năng miễn dịch của trẻ. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể thử cách cho bé ăn dặm, bổ sung trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bằng những loại thực phẩm sau:
- Khoai lang
- Cà rốt
- Bông cải xanh
- Trái cây có vitamin C
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẹo trị ho cho bé từ dân gian mà các bậc cha mẹ cần biết. Nếu trẻ bị ho kéo dài kèm theo các vấn đề bất thường về sức khỏe hãy đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị.