Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, bụng kêu ọc ọc

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu sau khi sinh, bụng của bé sẽ phát ra âm thanh ùng ục. Tình trạng này tuy không gây đau đớn cho bé nhưng khiến bé khó chịu, quấy khóc và đi ngoài. Thông thường, các bé từ 3 đến 18 tuần tuổi sẽ dễ gặp tình trạng này.

>> Tham khảo:

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ toàn thân do đâu?

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và bé hiệu quả tại nhà

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là gì

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng tức là bụng phát ra những âm thanh ùng ục (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Trẻ sơ sinh sôi bụng thường xuyên có thể do sự tắc nghẽn hoặc ứ đọng một lượng lớn không khí ở các nếp gấp đường ruột. Một số nguyên nhân sau đây có thể khiến bụng trẻ sơ sinh bị sôi.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài quá nhiều có thể do bị nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Shigella hoặc virus đường ruột khác gây ra. Những loại vi khuẩn, virus này phát triển nhanh chóng nên lấn át các vi khuẩn có lợi làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột dẫn đến trẻ bị tiêu chảy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn là có thể do bình sữa, ti bình và các dụng cụ pha chế không được bảo quản sạch sẽ.

>> Tham khảo: Bé bị ngã đập đầu phía sau: 6 dấu hiệu nguy hiểm cần cảnh giác

Mẹ có thể tham khảo:

Trong khoảng thời gian khắc phục triệu chứng trẻ bị sôi bụng, mẹ nên sử dụng loại tã có khả năng thấm hút tốt để thấm hút nhanh chóng các chất thải lỏng của bé.Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, hãng tã, bỉm Huggies còn có dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ Châu Âu (Nguồn: Huggies)

Trẻ không dung nạp được lactose

Khi cho trẻ dùng sữa công thức, cha mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu cơ thể của bé. Vì ở giai đoạn mới sinh, cơ thể trẻ sơ sinh không tiết đủ lượng enzyme lactose cần thiết để hấp thụ tất cả lượng đường lactose bên trong sữa. Việc này dẫn đến trạng thái dư thừa lactose ở đường ruột và biến thành hiện tượng sôi bụng ở trẻ.

>> Tìm hiểu thêm: Hiện tượng trẻ không dung nạp được lactose

Chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý

Nếu trẻ sơ sinh còn trong thời kỳ bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Người mẹ dùng thực phẩm như thế nào thì con cũng sẽ nhận nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm ấy. Vì thế, nếu mẹ dùng thực phẩm lạ, có quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng hoặc tái sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, do đó trẻ uống sữa bị sôi bụng.

>>Tham khảo: Chế độ ăn sau sinh cho mẹ và bé

Sữa mẹ không đảm bảo cũng khiến trẻ bị sôi bụng

Mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng của mình để đảm bảo chất lượng sữa mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Một số lý do khác

Ngoài ra, bé sơ sinh bị sôi bụng nếu mẹ cho bú không đúng cách, sữa pha không đúng tỷ lệ, chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và sôi bụng.

Bên cạnh, đó thói quen mút tay, mút đồ chơi hoặc cho vật lạ vào miệng cũng có thể gián tiếp dẫn vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường ruột, làm trẻ bị đầy hơi, sôi bụng và tiêu chảy cấp nếu bị nhiễm nặng.

Bé cũng có thể bị khó ngủ vì bị sôi bụng khiến ba mẹ mệt mỏi hơn rất nhiều. Một số lý do khác khiến bé khó chịu có thể kể đến là bị táo bónrôm sảy hoặc đi ngoài ra nước vàng.

>> Tham khảo: Giờ tắm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng lúc đói hoặc sau khi ăn no mà không kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi,.. thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ bị sôi bụng kèm các vấn đề khác như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… thì có thể đây là biểu hiện của một số vấn đề như:

  • Rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột: Thường gặp nhất với các dấu hiệu như bụng sôi kèm đau, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy đi ngoài nhiều lần, bụng chướng, đầy hơi, biếng ăn,… Nếu tình trạng kéo dài còn có thể gây ra biến chứng như ruột kích thích, viêm đại tràng,…
  • Bệnh lý dạ dày – ruột: Có thể là các bệnh như viêm dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày,… Các biến chứng có thể gặp như: trẻ suy dinh dưỡngtrẻ biếng ăn,…
  • Một số rất hiếm bé có thể mắc bệnh Crohn (IBD): Đây là tình trạng gây ra viêm nhiễm, khiến thành tiêu hóa gây loét, chảy máu. Một số biểu hiện của bệnh như sôi bụng, đau bụng, có thể kèm theo sốt, buồn nôn, giảm thèm ăn, gầy sút,…. Biến chứng nguy hiểm do bệnh Crohn là gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, nguy hiểm nhất là thủng ruột, rò rỉ bàng quang,…

Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Nhìn chung, nếu trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài do sinh lý thì không có vấn đề gì. Còn với trẻ sôi bụng do bệnh lý thì mẹ cần lưu tâm vì có thể khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, dễ nôn ói và trớ sữa, ảnh hưởng đến tâm sinh lí của trẻ. Từ đó, mẹ tìm kiếm nguyên nhân và cách chữa trị sớm để tránh biến chứng xảy ra cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh sôi bụng

Việc nhận biết đúng các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp cha mẹ có biện pháp chữa trị kịp thời và ngăn chặn được tình trạng tiêu chảy cấp hoặc các diễn biến xấu hơn. Ngoài hai triệu chứng dễ nhận biết và rõ ràng nhất là sôi bụng và đi ngoài quá nhiều lần, trẻ sơ sinh còn có một số dấu hiệu như:

  • Bụng bé sẽ phát ra âm thanh ọc ọc.
  • Bé bị đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi nhiều hơn bình thường.
  • Bé không bú mẹ hoặc quấy khóc, nôn trớ sau khi bú mẹ.
  • Trẻ hay quấy khóc vào ban đêm, ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Bé sơ sinh bị sôi bụng kèm theo các triệu chứng tiêu chảy nhẹ hoặc nặng, đi tiêu phân lỏng hoặc toàn nước.

>> Tham khảo:

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên làm gì?

Dùng kèm men vi sinh, lợi khuẩn Probiotics cho trẻ

Bổ sung men vi sinh và Probiotics được xem là giải pháp an toàn được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn cho trẻ khi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nguyên do là khi bị tiêu chảy hoặc đi ngoài quá nhiều lần, số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột của trẻ đang suy giảm đáng kể. Ngược lại, vi khuẩn có hại lại phát triển không ngừng và gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột.

Probiotics và men vi sinh là những thành phần có chứa lợi khuẩn rất cần thiết cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng các loại sữa bổ sung có chứa Probiotics hoặc men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ.

Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua. Vì sữa chua có nhiều lợi khuẩn tự nhiên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

>> Tham khảo: Cách chăm sóc bé vào mùa đông

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với trẻ

Với những trẻ đang còn bú mẹ thì việc mẹ hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước uống có gas, bánh, kẹo, đồ ngọt,… giúp giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ khi trẻ bú sữa từ mẹ.

Đối với những trẻ đang qua được giai đoạn ăn dặm thì cha mẹ nên chú ý về chế độ dinh dưỡng. Bố mẹ hãy chế biến thức ăn ở dạng lỏng như: cháo, súp,… giúp trẻ tiêu hóa nhanh và bù nước cho trẻ.

>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Thay đổi sữa công thức cho trẻ

Nếu trẻ bất dung nạp lactose, cha mẹ nên chú ý chọn loại sữa không chứa thành phần lactose theo chỉ định của bác sĩ. Vì đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng, tiêu chảy,… Bên cạnh đó, cha mẹ cần pha sữa theo đúng hướng dẫn của từng loại sữa. Bố mẹ nên vệ sinh, tiệt trùng tuyệt đối bình sữa, ti bình và dụng cụ pha cho bé và rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho trẻ.

>> Tham khảo: Cách cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Thay đổi chế độ ăn uống là cách chữa trị trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Bé sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Massage cho trẻ

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ có thể tiến hành massage cho trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời, mẹ nên kết hợp xoa nhẹ vùng lưng mỗi khi bé vừa bú xong. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé thực hiện thao tác “đạp xe” bằng cách giữ lấy mắt cá chân rồi nâng đầu gối bé lên xuống nhẹ nhàng.

Thay đổi tư thế bú của bé

Khi thấy trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ nên thử thay đổi tư thế bú của bé dù là bú sữa mẹ hay bú bình. Khi đang cho bú nhưng mẹ có thể nghe được tiếng sôi trong bụng bé, mẹ hãy đặt đầu bé tựa vào vai mẹ, vỗ nhẹ để trẻ ợ nóng. Mẹ có thể tham khảo các tư thế cho bé bú đúng chuẩn.

Ngoài ra, đối với các bé bú bình, mẹ nên hạn chế cho bé nuốt phải bọt khí trong quá trình bú sữa.

>> tham khảo: thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Mẹ nên đảm bảo bé bú đúng tư thế để không bị sôi bụng

Mẹ nên thay đổi tư thế bú khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng (Nguồn: Sưu tầm)

Gặp bác sĩ khi trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù mẹ đã thử các cách cải thiện thì mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa tìm cách chữa trị.

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài

Khi bé bị sôi bụng và đi ngoài, hệ tiêu hóa mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Chính vì vậy, mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa cũng như cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu sữa mẹ hạn chế, cần chú ý ăn uống những loại thực phẩm để có nhiều sữa. Mẹ có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để kích thích tạo sữa.
  • Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú phải dùng sữa ngoài. Bạn cần tìm hiểu kỹ các loại sữa, cách pha chế cũng như giữ vệ sinh dụng cụ pha chế sữa cho bé.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ phải cân bằng, không chứa nhiều dầu mỡ, chua, nóng,… Chị em bổ sung thêm các thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ.
  • Khi cho bé bú, mẹ nên chú ý xoa bụng, vỗ lưng cho bé ợ để tránh sôi bụng.
Thẻ:
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách tắm cho bé

Lần đầu làm mẹ, tắm cho bé hẳn là một thử thách đối với mẹ. Làm thế nào để đảm bảo bé tắm an toàn

Rối loạn Gen

Nếu bạn đã xúc động và lo lắng khi chứng kiến những rối loạn di truyền ở trẻ em (thông qua một người bạn hay

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!