Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do đâu?

Nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi

  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thì mẹ có thể nhận biết bằng cách quan sát thấy bụng bé hơn căng tròn và thường phát ra những âm thanh lạ như “ùng ục”. Thông thường, khi trẻ sơ sinh gặp vấn đề này thường sẽ kèm theo những triệu chứng khác như biếng ăn, dễ nôn ói và thường quấy khóc vào ban đêm. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà sôi bụng có thể kéo dài vài ngày hoặc có thể lâu hơn.
  • Xì hơi là một phản ứng tự nhiên thuộc quá trình tiêu hóa của cơ thể. Việc xì hơi sẽ giúp để thải khí độc ra khỏi đường ruột qua hậu môn. Khi bé xì hơi, mẹ có thể nghe được tiếng “tủm” nhỏ và kèm theo mùi thối nhẹ, có khi bé xì hơi không phát ra âm thanh như lại kèm theo mùi rất thối.

Đây đều là những dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của con thì mẹ nên xem xét các nguyên nhân để có cách điều trị thích hợp.

>> Tham khảo thêm:

Làm sao để nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều có bất thường không? (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do đâu?

Do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý

Chế độ ăn của mẹ không hợp lý cũng làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nếu mẹ thường ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ nhiều hoặc ăn nhiều thực phẩm dễ đầy bụng như súp lơ, đậu đỗ, bắp cải,…Bên cạnh đó, nếu mẹ thường uống cà phê hay dùng các chất kích thích thường xuyên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Khi bé bú vào dễ bị sôi bụng và xì hơi.

>> Tham khảo thêm:

Bé bú không đúng tư thế

Nếu bé bú không đúng tư thế sẽ dễ bị nuốt nhiều khí, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và làm cho bụng bé bị chướng, khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi cho bé bú bình mà không cầm bình đúng cách cũng sẽ tạo ra nhiều bọt khí, có thể khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều.

Do bé bị dị ứng với sữa công thức đang dùng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều nữa đó là do bé đang bị dị ứng với sữa công thức. Nếu loại sữa công thức mẹ đang cho bé bú có thành phần chứa nhiều đường lactose thì cũng sẽ khiến bé khó tiêu, dễ xì hơi. Bởi vì, loại đường này dễ gây ức chế hệ tiêu hóa, khó tiêu, gây đầy bụng,…

>> Tham khảo thêm: Sữa công thức là gì: Cách chọn, Thành phần & Có tốt không?

>> Bí kíp cho mẹ: 

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng nhiều thường khó chịu ở bụng và có thể đi ngoài nhiều lần, vì thế mẹ nên chuẩn bị trước những sản phẩm tã dán sơ sinh chất lượng cho con yêu. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Ngoài ra, dòng tả quần sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Do mẹ cho bé uống các loại nước ép trái cây quá sớm

Trái cây tươi tốt cho sức khỏe, nhưng nếu mẹ cho bé uống các loại nước ép trái cây quá sớm sẽ không tốt. Đặc biệt, mẹ không nên cho bé uống các loại nước ép đóng chai vì dễ gây khó tiêu, chướng bụng, khiến bị dễ bị sôi bụng và xì hơi.

Nếu khi bé 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống nước trái cây tươi nhưng cần phải pha loãng, để tránh gây rối loạn tiêu hóa ở bé nhé.

>> Tìm hiểu thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Hoa quả ăn dặm cho trẻ

Cho bé ăn dặm quá sớm

Khi còn nhỏ tháng, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé còn non yếu và chưa phát triển toàn diện. Do đó, nếu cho bé ăn dặm sớm, dạ dày sẽ khó tiêu, dẫn đến bụng bị trướng, dễ sôi bụng và xì hơi. Vậy nên nếu muốn cho bé ăn dặm thì tốt nhất mẹ nên cho bé ăn kể từ tháng 6 trở đi nhé.

>> Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do đâu

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi kèm theo quấy khóc, nôn ói nhiều thì nên đưa bé đến bệnh viện (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều?

  • Thay đổi tư thế bú của bé: Tư thế bú rất quan trọng đối với bé. Nếu bú không đúng tư thế bé dễ bị ngạt sữa, thở khò khè hoặc có thể nuốt nhiều bọt khí dẫn đến tình trạng sôi bụng và xì hơi.
  • Chọn lựa loại sữa công thức phù hợp: Mẹ cần phải chọn loại sữa không thức không chứa đường lactose. Đồng thời, chọn loại sữa công thức từ những thương hiệu nổi tiếng, uy tín, không nên chọn loại sữa kém chất lượng, giá rẻ, không có nguồn gốc,…
  • Massage bụng cho bé thường xuyên: Mẹ có thể xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ, từ phía rốn ra ngoài để giúp cho bé dễ tiêu hóa. Cách làm này sẽ giúp đẩy bớt các bọt khí bị đầy ra khỏi dạ dày.
  • Đưa bé đến bệnh viện ngay nếu thấy bé bị sôi bụng, xì hơi nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như: Nôn ói, quấy khóc, sốt cao, chán bú,….

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều

Mẹ nên massage bụng cho bé thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bị sôi bụng có nên cho con bú?

Nếu như mẹ bị sôi bụng và không bị đi ngoài tức là không phải bị sôi bụng do chế độ ăn uống nên mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sôi bụng kèm theo đi ngoài nhiều thì mẹ không nên cho bé bú. Lúc này mẹ nên đi khám, để được bác sĩ tư vấn dùng thuốc chữa đi ngoài khi đang cho bé bú nhé. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu, bụng dễ đầy hơi như hải sản, rau đay, mồng tơi, giá đỗ, cà chua, sữa đậu nành,…

Nếu cơ thể và sức khỏe của mẹ không tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa cũng như ảnh hưởng đến bé. Do đó, mẹ nên chú ý vấn đề ăn uống và bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

>> Tham khảo thêm:

Cách phòng ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều

  • Tốt nhất mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của bé, hạn chế lạm dụng sữa công thức. Không nên cho bé bú quá no, mà chia nhỏ cữ bú, để bé bú nhiều lần trong ngày.
  • Nếu mẹ không có đủ lượng sữa cho bé bú thì mẹ nên thật kỹ trong quá trình chọn sữa công thức cho bé. Tốt nhất có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để chọn được sản phẩm phù hợp.
  • Vệ sinh các dụng cụ pha chế sữa, bình sữa cho bé bú thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
  • Mẹ nên ăn những thực phẩm giúp lợi sữa để có nguồn sữa dồi dào cho bé bú và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn đồ cay nóng, bổ sung nhiều chất xơ,…
  • Sau khi mỗi lần cho bé bú xong mẹ có thể massage bụng nhẹ nhàng cho bé, vỗ ợ cho bé trước khi cho bé nằm xuống. Đây là cách làm giúp bé dễ tiêu hóa, tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều.
Thẻ:
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách tắm cho bé

Lần đầu làm mẹ, tắm cho bé hẳn là một thử thách đối với mẹ. Làm thế nào để đảm bảo bé tắm an toàn

Rối loạn Gen

Nếu bạn đã xúc động và lo lắng khi chứng kiến những rối loạn di truyền ở trẻ em (thông qua một người bạn hay

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!