Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch, đề kháng non yếu vì thế trẻ sẽ rất dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách và cẩn thận. Việc giữ đủ ấm cho bé, cho bé bú đủ bữa là việc làm rất quan trọng của cha mẹ trong giai đoạn đầu đời của bé. Trẻ sơ sinh được chăm sóc đúng cách sẽ có giấc ngủ sâu tạo tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Bé sơ sinh có những triệu chứng ho, khò khè, vặn mình… là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình kéo dài, đó là dấu hiệu của việc bé không được chăm sóc tốt. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hiện tại của bé và tương lai bé sẽ dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
>> Tham khảo thêm: Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?
Chăm sóc trẻ sơ sinh chu đáo để trẻ phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)
Triệu chứng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình do đâu?
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên khi bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Khi hệ hô hấp của trẻ bị vi khuẩn tấn công trẻ thường có biểu hiện thở khò khè như có dịch đờm bên trong. Khò khè là âm thanh phát ra trong cổ họng khi đường dẫn khí của phế quản bị tắt nghẽn hoặc do bị hẹp một phần. Đi kèm với thở khò khè cũng có đôi lúc phát ra tiếng rít nhỏ, đôi khi cha mẹ dễ bị nhầm lẫn với tiếng ngáy khi trẻ ngủ sâu giấc.
Vặn mình là hiện tượng có ở hầu hết tất cả trẻ sơ sinh từ vài tuần đến trẻ 2 tháng tuổi. Đây là hiện tượng bình thường khi trẻ chuẩn bị ngủ hoặc khi sắp thức giấc. Các tế bào thần kinh, vỏ não của bé chưa phát triển hết trẻ thường có cơ chế ức chế bảo vệ dẫn đến biểu hiện vận động tay chân, vặn mình.
Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình thì cha mẹ cần lưu ý theo dõi vì có thể trẻ đang nhiễm một loại bệnh nào đó.
>> Tham khảo thêm:
- Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè thì phải làm sao?
- Trẻ sơ sinh bị ho: Nguyên nhân, cách trị ho cho trẻ
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình khi thở âm thanh khò khè (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình
b có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể các nguyên nhân thường gặp dưới đây:
- Có dịch đờm trong cổ họng: Khi tăng tiết dịch đờm trong cổ họng bé dễ bị sặc hay nôn trớ sữa mẹ. Vì không thể tự đẩy dịch đờm ra ngoài như trẻ trưởng thành nên có tiếng khò khè ở trẻ.
- Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh: Trẻ bị nhiễm lạnh là nguyên nhân chính khiến bé bị nghẹt mũi. Các dịch nhầy sẽ làm hẹp đường dẫn không khí làm cho bé khó thở, hay trằn trọc và thở hổn hển.
- Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Khi bé bú bị sặc sữa nếu mẹ không biết cách xử lý kịp thời làm sữa chảy ngược lên mũi gây viêm mũi, chảy dịch mũi. Đây là nguyên nhân cản trở lưu thông hô hấp làm cho bé khó thở, thở khò khè.
- Hệ hô hấp đang trong quá trình phát triển nên khi thở sẽ phát ra tiếng khò khè.
- Thở khò khè cũng có thể do bé bị mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản, trẻ sơ sinh bị viêm phổi,… làm tăng tiết dịch nhầy gây đờm ở cổ họng.
Nếu bé có biểu hiện vặn người, thở khò khè nhưng sau 2 – 3 phút bé ngủ bình thường lại thì đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình kèm các biểu hiện mặt đỏ bừng, sốt cao, ho, hay thức giấc, quấy khóc,…thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý ba mẹ nên theo dõi và xử lý kịp thời.
>> Tham khảo thêm:
Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ do bị cảm lạnh có dịch đờm ở cổ (Nguồn: Sưu tầm)
Cách chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình
Dựa vào nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình, cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc để trẻ sớm hồi phục, tránh kéo dài tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ. Sau đây là một số cách chăm sóc và điều trị tại nhà mà Huggies muốn chia sẻ, cha mẹ có thể tham khảo:
Làm sạch mũi cho bé
Thở khò khè là do mũi bé bị nghẹt do có dịch nhầy tích tụ gây cản trở lưu thông khí. Vì vậy cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý với nồng độ an toàn có bán tại các nhà thuốc để vệ sinh, làm sạch mũi cho bé. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch vi khuẩn, làm loãng dịch nhầy đem lại cảm giác dễ chịu hơn cho bé.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh, hút mũi đúng cách
Chỉnh tư thế ngủ cho bé
Mỗi trẻ sẽ có tư thế ngủ khác nhau, nhưng tư thế ngủ giúp giảm khò khè hiệu quả đó là nằm nghiêng. Cha mẹ giúp trẻ điều chỉnh tư thế ngủ nghiêng một lúc sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn, đồng thời tránh kê đầu trẻ nằm quá cao hay nằm sấp sẽ khiến trẻ khó thở và hay vặn mình hơn.
Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng
Không gian sống của bé cần được dọn dẹp sạch sẽ, thông thoáng sẽ tránh vi khuẩn tồn đọng trong không khí xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ. Cha mẹ nên thường xuyên giặt giũ chăn màn và giữ nhiệt độ phòng thông thoáng, phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp bé dễ ngủ ngon hơn.
Bổ sung đủ nước cho bé
Nước giúp làm sạch vùng họng, giải độc vì vậy nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc cho bé bú nhiều hơn khi trẻ bị khò khè.
Bổ sung vitamin D cho bé
Nhiều trường hợp bé hay vặn mình là do thiếu vitamin D, vì thế mẹ hãy bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh bằng thực phẩm chức năng hoặc tắm nắng cho bé. Cơ thể hấp thụ vitamin D đủ sẽ nâng cao khả năng miễn dịch, giúp bé ngủ ngon, ít vặn mình.
Bên trên là cách chăm sóc bé tại nhà, nhưng nếu trong quá trình điều trị tại nhà bé có những biểu hiện sau thì cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế:
- Bé thở khó khăn, kèm tiếng khò khè lớn da tím tái.
- Trẻ sốt cao không hạ, tim đập nhanh, quấy khóc và nôn trớ.
- Trẻ 3 tháng tuổi trở xuống có dấu hiệu khò khè và vặn mình thường xuyên.
- Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình liên tục 2 tuần, có thể bé sẽ bị viêm phổi hoặc viêm phế quản.
- Bé bị hen suyễn bẩm sinh, cha mẹ cần đưa đến bệnh viện sớm để tránh các biến chứng xấu xảy ra.
>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách
Rửa mũi để đường hô hấp trẻ thông thoáng (Nguồn: Sưu tầm)
Khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình sẽ ngủ không sâu giấc, hay giật mình quấy khóc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con là điều mà các mẹ lo lắng. Ngoài các biện pháp chăm sóc bé mà Huggies đã chia sẻ bên trên thì việc lựa chọn sản phẩm tã bỉm mềm mịn, an toàn cho bé cũng là vấn đề đáng quan tâm.