Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Sao Không?

Tình trạng xì hơi của trẻ sơ sinh là gì?

Theo các chuyên gia về Nhi khoa cho biết, trẻ vài tuần đến vài tháng tuổi thường đi ngoài ít hơn trẻ mới sinh vài ngày. Đây được xem là biểu hiện bình thường của trẻ sơ sinh nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Khi trẻ được 2 tháng trở lên sẽ đi ngoài khoảng 1 lần/ngày hoặc vài ngày một lần.

Vậy trẻ sơ sinh xì hơi thối có sao không? Bên cạnh đó, hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên dễ dàng bị đầy bụng, khó tiêu,… khi có tác động không tốt từ bên ngoài ảnh hưởng đến. Do đó, khi mẹ thấy trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn bình thường, thậm chí xì hơi có mùi thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của con đang có vấn đề.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều chứng tỏ hệ tiêu hóa của con đang có vấn đề

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều chứng tỏ hệ tiêu hóa của con đang có vấn đề (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Trường hợp hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề thì mẹ phải chọn cho bé loại tã bỉm có chất lượng tốt để bé không quấy khóc vì khó chịu. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Đánh hơi bao nhiêu là bình thường?

Xì hơi đơn thuần chỉ là sự “lên tiếng” của hệ tiêu hóa. Để biết việc trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là bình thường hay bất thường thì mẹ nên đếm số lần xì hơi trong ngày là bao nhiêu và mỗi lần xì hơi bé có biểu hiện như thế nào. Nếu trẻ sơ sinh xì hơi hơn 10 lần/ngày kèm theo chướng bụng, nôn trớ thì đó là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của con không khỏe mạnh.

Nguyên nhân có thể là do thức ăn của mẹ hoặc những yếu tố đến từ bên ngoài. Để nắm bắt đúng nguyên nhân, bố mẹ chỉ có thể quan sát con thật kỹ và ghi lại những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

>> Tham khảo thêm: 

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày?

Một số bé 2 tháng tuổi trở lên thường đi ngoài 1 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, có bé đi ngoài vài ngày một lần, thậm chí chỉ đi tiêu 1 lần/tuần. Ngoài độ tuổi, tần suất đi ngoài của trẻ còn phụ thuộc vào những gì bé ăn uống.

  • Nếu bé chỉ bú sữa mẹ thì có thể không đi ngoài mỗi ngày vì cơ thể bé hấp thu tất cả các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ và đào thải rất ít. Sau khoảng 6 tuần đầu tiên, trẻ có thể không đi ngoài trong 1 – 2 tuần.
  • Với những bé bú sữa công thức có thể đi ngoài 4 lần/ngày hoặc một lần trong vài ngày.
  • Tần suất đi ngoài của bé sẽ thay đổi hoàn toàn khi con bắt đầu ăn thức ăn rắn. Khi đó, bố mẹ sẽ quan sát loại thức ăn nào khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều.

>> Xem thêm: 

Bé từ 2 tháng tuổi trở lên thường đi ngoài 1 lần/ngày hoặc nhiều hơn

Bé từ 2 tháng tuổi trở lên thường đi ngoài 1 lần/ngày hoặc nhiều hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và to

Tùy vào chế độ dinh dưỡng của bé mà nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và to sẽ khác nhau. Bố mẹ cần chú ý những lý do dưới đây:

Bú sữa mẹ – lý do khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Hầu hết những trẻ bú sữa mẹ không bao giờ bị táo bón vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức. Tuy nhiên, tần suất đi ngoài của trẻ sẽ thay đổi khi sữa mẹ thay đổi chất. Khoảng 6 tuần sau sinh, sữa mẹ sẽ còn ít hoặc không còn colostrum – sữa non.

Chất lỏng này là một phần của sữa mẹ không chỉ giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn mà còn hỗ trợ bé đi ngoài trong vài tuần đầu đời. Khi sữa bị giảm colostrum thì trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng đi ngoài ít hơn.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều do sữa công thức

Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa công thức thì có thể xì hơi nhiều do nuốt phải không khí khi bú hoặc do thay đổi loại sữa công thức. Đây được xem là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của bé vẫn nhạy cảm. Trong trường hợp bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không có triệu chứng táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác thì các mẹ không cần quá lo lắng.

>> Tham khảo thêm: 

>> Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải thích thêm:

“Việc bé xì hơi thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân:

  1. Trẻ bú mẹ: có thể do mẹ ăn thức ăn khó tiêu sẽ làm bé khó tiêu theo: bạn cần tránh các thức ăn như: trà, cà phê, coca, các loại hạt, súp lơ và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra có thể do bé bú sữa đầu quá nhanh, sữa đầu chứa nhiều lactose làm trẻ đầy hơi. Bạn có thể nặn bỏ bớt sữa đầu nếu mẹ nhiều sữa nhé.
  2. Trẻ bú sữa công thức: Do bé bú bình không đúng cách gây nuốt hơi. Bạn nên điều chỉnh tư thế bình bú và cho bé ợ hơi tốt sau bú.”

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức xì hơi nhiều do nuốt phải không khí khi bú

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức xì hơi nhiều do nuốt phải không khí khi bú (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài do ăn thức ăn đặc

Tại sao trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài? Khi bắt đầu thử thức ăn đặc, trẻ sơ sinh có thể xì hơi nhiều và đi ngoài ít hơn. Đây là tình trạng thường thấy ở những bé tập làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ hay sữa công thức.

Mẹ có thể cho trẻ ăn từ từ và riêng từng món một để có thể xác định các loại thực phẩm gây xì hơi và đi ngoài khó khăn. Trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài, các mẹ hãy kiểm tra xem bé có các triệu chứng khác của táo bón hay không. Cụ thể như:

  • Không muốn bú.
  • Phân nhỏ, cứng.
  • Khó chịu, khóc.
  • Phân có màu sẫm và khô.
  • Trẻ đỏ người và căng thẳng nhưng không đi ngoài.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp bé xì hơi nhiều là do cơ địa không liên quan tới bất kỳ lý do nào khác.

>> Xem thêm: 

>> Mẹ có thể tham khảo thêm cách phòng tránh tai nạn cho trẻ:

7 Cách đơn giản giúp trẻ bớt xì hơi

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều không phải là bệnh nên bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây để giúp trẻ bớt xì hơi ngay tại nhà.

1. Massage bụng

Mẹ hãy massage nhẹ nhàng vào phần lưng và phần bụng của bé. Điều này sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và giảm đầy hơi hiệu quả. Bố mẹ cần lưu ý là không nên massage ngay sau khi ăn.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân và cách chữa trị

Massage bụng giúp giảm đầy hơi hiệu quả

Massage bụng giúp giảm đầy hơi hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

2. Tư thế đạp xe

Cho bé nằm ngửa và mẹ cẩn thận nắm lấy chân bé rồi nhẹ nhàng di chuyển như thể đang chạy xe đạp. Cách làm này tựa như một bài thể dục vận động giúp con đẩy hơi khí thừa trong bụng ra ngoài.

3. Chườm nước ấm giúp xoa dịu trẻ sơ sinh

Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn ấm rồi chườm lên bụng để giúp bé thoải mái hơn. Phương pháp này vừa giúp con thư giãn vừa giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.

>> Tham khảo thêm: Trẻ bị hăm cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Chườm ấm giúp trẻ thoải mái hơn

Chườm ấm giúp trẻ thoải mái hơn (Nguồn: Sưu tầm)

4. Uống thuốc

Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống men tiêu hóa hay các loại thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ có thể cho con uống các loại thuốc chống đầy hơi hoặc thuốc hấp thụ khí. Mẹ chỉ nên dùng thuốc khi tình trạng xì hơi cực kỳ nghiêm trọng.

5. Cho con đi khám bệnh

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó mẹ không nhất thiết phải đưa con đến bệnh viện thăm khám. Thay vào đó, bố mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra để có giải pháp cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều. Mẹ chỉ nên đưa bé đi khám khi tình trạng này cứ kéo dài và ngày càng gia tăng tần suất xì hơi, ảnh hưởng đến việc bú sữa và giấc ngủ của bé.

>> Tham khảo thêm:

6. Bổ sung thêm nước

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung thêm nước cho bé để làm mềm phân, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn cũng như giảm bớt tình trạng táo bón. Mẹ cũng có thể cho bé uống nước ép táo, nước ép lê,… để nhuận tràng sau khi hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

>> Tham khảo: Tại sao trẻ bị cứt trâu và cách trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh an toàn

7. Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, ba mẹ nên lưu ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ nên bắt đầu ăn từ loãng đến đặc dần với số lượng tăng dần và đặc biệt nên có hàm lượng chất xơ cao để trẻ dễ đi ngoài hơn. Với cách này, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dễ thích ứng và tránh các tình trạng đầy bụng, nôn trớ không mong muốn.

>> Tham khảo: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách phòng tránh tình trạng đầy hơi cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể giúp bé tránh tình trạng bị đầy hơi bằng cách giảm sự tác động của các yếu tố khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu:

  • Cho bé bú đúng tư thế: Nếu bé vẫn còn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thì mẹ nên giữ đầu bé nằm cao hơn dạ dày để bé dễ dàng ợ hơi khi lỡ nuốt khí vào bụng.
  • Giúp bé ợ hơi: Mẹ nên vỗ lưng cho bé sau khi ăn xong để giúp bé ợ hơi, tránh tình trạng bé bị đầy bụng và nôn trớ.
  • Hạn chế thực phẩm khiến bé bị đầy bụng: Với những bé còn bú sữa mẹ thì mẹ cần tránh tiêu thụ những thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ vì bé dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân này dẫn đến bị khó tiêu.

>> Tham khảo:

Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng xì hơi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh vừa bú vừa xì hơi có sao không?

Trường hợp bé vừa bú vừa xì hơi nhưng không muốn đi ngoài thì mẹ có thể tìm hiểu nguyên nhân qua các tình huống sau:

  • Chế độ ăn uống của mẹ chứa nhiều thực phẩm không lành mạnh cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé khi còn đang bú sữa mẹ.
  • Có khả năng mẹ đang cho bé bú sai tư thế, như vậy bé sẽ hít vào nhiều khí khiến bé bị đầy hơi.

Trẻ sơ sinh xì hơi ra nước màu vàng có sao không?

Trường hợp bé xì hơi ra nước vàng thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Vài tháng đầu trong đời phân của bé bị tác động bởi protein có trong sữa mẹ nên sẽ có màu vàng, ở dạng sệt và có hạt mỡ trắng.

Thẻ:
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách tắm cho bé

Lần đầu làm mẹ, tắm cho bé hẳn là một thử thách đối với mẹ. Làm thế nào để đảm bảo bé tắm an toàn

Rối loạn Gen

Nếu bạn đã xúc động và lo lắng khi chứng kiến những rối loạn di truyền ở trẻ em (thông qua một người bạn hay

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!