Trẻ 15 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động

Trẻ 15 tháng tuổi là một bước phát triển thêm của con cả về khả năng vận động, học hỏi và bộc lộ tâm lý, cảm xúc cá nhân. Ở tháng tuổi này, bố mẹ cần đặc biệt duy trì sư chú ý tới sự an toàn của bé. Bé ngày càng hiếu động trong khi lại chưa ý thức được những nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân. Thời điểm này cũng rất tốt để bạn hình thành và duy trì thói quen tốt cho trẻ cả trong sinh hoạt, ăn uống, vận động và xây dựng khả năng học hỏi trong tương lai.

Vào tháng này, đôi khi bạn cảm thấy rằng bạn cần có thêm mắt hay tay chân để theo sát đứa trẻ 15 tháng tuổi. Tháng này, con bạn đã đi lại thành thạo hơn và bắt đầu tăng tốc độ bước đi. Bị sự cố hay bị ngã là những điều bình thường trong quá trình học hỏi của bé và bạn sẽ học đước cách đoán trước khi nào không nên đi quá xa con. Mặt đất không bằng phẳng, dốc, bề mặt trơn và không quen thuộc  sẽ góp phần gia tăng nguy cơ té ngã của bé. Hãy đảm bảo rằng bạn tạo cho bé sự dễ chịu và ôm bé vào lòng khi bị đau hoặc bối rối.

Một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất mà trẻ 15 tháng tuổi cần ở bố mẹ là sự đồng cảm. Tránh tạo ra cảm xúc như là bạn đang làm hư trẻ khi cho chúng thấy bạn sẵn sàng ở đó khi trẻ bị đòi hỏi bất cứ điều gì dù là phi lý nhất. Đây là thời gian mà trẻ tìm kiếm sự trấn an và cảm giác an toàn mà bạn có thể mang lại. Cả bé trai và bé gái đều cần được biết rằng sự dễ chịu khi bị đau hoặc buồn có ý nghĩa lớn như thế nào.

Tham khảo:

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ

Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

Trẻ 15 tháng tuổi sẽ không mọc đầy đủ cả 20 răng cho tới khi chúng 2.5 tới 3 tuổi. Có nghĩa là vẫn còn vài chiếc răng tạm thời hoặc răng sữa chưa mọc hẳn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con bạn rất quan trọng vì chúng sẽ hình thành những vị trí đúng để mọc răng vĩnh viễn. Răng sữa rất dễ bị sâu, bạn nên  cẩn thận và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc chăm sóc chúng.

Đây là tuổi mà con bạn sẽ bị hấp dẫn bởi các kết cấu và các bề mặt khác nhau của đồ vật. Chúng sẽ thấy thích thú với thứ đồ chơi bằng vải mịn hoặc là có lông và muốn đi ngủ cùng với các đồ vật này. Cũng rất bình thường nếu trẻ nhỏ trở lên gắn bó với một thứ có thể là “đối tượng để chuyển tình yêu thương” ở tuổi này như một chiếc gối cũ, một con gấu bông,…

Bé 15 tháng tuổi sẽ bắt đầu nói nhiều ở trong tháng này, có thể nói một số từ rất rõ ràng như Bố, Bà, Mẹ, Có, Không và thậm chí là tên các anh chị em khác, nhưng ngôn ngữ của con vẫn sẽ bị hạn chế về mặt âm tiết. Đặc biệt là với nội dung chứa quá nhiều danh từ và hoặc từng bộ phận của từ chứ không phải là toàn bộ từ. Trẻ em gái có xu hướng nói sớm hơn trẻ em trai và ở tuổi này chúng thường phát âm cũng như tán gẫu  nhiều hơn.

Chơi và tương tác với trẻ 15 tháng tuổi

Chơi và tương tác với trẻ 15 tháng tuổi

Trẻ 15 tháng tuổi có thể bắt đầu “giúp đỡ” được bạn ở thời điểm này, đặc biệt là đối với việc mặc và cởi quần áo. Những kỹ năng này cũng cần thời gian để học cho hoàn thiện, nhưng bạn cũng không cần thời gian rảnh rỗi khi chúng muốn thực hành. Tã hoặc bỉm vẫn rất cần ở độ tuổi này nhưng bạn sẽ thấy rằng trẻ ngày càng không muốn nằm xuống để thay. Đưa cho con đồ chơi để đánh lạc hướng chúng và học cách thay bỉm hoặc tã thật nhanh.

Trẻ ở tháng thứ 15 vẫn tiếp tục quá trình mọc răng và hoàn thiện bộ máy tiêu hóa. Tính đến lúc này trẻ có thể mọc khoảng 11 chiếc răng. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra cách tính số răng cần mọc cho trẻ dựa vào công thức sau:

Số răng của trẻ = thời gian phát triển – 4

(Ví dụ: số răng của bé 15 tháng tuổi = 15 (tháng) – 4 = 11 răng)

Quá trình này sẽ hoàn tất khi trẻ được 2 tuổi (20 răng sữa).

Tính cách độc lập ở trẻ trong tháng này được biểu hiện một cách rất rõ nét. Bé 15 tháng tuổi đã nhận ra mình ở trong gương chứ không phải là một đứa trẻ nào khác. Trẻ đã bắt đầu có khả năng tự nhận thức mình như một thực thể độc lập.

Thời gian tắm là cơ hội tốt để vui chơi. Bạn có thể gặp phải những khó khăn khi đưa con vào bồn tắm và còn vất vả hơn để đưa chúng ra. Nước có thể trở thành niềm say mê bất tận cho con và bạn sẽ bị thu hút vào nó. Ở tuổi này, con bạn chẳng có khái niệm vì về nguy hiểm hay rủi ro vì vậy, bạn phải trông bé hết sức cẩn thận bất kỳ khi nào bé ở gần nước. Trẻ em có thể ngã vào một thau nước nhỏ và gặp nguy hiểm. Vì vậy, hãy đảm bảo bé không thể tiếp xúc với xô, chậu nuôi vật làm cảnh, bồn tắm hoặc bồn chứa nước cũng như các hồ, đập, lạch hoặc bất kỳ chỗ nào có khối lượng nước lớn.

Giúp con xây dựng các kỹ năng xã hội trong tháng này, thông qua việc tham gia các nhóm chơi chung, dẫn con đi công viên hoặc có một vài bạn nhỏ khác để chơi cùng. Mặc dù chúng không thực sự giống như là đang chơi “với” một ai đó, mà chỉ là có một em bé khác để cùng giải trí nhằm mang lại niềm vui.

Tham khảo: Giấc ngủ của trẻ

Bạn mong đợi gì ở tháng này

Có lẽ một vài hành vi giận dữ của bé 15 tháng tuổi sẽ xuất hiện trong tháng này, làm cho bạn băn khoăn về tính cách của bé. Cho tới khi con bạn học được cách giải quyết với nỗi tức giận và thất vọng một cách hiệu quả, thì dạng cảm xúc tức giận này vẫn được thể hiện ra. Ngay cả khi điều đó đã trôi qua, con bạn vẫn cần phải được biết bạn chính là người gần gũi đủ để bảo vệ và là người bé có thể dựa vào. Mệt mỏi, đói và buồn chán thường là cơ sở của việc lẫn lộn cảm xúc và trong thực tế, cần nhớ rằng đây là sự phát triển bình thường của trẻ, và không phải lúc nào bạn cũng luôn luôn có thể ngăn chặn các tình huống này xuất hiện.

Hãy luôn mang theo đồ ăn vặt và đồ uống khi bạn ra ngoài. Nếu đường huyết của con bị giảm, sẽ rất khó khăn để giải quyết. Các loại đồ ăn vặt lành mạnh như hoa quả, bánh mì và bánh quy có thể xách tay theo và vẫn sẽ duy trì được cảm giác ngon miệng đến bữa tiếp theo của con. Mua các gói nhỏ, được đóng gói chắc chắn để dễ mang theo trong túi đồ của bạn. Cũng có thể sẽ khó tìm mua đồ ăn mang đi phù hợp cho trẻ ở tuổi này và cũng cần phải biết chắc chắn cái gì sẽ được đưa vào miệng của con.

Khi con bạn sử dụng từ “không” kèm theo cái lắc đầu, con đã thực sự học được cách bày tỏ quan điểm. Suy nghĩ về ngôn ngữ mà bạn dùng để giao tiếp với con và thử khuyến khích chúng hơn là nói chúng không được làm gì. Con bạn vẫn học hỏi hằng ngày, mặc dù bề ngoài thì trông có vẻ không giống như vậy.

Dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi

Nếu bạn vẫn đang cho con bú, cũng không cần phải cảm thấy áp lực đối với chuyện cai sữa. Những lợi ích về sức khỏe là rất rõ ràng cho cả mẹ và con khi tiếp tục cho bú tới khi nào cả hai còn thấy vui vẻ với việc này. Cũng phải nhấn mạnh rằng, sữa mẹ rất ít nguyên tố sắt, vì vậy nếu con bạn bú sữa thì chúng sẽ ít cảm thấy thèm ăn các loại thức ăn dạng rắn.

Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn

Chỉ nên cho bé bú 3-4 lần/ngày, nếu nhiều hơn có thể làm giảm lượng thức ăn dạng khác mà các bé ăn. Cũng không cần thiết phải cung cấp cho con một loại sữa công thức dành riêng cho bé tập đi nào cả, ngoại trừ trường hợp được chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo. Sữa nguyên kem là nguồn cung cấp canxi và chất béo lý tưởng cho tới khi con được 2 tuổi.

Tạo cơ hội cho con nhai thức ăn, sử dụng răng các bé đúng vào mục đích được sinh ra. Nếu chúng thích các miếng to, vẫn nên tiếp tục khuyến khích con nhai. Rất nhiều trẻ tập đi vẫn nhè các miếng to ra ngoài mặc dù chúng đã ở tuổi nhai hoàn toàn tốt. Suy nghĩ về sở thích và thói quen của bạn khi cho con ăn và nhớ rằng, đó chính là thời gian tiếp xúc, kiên nhẫn, cơ hội để khuyến khích con học các kỹ năng mới. Để cho trẻ đói hơn một chút, sau đó dụ dỗ chúng bằng các món ăn ngon và chấp nhận thêm các vị và cấu trúc thức ăn không quen thuộc.

Đứa trẻ 15 tháng tuổi của bạn có thể chỉ thích ăn đồ ăn vặt cả ngày, hơn là ăn các bữa với số lượng nhiều thức ăn hơn vào giờ ăn. Điều này cũng rất phổ biến nhưng có thể rất khó để  luyện tập đối với các gia đình bận rộn hoặc coi đây là thói quen. Cho tới khi con bạn có 3 bữa chính và hai bữa ăn phụ với các thức ăn lành mạnh, chúng sẽ được cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng. Thậm chí ở giữa các bữa ăn với rất ít đồ ăn cũng tồn tại sự khác biệt khá rõ rệt về sự thèm ăn của trẻ. Cố gắng lập kế hoạch cho bữa ăn và luôn đúng giờ khi cho trẻ ăn. Trẻ tập đi có xu hướng thích ăn sớm hơn những trẻ lớn hơn và người trưởng thành. Thời gian ăn trưa vào khoảng 10-11h và ăn tối xung quanh 5h chiều là rất lý tưởng cho nhóm trẻ ở tuổi này.

Tham khảo: Các món ăn dinh dưỡng cho bé

Giấc ngủ cho trẻ 15 tháng tuổi

Theo The bump, trẻ 15 tháng tuổi đã khá quen với thói quen ngủ hàng ngày mà bạn đã tập cho bé trước đây. Thỉnh thoảng, việc ốm đau nhẹ, móc răng hoặc sự ham chơi có thể gián đoạn thói quen này nhưng không nhiều.

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi nên ngủ tổng cộng 11 đến 14 giờ trong một ngày. Nếu bé con bạn chưa có thói quen ngủ trưa, bạn có thể tập cho bé bằng cách đặt bé nằm xuống giường ngủ sau khi kết thúc bữa trưa.

Giữ sức khỏe cho con

Bé có thể bị cảm lạnh, sổ mũi, sốt…. Nếu con bạn ở nhà trẻ, sẽ có nguy cơ cao hơn đối với các bệnh lây nhiễm, đơn giản vì trẻ luôn có xu hướng lại gần nhau. Rất nhiều loại virus thông thường ở nhóm tuổi này không có phương pháp đặc trị, có nghĩa là chỉ có thể thực sự quản lý trên phương diện thời gian.

Tăng cường hệ thống miễn dịch của họ sẽ giúp trẻ được bảo vệ và chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngủ, ăn ngon, nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với trẻ bị bệnh cũng có thể hỗ  trợ tích cực cho việc phòng bệnh. Khuyến khích con rửa tay trước khi ăn và giúp trẻ hiểu vì sao điều đó lại có ích. Đầu tư một bục đứng để trẻ có thể dễ dàng tiếp cận với bồn rửa tay và thay khăn trong nhà thường xuyên. Lau khô tay con sau khi rửa cũng quan trọng như các bước rửa tay vậy.

Lưu ý chung

Lúc này trẻ đã mọc răng hơn một nửa và thường xuyên ăn thức ăn nên bố mẹ cần tạo cho con thói quen vệ sinh răng thường xuyên và đúng cách. Mẹ nên tạo cho con thói quen súc miệng sau khi ăn đồ ngọt để ngăn ngừa sâu răng cho răng sữa.

Mặc dù bé 15 tháng tuổi đã bước đi vững chải nhưng trẻ thường khá hiếu động, ít quan sát, mê khám phá, chưa ý thức được điều gì nguy hiểm đang chờ đợi mình nên bố mẹ cần để mắt quan sát con thường xuyên, tránh trường hợp ngoài ý muốn.

Cùng với việc di chuyển một cách thuần thục là nguy cơ bé tiếp xúc với những đồ vật chứa nhiều vi khuẩn có hại. Bố mẹ cần hướng dẫn con rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước khi ăn cơm và sau khi chơi đùa để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể bé

Giữ cho con bạn bận rộn vào buổi chiểu, nếu có thể thì khuyến khích trẻ ra sân chơi. Điều này giúp con loại bỏ mệt mỏi và dễ ngủ hơn vào ban đêm. Chơi đu, hố cát, chơi bóng, trượt và xe đạp là những trò chơi tuyệt vời cho tuổi này. Trẻ cũng có thể sẽ thích đồ chơi và các dụng cụ để trèo, những thứ giúp vận động cả cơ thể chứ không phải chỉ riêng tay.

Tuân theo lịch trình cố định, có dự đoán và ổn định thành thói quen hằng ngày khi bạn có thể. Đứa trẻ 15 tháng tuổi sẽ phát triển mạnh trong sự an toàn, đồng thời mỗi ngày sẽ mở ra những thứ mới. Mặc dù có thể tạo ra sự nhàm chán cho bố mẹ, nhưng trẻ thì sẽ chẳng thắc mắc gì cả.

Hát, chơi những trò chơi vui vẻ, đọc sách và chơi vui với con mỗi ngày. Đây là độ tuổi đáng chú ý – đầy khám phá và xúc cảm. Hãy phản hồi tích cực với con về những gì bé thấy hấp dẫn đang xảy ra trong thế giới nhỏ bé của chúng.

Nhớ rằng luôn luôn phải thắt dây an toàn cho bé khi ngồi trong ôtô. Chúng cũng có thể học được việc làm thế nào để tháo dây trong tháng này. Nếu có, kéo dây lên, chắc chắc là nó ở trong ổ khóa và cài lại. Phân tán sự chú ý của con với đồ chơi hoặc là đồ ăn vặt trên tay và đưa cho con. Tạo ra nguyên tắc là xe sẽ không chuyển bánh nếu mọi người trên xe chưa thắt dây an toàn. Cả người lớn cũng phải làm như vậy.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

bac si

Trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển vận động và tâm lý rất nhanh, trẻ không thích sự gò bó và rất thích tự do khám phá và tìm hiểu. Do đó, điều quan trọng là bố mẹ tạo một không gian an toàn cho trẻ. Cần loại bỏ các vật sắc nhọn, ổ điện, tủ cao không vững, dễ ngã, vật nhỏ vừa miệng dễ nuốt hoặc nhét mũi… sau khi đã kiểm tra an toàn, đừng cấm cản trẻ tìm tòi và phá phách, nếu được ba mẹ nên đồng hành cùng trẻ khám phá môi trường sống với nhiều điều hay sẽ giúp trẻ thông minh, tự tin nhé!

bac si

Thẻ:
Phát triển của bé qua từng tháng
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Chăm sóc bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi, chăm sao mẹ ơi? 24 tháng tuổi là một cột mốc quan trọng về sự độc lập và phát triển kỹ năng

Bé 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi hiếu động và thích khám phá hơn. Bé biết trườn để di chuyển khắp sàn. Bé thậm chí dùng mông để

Bé 8 tháng tuổi

Khi bé 8 tháng tuổi, đây là lúc bé trở nên hiếu động, ham học hỏi và rất thích làm người lớn. Bé phát hiện

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!