Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn và nguy hiểm?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao bất thường ở phụ nữ mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Cùng Huggies tìm hiểu về ngưỡng chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và nguy hiểm để thực hiện các biện pháp kiểm soát kịp thời, tránh những hậu quả tiêu cực có thể xảy đến.

Tham khảo thêm:

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước khi xác định được đâu là chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, mẹ bầu cần hiểu rõ về khái niệm này. Chỉ số đường huyết thai kỳ là mức đường huyết của phụ nữ mang thai. Nói cách khác, đây là chỉ số đo lượng đường (glucose) trong máu khi mang thai.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu lượng đường huyết của thai phụ vượt quá giới hạn cho phép thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là gì

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là chỉ số để đo lượng đường trong máu thai phụ (Nguồn: Sưu Tầm)

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn ở thai phụ?

Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là:

  • Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/l (92 mg/dl).
  • Đường huyết sau khi ăn một giờ: ≤ 10 mmol/l (180 mg/dl).
  • Đường huyết sau khi ăn hai giờ: ≤ 8,5 mmol/l (153 mg/dl ).

Nếu các xét nghiệm cho thấy có ít nhất hai kết quả bất thường thì thai phụ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tham khảo thêm: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn và kiêng ăn gì?

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao và nguy hiểm?

Trong lần khám thai đầu tiên

Phụ nữ mang thai có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

  • Nếu mức đường huyết lúc đói > 7,0 mmol/L, mức HbA1c > 6,5% hoặc mức đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol / L, thai phụ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường lâm sàng.
  • Nếu mức đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol / L thì thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nếu mức đường huyết lúc đói < 5,1 mmol / L thì đợi đến tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ rồi tiến hành thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống cho thai phụ để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tham khảo thêm: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt

Tuần 24-28 của thai kỳ

Phụ nữ mang thai có mức đường huyết lúc đói < 5,1 mmol / L sẽ tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose.

Quy trình thực hiện như sau: Trước tiên, bác sĩ sẽ đo mức đường huyết lúc đói của thai phụ. Sau đó, mẹ bầu được hướng dẫn tiêu thụ 75 g glucose trong 5 phút. Sau khi uống glucose, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ đường huyết sau đó 1 và 2 giờ.

  • Nếu mức đường huyết lúc đói > 7,0mmol / L thì sản phụ đã mắc bệnh tiểu đường trên lâm sàng.

Phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu xuất hiện một hoặc nhiều hơn ba mức chỉ số sau:

  • Khi đói ≥ 5,1 mmol/L.
  • Sau 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L.
  • Sau 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L.

Nếu cả 3 chỉ số này đều nhỏ hơn giá trị liệt kê ở trên thì thai phụ hoàn toàn bình thường.

Tham khảo thêm:

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao và nguy hiểm?

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ thông qua việc đo chỉ số (Nguồn: Sưu Tầm)

Mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết bao lâu một lần?

Tần suất kiểm tra đường huyết của mỗi sản phụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ biểu hiện và cơ địa của từng người.

  • Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường trước khi mang thai: Kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn, cũng như trước khi đi ngủ.
  • Đái tháo đường khi mang thai: Kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn sáng và sau mỗi bữa ăn; bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về thời điểm nên kiểm tra sau khi ăn.
  • Nếu sản phụ bị đái tháo đường type 1: Có thể cần phải kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng. Bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên bạn nên xét nghiệm xeton trong nước tiểu lúc đói.

Để kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai, thai phụ nên đến gặp bác sĩ ít nhất mỗi tháng một lần. Nếu thường xuyên hơn thì mỗi tuần một lần.

Tham khảo thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu trước và trong thai kỳ

Mẹ bầu kiểm tra đường huyết bao lâu một lần

Tùy cơ địa của mỗi thai phụ mà tần suất kiểm tra đường huyết cũng sẽ khác nhau (Nguồn: Sưu Tầm)

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

  • Hoạt động thể chất thường xuyên: Lượng đường sẽ được dịch chuyển đến các tế bào khác từ việc tập thể dục và vận động thường xuyên, hạn chế tồn đọng trong máu. Các mẹ bầu chỉ nên vận động nhẹ nhàng, duy trì nhịp tim dưới 140 nhịp/phút. Với 30 phút tập thể dục mỗi ngày, cơ thể sẽ dễ dàng dung nạp glucose, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, khắc phục các biểu hiện như đau lưng, chuột rút,…
  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu lành mạnh: Một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ là thông qua chế độ ăn uống. Bà bầu nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt không thể thiếu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh bỏ bữa đồng thời kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể. (Tham khảo: Kiêng cữ khi mang thai: Có bầu nên kiêng gì để con khỏe mạnh?)
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý: Cân nặng tăng lên nhiều có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Do đó, thai phụ phải thận trọng không để cơ thể tăng cân quá nhiều (mẹ và bé không tăng quá 12-14 kg).
  • Kiểm tra thường xuyên: Kiểm soát đường huyết ổn định, HbA1c dưới 6,5, ngừa cao huyết áp, không bị phù chân tay, mặt,… theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ kịp thời.
  • Duy trì lịch trình nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu cần lưu ý nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc trong thời kỳ mang thai. Không những vậy, tinh thần phải luôn thoải mái, lạc quan chứ không nên lo lắng, căng thẳng, chán nản.

Tham khảo thêm:

Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là một cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là một cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Sưu Tầm)

Trên đây là những chia sẻ của Huggies về chỉ số tiểu đường thai kỳ và cách phòng ngừa cho mẹ bầu. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các sản phụ đã chuẩn bị được tinh thần cũng như kế hoạch mang thai khỏe mạnh hơn cho mình. Mẹ đừng quên ghé qua chuyên mục Mang thai hoặc Góc chuyên gia của Huggies để tham khảo thêm các thông tin khác nhé!

Thẻ:
Biến chứng thai kỳ
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Tử vong chu sinh

Chu sinh là gì? Tử vong chu sinh là hiện tượng tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi

Thai chậm phát triển

Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, gọi tắt là IUGR, xảy ra ở khoảng 3-5% trường hợp mang thai. Đây là tình trạng

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!