Mang thai vốn là một hành trình kỳ diệu và đong đầy hạnh phúc, nhưng những cơn đau xương chậu khó chịu có thể phá vỡ cảm xúc của nhiều mẹ bầu. Cứ 300 mẹ bầu, sẽ có 1 mẹ mắc phải hội chứng đau khung xương chậu (viết tắt là SPD).
Những khớp nối khung xương chậu mẹ bầu bị căng quá mức, do phần xương chậu trước chưa chắc chắn. Việc điều trị hội chứng này thực ra rất đơn giản nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết. Điều trị càng sớm, khu vực đau lại càng hẹp và hiệu quả hơn. Mẹ cùng Huggies tìm hiểu thông tin hội chứng này trong bài viết dưới đây nhé!
Đau xương chậu (SPD) là gì?
Vùng xương chậu là vùng phía trên các xương đùi và là vị trí cuối của cột sống thắt lưng. Nằm đan xen giữa xương hông và xương đùi, xương chậu giúp nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể khi đứng hoặc ngồi.
Đau vùng xương chậu là đau ở phần thấp nhất của bụng và xương chậu. Đau vùng xương chậu đôi khi có thể lan ra các nơi như lưng dưới, mông hoặc đùi. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, liên tục hoặc ngắt quãng, có thể đột ngột, mạnh và ngắn, hoặc chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định như tiểu tiện hoặc quan hệ.
Triệu chứng của đau xương chậu khi mang thai là gì?
- Phần trước của xương chậu bị đau dữ dội và đôi khi không chịu nổi.
- Cảm giác nhức nhối, đau đớn, và nóng ran lên ở khu vực xương hông, lưng, đáy xương chậu và phía sau của chân.
- Dáng đi lạch bạch.
- Đau đầu gối và có thể lan tới mắt cá chân và bàn chân. Đây là hậu quả của sự lệch xương chậu ở phía trên.
- Khi đưa một chân lên, đứng trên một chân, leo lên cầu thang, ra khỏi giường hay vặn người cảm thấy đau buốt.
- Thông thường thì về đêm, cơn đau càng trở nên tệ hại hơn khi nằm ngửa ngủ. Trở mình trên giường và bước chân xuống khỏi giường có thể làm tăng cảm giác đau.
- Có thể nghe hoặc cảm nhận được những âm thanh lách cách ở khu vực xương mu.
- Đi lại khó khăn, nhất là sau khi ở yên một chỗ.
- Một số phụ nữ bị mắc chứng tiểu tiện không tự chủ được.
Tham khảo: Đau bụng dưới khi mang thai
Điều gì làm tăng nguy cơ mắc chứng SPD?
- Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. (Tham khảo: Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đủ)
- Mang đa thai hoặc thai nhi rất lớn. Chứng tiểu đường trong thời kỳ thai nghén có thể dẫn đến tăng cân nhiều cho mẹ và bé. (Tham khảo: Mang thai đôi)
- Có tỉ số khối cơ thể (BMI) quá cao.
- Hoạt động mạnh thường xuyên, quá sức, tư thế không đúng cách và chấn thương cũ sẽ làm tăng nguy cơ hình thành chứng SPD.
- Vị trí và tư thế nằm của thai nhi có thể góp phần vào vấn đề này.
- Tình trạng các mô liên kết của mỗi người phụ nữ cũng ảnh hưởng đến độ chắc chắn của xương chậu.
- Những chấn thương và chỗ rạn trước đây của xương chậu.
<h2=”normal1″>Nguyên nhân nào gây ra chứng SPD?</h2=”normal1″>
Xương chậu thường được hỗ trợ vững chắc nhờ vào các dây chằng ở chung quanh. Trong thai kỳ, các nội tiết tố được sản sinh ra làm giãn các khớp để tạo điều kiện cho việc sinh nở dễ dàng hơn về sau.
Tuy nhiên, các nội tiết tố này cũng có thể làm cho các khớp xương chậu trở nên không chắc chắn dẫn đến những cơn đau và gây khó chịu cho bà bầu. Khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến chứng SPD là điểm hẹp nhất của phần xương trong đai xương chậu nằm ở ngay trước bàng quang. Mu khớp xương là phần trước của xương chậu thường được bao phủ bởi lông mu.
Một yếu tố khác nữa là sự phân phối cân nặng trên cơ thể thay đổi tạo nên áp lực nơi xương chậu, xương sống và những kết cấu hỗ trợ cho các xương này.
Làm sao chuẩn đoán được bệnh đau khung xương chậu?
Chứng đau khung xương chậu được chuẩn đoán dựa trên tất cả những tiền sử về sức khỏe của bà bầu. Siêu âm cũng có thể giúp chuẩn đoán được bệnh. Các bà bầu không nên chụp X-quang trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa trị chứng đau khung xương chậu
Việc chữa trị chủ yếu nhằm hạn chế các vận động có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Nếu phải tránh tất cả những hoạt động ảnh hưởng đến SPD thì quá khó, đặc biệt là nếu bạn còn phải chăm sóc các bé khác.
Sắp xếp lại chỗ làm việc và chỗ ngủ có thể cải thiện được tình hình và hãy nhờ ai đó giúp bạn những công việc nặng, có thể gây đau. Các cán bộ y tế vật lý trị liệu của khoa sản và các chuyên gia trị liệu có thể cho bạn những lời khuyên và hướng dẫn cách sửa đổi không gian làm việc, nghỉ ngơi.
Khi được chuẩn đoán chứng SPD, bà bầu đã có biểu hiện đi lại với 2 chân dang rộng giống như khi ngồi trên lưng ngựa hay lúc chạy xe đạp. Vấn đề là hai chân luôn muốn tách nhau ra. Điều quan trọng là phải giữ vững xương chậu trước khi cử động và giữ 2 đầu gối gần lại để phần xương chậu không cọ vào nhau gây đau.
Cách giảm được những cơn đau khung xương chậu
- Thực hiện một số bài tập luyện tập cơ xương chậu: Lưu ý không nên đạp xe đạp vì việc mở rộng các khớp xương không vững chắc có thể làm tình trạng của mẹ xấu đi.
- Sử dụng dây đai cố định hoặc không cố định hỗ trợ xương chậu:Các dây đai này sẽ giúp mẹ cố định xương chậu vào đúng vị trí. Mẹ có thể đeo những dây này khi ngủ nếu trong giấc ngủ, mẹ thường xuyên bị đau.
- Nằm ngủ 1 bên hoặc ở tư thế ít đau nhất lúc ngủ: Mẹ có thể sử dụng thêm gối ôm khi nằm hoặc ngồi ở nhà, trên xe hơi hoặc bất cứ nơi đâu để tạo cảm giác thoải mái. Khi đổi tư thế nằm, mẹ nên giữ 2 đầu gối di chuyển cùng nhau.
- Giữ hai đầu gối không cách xa nhau: Ép hai đầu gối lại với nhau khi vận động thay vì mở rộng đầu gối rất cần thiết để cố định khớp xương chậu. Khi lên và xuống xe, cầu thang, giường ngủ hay làm bất cứ hoạt động gì cần phải di chuyển chân trước chân sau, thay vì 2 chân một lượt, mẹ nên chú ý cẩn thận nhé.
- Thường xuyên thay đổi tư thế:Tránh ngồi yên quá 30 phút mỗi lần.
- Tránh hoạt động quá sức:Các hoạt động đòi hỏi vận động liên tục, vận động mạnh hoặc đứng 1 chân đều không được khuyến cáo, mẹ nhớ lưu ý nhé.
- Tránh vắt chéo chân:ngay cả ngồi trên sàn nhà hoặc thực hiện động tác yoga, mẹ bầu SPD đều không nên vắt chéo chân nhé.
- Massage, châm cứu, nắn xương:Mẹ có thể tham vấn ý kiến bác sĩ cho liệu trình thư giãn thêm hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ có thể thực hiện tại nhà bằng cách đặt một gói nước đá lên phần cơ mềm sẽ làm giảm sưng tấy và giảm đau trong 5 – 10 phút.
- Đứng thẳng người:Mẹ cần tập trung cải thiện tư thế cân bằng, dồn trọng lực đều lên cả hai chân.
- Thực hiện các công việc ở tư thế ngồi:mặc quần áo, ủi đồ, v.v…
- Không mang giày cao gót trên 5cm:Đừng mang giày cao trên 5cm để giảm bớt sức căng phần lưng dưới.
- Đừng nằm trên khi sinh hoạt vợ chồng:Tuy cảm giác rất khó chịu đối với các mẹ bầu gặp hội chứng SPD, nhưng mẹ có thể thử tư thế nằm nghiêng để tránh áp lực quá lớn cho phần hạ bộ nhé.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Đừng quên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa vì sử dụng thuốc trong giai đoạn mang thai là rất nhạy cảm, mẹ nhé!
- Trao đổi cùng bộ phận Nhân sự: Mẹ có thể “góp ý” nhỏ với Bộ phận Nhân sự tại nơi công tác của mình để được điều chỉnh điều kiện làm việc phù hợp. Ngồi lâu trên ghế không thích hợp hoặc tạo ra tình trạng xương chậu bị căng nhiều hơn sẽ rất có hại đối với mẹ đấy ạ.
Tham khảo Hướng dẫn tập sàn chậu
Đau khung xương chậu có hại cho thai nhi không?
Theo Dịch vụ y tế quốc gia, hiện tượng này tuy gây nhiều cảm giác khó chịu và đau đớn cho mẹ bầu, nhưng lại hoàn toàn vô hại với bé yêu. Mẹ có thể thở phào nhẹ nhõm rồi nhé.
Chứng bệnh này sẽ kéo dài đến bao giờ?
Thông thường, sau khi sinh, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần và các khớp xương sẽ vững chắc hơn. Nội tiết tố relaxin của thai kỳ ngưng sản xuất khiến các khớp xương ổn định và tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Đôi khi chứng SPD quá trầm trọng khiến bà bầu không sinh theo phương pháp sinh thường được mà phải sinh bằng phương pháp mổ.
Có phải bạn sẽ luôn gặp vấn đề?
Điều đó chưa chắc đúng. Một số phụ nữ gặp phải vấn đề thường xuyên với phần lưng hoặc sàn chậu sau khi sinh, nhưng đa số đều bình phục rất nhanh chóng. Nếu bạn đã từng mắc chứng SPD trong lần mang thai trước đây, bạn rất có thể sẽ bị tái phát. Bạn nên trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu sản khoa nếu cảm thấy đau, khó chịu hay không cầm được khi đi vệ sinh.
Có thể có biến chứng hay không?
Thỉnh thoảng, có trường hợp xương chậu tách rời hay lỏng khớp xương sẽ chậu dẫn đến những cơn đau dữ dội. Nghỉ ngơi trên giường và trị liệu bằng hơi nóng sẽ có hiệu quả. Đánh giá chỉnh hình và vật lý trị liệu cùng với việc theo dõi chặt chẽ cũng góp phần cải thiện được bệnh. Một số phụ nữ được khuyên hạn chế những hoạt động mạnh và có thể dùng đến nạng để không bị đau thêm.
Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!