Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt cho mẹ bầu

Duy trì sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ có thể là điều cuối cùng mà mẹ nghĩ đến sau những cơn thèm ăn và ốm nghén. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai lại vô cùng quan trọng với cả mẹ và bé. Hiệp hội Nha khoa Úc (ADA) đã đưa ra các mẹo và lời khuyên giúp mẹ duy trì sức khỏe răng miệng trong thai kỳ.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Khám nha sỹ thường xuyên

Nếu mẹ có kế hoạch mang thai thì việc khám răng rất quan trọng. Khám răng thường xuyên có thể được thực hiện một cách an toàn trong suốt thai kỳ.

Nếu mẹ đã mang thai, mẹ nên đến nha sĩ để kiểm tra xem răng và nướu của mẹ có khỏe mạnh không. Đồng thời, hãy cho nha sĩ biết mình đang mang thai nữa nhé, nha sĩ của mẹ có thể đề nghị một lần khám nữa trong tam cá nguyệt thứ 2.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường

Thèm ăn hay thậm chí sợ đồ ăn là các triệu chứng bình thường khi mẹ mang thai. Nếu mẹ thèm ăn các đồ ăn nhẹ có đường, mẹ sẽ có nguy cơ bị sâu răng. Hãy cố gắng ăn càng nhiều càng tốt các thực phẩm ít đường.

Nếu mẹ chỉ thấy thèm những đồ ăn nhẹ có vị ngọt, hãy cố gắng chọn một vài loại thức ăn lành mạnh hơn như hoa quả tươi và sữa chua. Mẹ nên cố gắng ăn các đồ ăn vặt đó càng gần giờ ăn chính càng tốt và đánh răng sau mỗi bữa ăn nhiều đường. Nếu ăn các đồ ăn ngọt cách xa thời gian của bữa ăn chính, mẹ hãy cố gắng súc miệng bằng nước hoặc sữa.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng khi bị ốm nghén

Người ta ước lượng rằng 80% phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén. Dù chăm sóc răng có vẻ như là điều cuối cùng mẹ nghĩ đến sau những cơn ốm nghén mệt nhoài, việc chăm sóc răng thời điểm này lại vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp mẹ ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng lâu dài về sau cho bé.

Ngoài ra mẹ cũng cần lưu ý, nếu mẹ thường xuyên bị nôn hay ợ, các axit mạnh trong dạ dày có thể gây mài mòn răng khi bị trào ngược ra. Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ hạn chế tình trạng bị mòn răng do trào ngược.

Tham khảo: Cách giảm các triệu chứng ốm nghén

Để giúp giảm thiểu nguy cơ mài mòn răng và sâu răng, hãy thử các cách sau:

  • Mẹ không nên đánh răng ngay sau khi nôn. Những axit mạnh trong dạ dày có thể làm mềm men răng của mẹ và sự chà xát mạnh của mẹ chải có thể làm xước men răng, dẫn đến các tổn hại khác. Đợi ít nhất một giờ đồng hồ sau khi nôn rồi hãy đánh răng.
  • Súc miệng với nước (tốt nhất là nước máy có chất fluoride) sau khi nôn, giúp hỗ trợ loại bỏ axit.
  • Mẹ có thể nhẹ nhàng bôi kem đánh răng lên răng. Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng fluoride không có cồn sẽ giúp cung cấp các chất bảo vệ bổ sung chống lại axit trong dạ dày.
  • Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy tham khảo nha sỹ của mẹ để được cung cấp thêm thông tin cần thiết.

Làm thế nào khi bị nôn trong lúc đang đánh răng?

Nếu mẹ bị nôn khan khi đánh răng, đặc biệt là răng hàm, hãy thử các cách sau:

  • Theo Better health, mẹ nên đánh răng với kem đánh răng có fluoride nhưng với nhiều mùi vị khác nhau.
  • Sử dụng một bàn chải với đầu nhỏ, ví dụ như loại cho trẻ con.
  • Đánh răng chậm lại.
  • Thử nhắm mắt lại và tập trung vào nhịp thở.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng khi bị ốm nghén, nôn nhiều

Sức khỏe răng miệng của mẹ bầu gây ảnh hưởng đến bé ra sao?

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tình trạng sức khỏe răng miệng của mẹ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé sau này. Bởi vậy, duy trì sức khỏe răng miệng của mẹ sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng của con mẹ sau này.

Răng của bé hình thành từ trong bụng mẹ:

  • Trong suốt thai kỳ, nướu răng có thể nhạy cảm hơn với kích thích do vi khuẩn và dễ bị sưng. Điều này là do sự gia tăng mức nội tiết tố khiến nướu răng phản ứng mạnh hơn với các kích thích do vi khuẩn trong mảng bám gây ra.
  • Bệnh ảnh hưởng tới nướu răng được gọi là viêm nướu. Viêm nướu dễ xảy ra trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ. Các dấu hiệu của viêm nướu bao gồm đỏ, sưng nướu và chảy máu, đặc biệt là khi mẹ đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, viêm nướu cũng có thể được điều trị nhờ đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách.
  • Nhiễm trùng tại các vùng mô nướu sâu hơn xung quanh răng được gọi là viêm nha chu. Viêm nha chu có thể khiến nướu và răng của mẹ bị những thương tổn vĩnh viễn và mẹ có thể phải nhổ bỏ răng.
  • Mầm răng của bé được hình thành vào khoảng tuần 6 ~ 7 của thai kỳ. Từ tuần thứ 16 thai kỳ, men răng và ngà răng phát triển để bao bọc mầm răng. Sau đó, thân răng (còn gọi là xương ổ răng) được hình thành để bao bọc phần chân răng và tủy răng là hệ thần kinh nằm phía bên trong. Từ 6-7 tháng sau sinh, răng sữa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh, nhú ra khỏi lợi.

Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ mẹ sang con:

  • Vi khuẩn gây sâu răng không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra mà thực chất bị lây từ miệng mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc hôn bé, bón thức ăn cho bé (từ ống hút, đũa hay thìa mà người lớn đã sử dụng).
  • Vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng sinh sôi ngay khi răng nhú. Trong đó, thời gian từ 6 tháng – 3 tuổi là thời kỳ bé dễ nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất.

Những em bé mà mẹ có nhiều răng sâu cũng có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Do đó, mẹ cần phải vệ sinh răng miệng tốt trước, trong và sau khi mang thai.

Nguyên tắc cơ bản giúp răng miệng của mẹ luôn khỏe mạnh

  • Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chất fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
  • Kiểm tra răng miệng thường xuyên, đặc biệt khi đang mang thai.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Uống nhiều nước đun sôi để nguội.
  • Giảm bớt các đồ ăn thức uống có đường.
  • Ăn nhẹ với các thực phẩm lành mạnh.
Thẻ:
Chăm sóc trong thai kỳ
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách trị táo bón cho bà bầu

Có đến 50% số phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Táo bón thai kỳ xảy ra thường kèm đau bụng hoặc khó chịu, khó

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!