Những thay đổi khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng kể so với bình thường, bởi vậy bài viết này sẽ mang đến một số kiến thức về những gì bạn nên chờ đợi và sẽ trải qua khi đang mang thai.

Điều quan trọng cần phải nhớ là mọi người phụ nữ đều có những phản ứng riêng khác nhau khi họ mang thai. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn, bạn có thể phải cẩn thận với bất cứ sự thay đổi nào. Một số sự thay đổi khi mang thai rất dễ nhận ra, như việc gia tăng kích cỡ cơ  thể, trong khi có một số thay đổi khác cần sự cảm nhận tinh tế hơn và thậm chí bạn còn không nhận ra được chúng.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Khi nào thì nên lo lắng?

Ranh giới giữa việc biết rằng cái gì là bình thường và khi nào nên lo lắng có thể rất mờ nhạt. Một số thay đổi là rất rõ ràng, như ra máu, đau bụng hay em bé cử động chậm lại. Nhưng những thay đổi khi mang thai khác, ví dụ như sự tăng huyết áp hay lượng đạm trong nước tiểu sẽ khó khăn hơn để bạn tự phát hiện. Đây là một trong những lý do tại sao việc khám thai định kỳ rất quan trọng.

Có thể bạn quan tâm:

Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn

Nên nhớ rằng việc tìm kiếm sự chăm sóc và theo dõi y tế khi bạn mang thai là cách quan trọng để giảm bớt căng thẳng và giúp bạn hưởng thụ tối đa thời kỳ mang thai của mình. Một phần vai trò của bác sĩ là hướng dẫn và hỗ trợ để lập ra một danh sách những gì bạn cần biết để chăm sóc sức khỏe của bạn cũng như thai nhi. Mẹ có thể đặt câu hỏi như:”ngôi thai đầu là gì?” để có thêm các kiến thức chuẩn bị cho quá trình sinh nở của mình.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Thay đổi về vật lý

Hầu hết những thay đổi ban đầu trong thời kỳ mang thai của bạn sẽ liên quan đến việc các hợp tử tìm đường từ ống dẫn trứng và sau đó làm ổ trên thành tử cung. Duy trì hợp tử này và tối đa hóa cơ hội sống sót của nó trở thành ưu tiên số 1 của cơ thể bạn.

Tham khảo: Bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung

Mẹ có biết:

Khi xuất hiện những thay đổi về cơ thể, tâm lý. Mẹ có thể thư giãn bằng cách dành thời gian sắm những vật dụng cần thiết để chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Tã, bỉm là thứ đầu tiên mẹ cần bởi sản phẩm này sẽ theo con trong suốt những năm đầu đời. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Bên cạnh đó, Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh (Nguồn: Huggies)

Thế còn bạn thì sao?

Trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể bạn sẽ thay đổi để tự động tìm cách nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh và hỗ trợ cho trứng cho đến khi phát triển đầy đủ. Tất cả những điều này là một quá trình tự nhiên. Trong suốt thai kỳ, sự thoải mái, việc đi lại, tiêu hóa và sự trao đổi chất của bạn sẽ thay đổi để tăng tối đa cơ hội sống sót của phôi thai trong bụng mẹ.

Đừng quên bổ sung axit folic

Trong những tuần đầu, cố gắng giảm thiểu sự tiếp xúc với bất kỳ độc tố nào có khả năng gây ra các vấn đề về phát triển. Bổ sung 500mg axit folic mỗi ngày sẽ giúp em bé của bạn giảm thiểu nguy cơ mắc chứng khuyết tật ống thần kinh.

Tham khảo: Cách bổ sung canxi cho bà bầu

Những thay đổi trong thai kỳ

Những thay đổi vật lý thời kỳ đầu

  • Mất kinh nguyệt. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, bạn có khả năng rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14 sau ngày đầu tiên của chu kỳ cuối. Thụ thai thường xảy ra một vài ngày kể từ ngày rụng trứng.
  • Một sự ra máu nhẹ trong khoảng 5-10 ngày sau khi thụ thai. Điều này được biết đến như là sự ra máu báo và xảy ra khi hợp tử làm tổ vào trong lớp nội mạc tử cung. Chỉ gần 50% phụ nữ sẽ bị ra máu báo, bởi vậy không cần lo lắng nếu không thấy hiện tượng đó.
  • Vú và núm vú có sự thay đổi. Nhạy cảm hơn, to hơn, màu núm vú sẫm hơn và cảm giác nặng nề hơn ở xương chậu. Đó là điều bình thường.
  • Cảm thấy có vị lạ hay vị như kim loại trong miệng.
  • Nhiều thai phụ mô tả một cảm giác khác nhau, khá kỳ quặc hoặc chỉ đơn giản là biết rằng mình đang mang thai.
  • Tần số đi tiểu tiện tăng. Đừng cố gắng nhịn khi bạn cần phải đi vệ sinh. Nhưngnếu bạn đi ngoài quá nhiều và ra phân lỏng, rất coi chừng đó là triệu chứng mẹ bầu bị tiêu chảy.
  • Cảm thấy kiệt sức và cực kỳ mệt mỏi, thậm chí cảm, sốt. Bạn có thể tham khảo các cách trị cảm cho bà bầu để giảm thiểu tình trạng này.
  • Cảm thấy buồn nôn và thay đổi khẩu vị thèm ăn. Nhạy cảm hơn với mùi và không thể chịu đựng được một số loại mùi. Thịt đỏ, thịt gà sống, cá và trứng có thể sẽ làm bạn thấy rất khó ăn trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Nổi mụn và tĩnh mạch trên mặt và ngực.

Để có thêm thông tin về thời kỳ đầu của thai kỳ xem thêm: Thai kỳ theo tuần.

Những thay đổi khi mang thai về thể chất

  • Tăng kích thước bụng từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Đó là vì tử cung đã giãn nở của bạn bắt đầu nhô lên khỏi vùng chậu và chuyển động.
  • Tăng kích thước ngực, quầng vú và xuất hiện những mụn nhỏ. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, sữa non sẽ xuất hiện và thường xuyên bị rỉ ra. Những thay đổi này là bởi ngực của bạn chuẩn bị cho con bú.
  •  Tăng cân khi mang thai: Tăng cân một cách khỏe mạnh và bình thường khi mang thai là từ 10-14kg. Cân nặng thường tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên, thêm một chút trong 3 tháng tiếp theo và tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối cùng.
  • Có thể nhìn thấy và cảm thấy sự chuyển động của bé. Hầu hết các bà mẹ có thể cảm nhận em bé của mình chuyển động (thường là đạp) vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ. Điều này diễn ra sớm hơn đối với những bà mẹ đã từng mang thai và nhận biết được các dấu hiệu của việc này.
  •  Khó thở khi mang thai bởi tử cung của bạn giãn nở to ra chiếm chỗ của phổi và cơ hoành. Từ trong khoảng 36 tuần, sẽ có “sự sa bụng” khi em bé rơi vào vùng xương chậu của bạn để chuẩn bị ra đời. Điều này thường xảy ra với bà mẹ sinh nở lần đầu hơn là với những người đã từng có con trước đó.
  • Suy tĩnh mạch, bệnh trĩ khi mang thai, rạn da, khó tiêu, ợ nóng, đầy hơi, táo bón (ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin và chất xơ là cách trị táo bón cho bà bầu khá hữu dụng), phù chân. Khi liệt kê tất cả ra, nó có thể khiến bạn băn khoăn liệu còn điều gì mà phụ nữ sắp sinh chưa trải qua không? Mặc dù nghe có vẻ sáo mòn, nhưng những thứ đó sẽ chẳng còn nghĩa lý gì khi bạn ôm đứa con của mình trong tay.
  • Lượng máu mà tim bạn bơm mỗi phút sẽ tăng khoảng 40%. Tổng khối lượng máu sẽ tăng từ 5 lít tới khoảng 7-8 lít trong thời điểm có bé. Điều này có nghĩa là trái tim của bạn và toàn bộ hệ thống tuần hoàn sẽ phải tăng lực và chức năng để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu bổ sung khi bạn mang thai. Nên đừng thắc mắc khi đôi khi bạn thấy mệt mỏi.

Những thay đổi khi mang thai

Thay đổi về cảm xúc

Nội tiết tố

Trong suốt thai kỳ, có vẻ như bạn sẽ cảm thấy các nội tiết tố đang điều khiển cuộc sống của bạn. Chúng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và đảm bảo em bé có cơ hội sống sót cao nhất. Nhưng, nội tiết tố cũng có thể gây nên tính tình thất thường và cảm xúc bất ổn.

Bạn thậm chí sẽ có lúc còn cảm thấy chán nản và một chút choáng ngợp bởi tất cả những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình. Hãy yên tâm rằng những thay đổi về tâm trạng sẽ không diễn ra lâu dài và sẽ trở nên ổn định khi em bé được sinh ra.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Nếu bạn có tiền sử về các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực, xu hướng ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm hay hưng cảm, việc mang thai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn hoặc dẫn đến tái phát. Điều quan trọng là cần duy trì việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trong suốt thai kỳ và trong những tháng đầu sau sinh.

Nếu bạn được kê đơn thuốc an thần, điều quan trọng là bạn phải cho bác sỹ biết bạn đang mang thai. Liều lượng thuốc thường dùng của bạn có lẽ sẽ cần phải được điều chỉnh trong suốt quá trình mang thai của bạn.

Mất kiểm soát

Cho dù bình thường bạn luôn kiểm soát tốt được việc ăn uống, kích cỡ và dáng vẻ thông thường của bạn đi nữa thì bạn cũng không thể tránh khỏi việc thay đổi về hình dáng và kích thước cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai. Vì thế, hãy tìm kiếm những trang phục đẹp, tươi tắn, phù hợp với dáng bạn và duy trì mức tăng cân khỏe mạnh. Cảm giác bực bội về việc mang thai sẽ chỉ khiến bạn thấy tệ hơn và không đem lại điều gì. Cố gắng có những suy nghĩ tích cực hơn.

Lo âu

Lo âu là một cảm xúc thường thấy trong thai kỳ. Nó có thể là nỗi lo lắng chung chung, hay vì những lý do cụ thể hơn như sợ cảm giác đau đớn khi sinh con. Hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hay bác sỹ về những gì bạn cảm thấy. Họ đã nghe nhiều chuyện tương tự như vậy trước đó và bạn cần họ để đảm bảo sự ổn định sức khỏe tinh thần cho bản thân bạn và em bé.

Các vấn đề thực tế

Các mối quan tâm thiết thực như làm sao để xoay xở khi thu nhập giảm, làm sao để chu toàn tiền nhà, ngân quỹ, chăm sóc bé,v.v… đều có thể trở thành những mối quan tâm lớn. Hãy trò chuyện với bạn đời và gia đình bạn. Vạch ra kế hoạch là một cách thực tế để giảm bớt gánh nặng.

Những cảm giác mâu thuẫn

Đây là điều phổ biến cho thai phụ khi có những lúc cảm thấy mâu thuẫn. Đôi khi bạn thấy choáng ngợp với niềm vui chào đón đứa bé sắp ra đời, nhưng có những lúc bạn cảm thấy rất hờ hững về điều đó. Cảm giác tội lỗi có thể sẽ len vào tâm trí của bạn, đặc biệt trong những lúc sáng sớm khi bạn khó ngủ. Bạn có thể lo lắng nếu mọi thứ không theo kế hoạch, và sẽ đến sớm hơn sự chuẩn bị của bạn và chồng, hay thậm chí nếu quan hệ của bạn và chồng không được bảo đảm như bạn muốn thế. Bối rối, tội lỗi, hối tiếc và thậm chí một chút hoảng loạn là những cảm xúc phổ biến trong thời kỳ mang thai.

Nhạy cảm với những lời chỉ trích

Đây là điều rất phổ biến ở phụ nữ có thai khi họ trở nên nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích. Bạn có thể cảm thấy và cho rằng bản thân đang là trung tâm của sự chỉ trích trong khi trên thực tế lại không phải vậy. Trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ tổn thương là một trạng thái thông thường, vậy nên hãy cho bản thân mình được phép không phải lúc nào cũng đúng.

Hãy đủ người lớn để xin lỗi ai đó khi bạn cảm thấy mình sai. Điều này sẽ giúp tạo sự cảm thông và bạn sẽ ngạc nhiên khi hầu hết mọi người có thể hiểu được điều đó đến thế nào.

Mê tín

Bạn có nhận thấy giờ đây mình tránh mèo đen, không đi bộ dưới cầu thang và không bao giờ mở ô trong nhà? Mê tin dị đoan có thể xuất hiện khi mang thai và thậm chí nếu bạn không bao giờ lo lắng về việc đặt một đôi giày mới trên một cái bàn trước bạn (bạn biết là điềm xui), giờ bạn sẽ thấy mình có một chút ý thức hơn. Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy tốt hơn khi tránh các điềm xấu, hãy làm thế. Tất cả vì sự thoải mái và an tâm của bạn.

Cô lập và cô đơn

Tránh cô lập chính mình trong suốt thai kỳ. Điều này khó thực hiện nếu bạn có thêm một đứa con nhỏ khác ở nhà. Nhưng việc trò chuyện và kết nối với bạn bè, với những phụ nữ mang thai khác là rất quan trọng.

Để có thêm thông tin, xem Chăm sóc trong thai kỳ.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm mẹ nhé!

Thẻ:
Chăm sóc trong thai kỳ
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Cách trị táo bón cho bà bầu

Có đến 50% số phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Táo bón thai kỳ xảy ra thường kèm đau bụng hoặc khó chịu, khó

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!