Tuy không nguy hiểm, nhưng đau xương mu khi mang thai có thể làm mẹ khó chịu. Giải quyết sao với trường hợp bà bầu bị đau xương mu này? Tham khảo bí quyết sau nhé!
>> Tham khảo:
Đau xương mu khi mang thai do đâu?
Giống như đau xương chậu khi mang thai, đau xương mu khi mang thai cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, đau xương mu khi mang thai sẽ xuất hiện vào những tháng gần cuối thai kỳ và “lặn mất tăm” sau khi sinh.
>> Tham khảo: Mẹ bầu mấy tháng uống được nước dừa?
“Thủ phạm” chính chịu trách nhiệm cho những cơn đau xương mu thực ra là cục cưng trong bụng mẹ. Có cấu tạo liên kết nhau, xương mu, khớp háng và dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan phía trên của cơ thể. Khi em bé trong bụng ngày càng lớn, tử cung to lên kéo theo sự giãn ra của vùng xương chậu gây cảm giác đau ê ẩm vùng xương mu. Thai nhi càng lớn, áp lực lên xương mu, xương chậu càng nhiều. Vì vậy, mẹ sẽ cảm nhận các cơn đau xương mu khi mang thai rõ rệt hơn về cuối thai kỳ. Đặc biệt là các tháng cuối thai kỳ, các cơn đau có thể liên tục diễn ra làm mẹ bầu mệt mỏi.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến việc bà bầu bị đau xương mu như:
- Đa thai và đa sản: Nguyên nhân này đến từ việc mẹ đang mang trong mình hai, thậm chí là ba thiên thần nhỏ. Các mẹ đã sinh nhiều lần trước đó cũng có thể bị đau xương mu khi mang thai. Thông thường, khi mang thai lần thứ hai trở đi, cơ bụng của các mẹ có xu hướng mềm hơn, em bé ở vị trí thấp hơn nên khả năng bị đau xương mu cũng cao hơn. Tần suất và mức độ đau có thể tăng nhiều khi mẹ thường xuyên làm việc liên quan đến hoạt động thể lực.
- Phù nề: Trong thời gian thai kỳ, thể tích tuần hoàn trong cơ thể luôn tăng cao và nhau thai là nơi được tập trung cao để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, khu vực gần xương mu của mẹ phải hoạt động nhiều gây ra tình trạng phù nề, gây chèn ép và dẫn đến đau xương mu.
- Biến đổi hormone: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là cũng một nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị đau xương mu. Tác dụng của progesterone là hỗ trợ giãn nở các khớp xương. Khi mang thai, lượng progesterone trong máu của mẹ tăng lại tăng khá cao nên dẫn đến việc các khớp vùng xương chậu không được linh hoạt và xuất hiện hiện tượng đau xương mu.
- Kích thước của em bé: Em bé trong bụng mẹ càng lớn, áp lực lên vùng dưới của mẹ càng cao và dẫn đến xương mu bị đau. Khả năng mẹ bị đau xương mu càng tăng cao khi thai nhi có cân nặng từ 4kg trở lên. Tìm hiểu thêm: Chỉ số thai nhi theo tuần
- Sự vận động của thai nhi: Những lúc bé đạp quá mạnh cũng có thể khiến xương mu của mẹ đau nhói.
- Tư thế của bé ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ: Để chuẩn bị cho việc chào đời, bé sẽ có xu hướng tiến dần về phía bên dưới âm đạo của mẹ. Vì vậy, xương mu của mẹ sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra hiện tượng bà bầu bị đau xương mu.
>> Tham khảo: Đau lưng khi mang thai
Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể bị đau xương mu vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu các cơn đau chuyển thành những cơn co thắt tử cung mạnh kèm theo dịch âm đạo vào tuần 36-37, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu sắp sinh non. Tìm hiểu thêm: Tại sao em bé gò trong bụng mẹ?.
>> Tham khảo: Cách đẻ sinh đôi mẹ có thể tham khảo
Các cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều vào những tháng cuối thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Đau xương mu ở bà bầu có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp đau xương mu khi mang thai đều vô hại, không gây bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng nào tới mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài và càng đau nghiêm trọng hơn đến mức mẹ bầu khó chịu, khó khăn trong quá trình di chuyển, vận động, trong sinh hoạt thì mẹ nên đến ngay bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
>> Tham khảo: Cách nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm, chuẩn nhất
>> Bí kíp cho mẹ:
Trẻ sinh thường hay sinh mổ đều cần sử dụng tã, bỉm dán hay miếng lót sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, để đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, dòng tả dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Cách giảm đau xương mu khi mang thai
Không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi, nhưng đau xương mu khi mang thai dẫn đến nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Những cách sau đây có thể giúp mẹ giảm bớt cơn đau phần nào, tham khảo thử mẹ nhé!
- Tập thể dục cho bà bầu đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn. Không chỉ giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả, nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục còn giúp quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn.
- Đeo đai bụng bầu sẽ giúp giảm áp lực lên vùng xương mu, nhờ vậy giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lệ thuộc vào đai đeo.
- Giữ tư thế đúng khi mang thai chẳng hạn như đứng quá nhiều khi mang thai. Khi đứng, mẹ bầu nên cố gắng thả lỏng hai vai, chân mở nhỏ hơn vai. Khi ngồi, mẹ nên ngồi tựa lưng vào ghế, đồng thời kê thêm gối tựa lưng. Khi nằm, mẹ nên nằm nghiêng để; lưu lượng tuần hoàn nuôi thai nhi được đầy đủ cũng như khiến mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
- Tạm biệt những đôi cao gót bởi khả năng giữ thăng bằng của phụ nữ mang thai thường kém hơn so với người bình thường. Vì vậy, mẹ bầu thường được khuyến cáo nên tránh xa những đôi giày cao gót để hạn chế nguy cơ té ngã. Hơn nữa, khi mang giày cao, mẹ cũng vô tình tạo áp lực lên phần dưới cơ thể và có thể làm những cơn đau xương mu khi mang thai thêm trầm trọng.
- Khi mang thai, mẹ không nên tập luyện với cường độ cao hay chơi các môn thể thao đòi hỏi thể lực nhiều. Mẹ nên nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức và dừng ngay các hoạt động khi thấy xương mu bị đau.
>> Tham khảo: Dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim có chính xác không?
Mẹ bầu nên hạn chế “kết thân” với những đôi giày cao gót trong suốt thời gian mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Đau xương mu khi mang thai tháng cuối có phải dấu hiệu sắp sinh?
Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Đau xương mu khi mang thai 3 tháng cuối thực tế chỉ là dấu hiệu thay đổi về cơ thể của mẹ bầu, cho biết mẹ đã sẵn sàng lâm bồn, chứ chưa phải dấu hiệu báo sắp chuyển dạ sinh con. Mức độ đau nhức xương mu, khớp háng ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Thậm chí, có những mẹ bầu không gặp phải vấn đề đau xương mu khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đau xương mu khi mang thai tháng thứ 4, 5, 6 thì quá sớm, lúc này, mẹ nên xem xét nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
>> Tham khảo:
Khi nào mẹ bầu đau xương mu cần đến gặp bác sĩ
Mẹ cần nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín ngay khi có những dấu hiệu sau đây:
- Đau xương mu hoặc vùng chậu tới mức không thể đi bộ hay nói chuyện.
- Đi kèm những cơn đau đầu, chóng mặt dữ dội.
- Sưng mặt, tay chân đột ngột.
- Ớn lạnh, sốt, chảy máu âm đạo.
>> Tham khảo:
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 0 – 18 tuổi
- Tuần wonder week – tuần khủng hoảng của bé là gì?
Hy vọng với những cách trên đây sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng đau xương mu khi mang thai. Với những trường hợp quá đau, bà mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các bí quyết chăm sóc sức khỏe khi mang thai tại chuyên mục Chăm sóc trong thai kỳ tại website babylovevietnam.com