Ai cũng có nguy cơ sẩy thai, bất kể người phụ nữ có chăm sóc sức khỏe tốt thế nào. Khi sẩy thai, nguyên nhân không phải lúc nào cũng do bào thai bị hư; cũng không hẳn do người mẹ giao hợp, mất ngủ, uống rượu, leo núi hoặc có các cảm giác mâu thuẫn về việc làm mẹ. Nếu những lý do này làm tăng nguy cơ sẩy thai, hẳn dân số thế giới đã ít hơn rất nhiều. Ở những vùng có chiến tranh, phụ nữ chịu căng thẳng khủng khiếp và chế độ ăn cũng nghèo dưỡng chất mà vẫn sinh con được chứng tỏ bào thai khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng bởi va chạm mạnh, bởi những tiếng nổ lớn, thực phẩm kém dinh dưỡng hoặc tinh thần bất ổn.
Tham khảo: Nguyên nhân sẩy thai
Thống kê nguy cơ sẩy thai
Hơn nhiều người thường nghĩ, nhiều phụ nữ bị sẩy thai hơn một lần. Theo một thống kê của Úc cứ 36 người thì có 1 người bị sẩy thai 2 lần.
Khả năng sẩy thai giảm đi khi thai nhi phát triển tốt. Người ta cho rằng hơn nửa số ca sẩy thai trước khi trứng đã thụ tinh dù trứng đã được cấy chặt vào tử cung. Ngay sau khi bám vào tử cung và trước khi xác định có thai, khoảng 30% có khả năng bị sẩy. Sau khi thai nhi được nhận dạng về mặt lâm sàng, xác suất lên đến 35-50%, nghĩa là khoảng một phần tư tỷ lệ mang thai sẽ bị sẩy. Tuy nhiên, khả năng sẩy thai sẽ giảm dần sau khi thai nhi được 8 tuần tuổi.
Nhiều người thắc mắc tỷ lệ hư thai có tăng không sau khi họ đã từng sẩy thai trước đó. Có nhiều ý kiến về việc này nhưng một phòng khám về sẩy thai tái phát ở London sau một nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ nguy cơ sẩy thai có liên hệ với lịch sử mang thai trước đó:
- Mang thai lần đầu: 5%
- Lần mang thai trước bị hư: 6%
- Lần mang thai trước thai sống: 5%
- Tất cả các lần mang thai đều sống: 4%
- Từng sẩy thai 1 lần: 20%
- Từng sẩy thai 2 lần: 28%
- Từng sẩy thai 3 lần: 43%
Tham khảo: Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu
Các yếu tố gây nguy cơ sẩy thai
Ngoài yếu tố tự nhiên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai, trong đó, một số yếu tố có thể tránh được như hút thuốc chẳng hạn. Các yếu tố khác như bệnh tiểu đường cũng có thể kiểm soát được.
- Hút thuốc khiến khả năng thai nhi không thể chào đời lên đến 30-50%. Do đó, nếu bạn định có thai hay đã thụ thai rồi, bạn và ông xã đã có lý do chính đáng để bỏ hút thuốc. Cùng với giảm nguy cơ sẩy thai, phổi của bạn cũng khỏe hơn.
- Cà phê cũng được cho là góp phần tăng nguy cơ sẩy thai nếu uống hơn 4 tách mỗi ngày. Dù không có bằng chứng khoa học nào kết luận nhưng để an toàn, bạn nên uống trà thảo dược hoặc sô-cô-la nóng thay cà phê.
- Tuổi tác cũng là vần đề. Thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị sẩy thai, phụ nữ lớn tuổi cũng vậy do tỷ lệ khuyết tật nhiễm sắc thể cao hơn.
- Một số bệnh mãn tính hoặc các rối loạn, kể cả việc kiểm soát bệnh tiểu đường kém, một số di truyền về rối loạn đông máu, một số bệnh tự miễn như Lupus (ban đỏ), các rối loạn nội tiết tố như triệu chứng buồng trứng đa nang có thể tăng nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, đa số những bệnh này có thể chữa hoặc kiểm soát được.
- Một số bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn mối đe dọa cao hơn như sởi, quai bị, rubella, HIV và bệnh lậu. Khi khám thai cần khám cả những bệnh nhiễm trùng. Nếu phát hiện nguy hiểm, bác sĩ sẽ điều trị.
- Bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung cũng làm tăng nguy cơ, kể cả cổ tử cung yếu hoặc ngắn. Một số bất thường có thể khắc phục được.
- Tiếp xúc với các độc tố như chì, thạch tín, một số hóa chất, liều lượng bức xạ cao hoặc khí gây mê cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai.
- Một số bác sĩ cũng cho là rượu làm tăng nguy cơ hư thai. Tốt nhất nên bỏ rượu khi đang mang thai hoặc cho con bú.
- Sức khỏe và tuổi tác của người cha cũng góp phần gây nguy cơ sẩy thai dù tuổi của người cha không góp phần đáng kể như của người mẹ. Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ tăng khi người cha từng tiếp xúc với thủy ngân, chì, một số hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu.
- Mất cân bằng nội tiết tố, như tỷ lệ progesterone thấp khi mang thai khiến tử cung không thể nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, điều này cũng có thể chẩn đoán và điều trị được.
- Chọc ối và xét nghiệm CSV(chorionic villus sampling) để phát hiện bất thường ở nhiễm sắc thể cũng có thể gây sẩy thai.
Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai
Những hiểu lầm về nguy cơ sẩy thai
Có nhiều nhận thức và phát biểu không đúng về nguy cơ sẩy thai cho đến khi khoa học ra đời.
Xưa nay, phụ nữ thường mặc cảm tội lỗi, xấu hổ và hay bị đổ lỗi khi bị sẩy thai. Dẫu biết sẩy thai là ngăn chặn sự phát triển của một thai nhi bị lỗi hoặc do có bệnh nào đó, các phụ nữ vẫn thường hỏi bác sĩ họ đã làm gì sai.
Đây là một số hiểu lầm phổ biến và cách giải thích:
- Căng thẳng hoặc làm việc quá sức: Nhiều phụ nữ bị căng thẳng khi có thai vẫn có con khỏe mạnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy căng thẳng là một yếu tố nguy cơ cho những ai bị hư thai nhiều lần.
- Khiêng, vác vật nặng như ẵm một đứa con khác chẳng hạn. Tuy nhiên, bạn có thể nhấc nặng 8-9kg mà vẫn an toàn.
- Uống rượu: Thai nhi nhận được ít máu khi người mẹ uống rượu vào đầu thai kỳ không bị xem là nguy hiểm nhưng tiếp tục uống sau khi có thai có thể gây hại cho bào thai.
- Thói quen ăn không tốt: Thiếu axit folic có thể gây dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống. Thai nhi sẽ lấy các chất cần thiết từ cơ thể bạn nên bạn sẽ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
- Té ngã hoặc va mạnh vào vùng bụng: Em bé được bao bọc bởi túi nước ối nên không bị đau, nhất là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, cần đi bác sĩ nếu bạn thấy bị đau, nhất là trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ do chấn thương cũng có thể bóc nhau thai tách ra dẫn đến hư thai.
- Giao hợp không ảnh hưởng đến thai nhi dù việc này không đem lại sự thoải mái trong một số tư thế nhất định. Đừng lo lắng khi thấy có ít máu sau giao hợp. Do cổ tử cung rất mềm và các mạch máu nhô ra phía ngoài trong lúc mang thai nhưng nếu bạn bị nhau thai tiền đạo hoặc từng sẩy thai trước đó thì nên đi bác sĩ khám.
- Tập thể dục: Duy trì thể lực hoặc bắt đầu một chế độ tập thể dục nhẹ trong thai kỳ rất tốt cho cả mẹ lẫn con.
- Tinh thần bất ổn hoặc những cảm xúc tiêu cực về em bé cũng chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi.
- Một số nghiên cứu khẳng định những lần phá thai trước có nguy cơ tăng nhẹ tỷ lệ sẩy thai trong khi các nghiên cứu khác thì không.
- Thuốc ngừa thai cũng có thể gây hư thai: Không có bằng chứng nào cho thấy việc dùng thuốc ngừa thai gây sẩy thai hoặc tăng nguy cơ sẩy thai trong những lần có thai kế tiếp.
- Thuốc Aspirin tăng nguy cơ sẩy thai: Một số bằng chứng không rõ ràng cho thấy các loại thuốc kháng viêm không có steroid có thể ẩn chứa nguy cơ. Hơn nữa, aspirin liều thấp đôi khi được kê toa trong việc điều trị sẩy thai tái phát.
- Tắm nước nóng hoặc tắm hơi làm tăng nhiệt độ cơ thể quá cao có thể gây các vấn đề về sau nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào về việc ngâm mình trong bồn tắm làm tăng khả năng hư thai. Tuy nhiên, một số bác sĩ khuyên phụ nữ có thai không nên tắm hơi để giữ an toàn.