Để giúp bào thai phát triển, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng kể. Sự gia tăng các nội tiết tố như oestrogen, progesterone và HCG (hormone sinh dục nữ) sẽ đồng thời tạo ra môi trường dinh dưỡng an toàn cho trứng vừa mới thụ tinh… Cùng tìm hiểu những thay đổi khi mang thai để sẵn sàng mẹ nhé!
Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai
Khi nào sẽ cảm thấy khác lạ?
Hầu hết phụ nữ không thấy triệu chứng thai nghén hay còn gọi là ốm nghén cho đến khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, tuy nhiên, không phải ai cũng giống ai. Một số người có thể cảm nhận rõ những biến đổi trên cơ thể mình ngay từ lúc thụ thai. Nếu bạn cố gắng để có thai từ trước, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu khác thường từ sớm. Những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh hoặc phải dùng biện pháp hỗ trợ để thụ tinh thường nhận biết những dấu hiệu thai nghén rất sớm.
Tham khảo: Thời kỳ thai nghén
Tôi không chắc…
Nếu bạn từng cố gắng để có con, hẳn bạn cũng hiểu là đừng nên kỳ vọng quá nhiều bởi bạn sẽ thất vọng nếu kết quả thử thai âm tính. Nếu bạn tránh thai dựa vào tỷ lệ nội tiết tố, có khi phải mất đến 12 tháng sau khi ngưng biện pháp ấy mới có thể thụ thai.
Tham khảo: Làm sao để có thai nhanh nhất
Tính ngày dự sinh
Ngày dự sinh được tính dựa vào các thông tin sau:
Ngày đầu của kỳ kinh cuối.
Các chu kỳ thường kéo dài bao lâu.
Tham khảo: Tính ngày dự sinh
Lưu ý: kết quả này chỉ là dự tính. Bé con của bạn chỉ chào đời khi đã sẵn sàng.
Hãy hỏi bác sĩ để biết ngày sinh chính xác.
Tôi chẳng thấy gì khác thường cả
Đừng quá lo lắng nếu bạn không trải qua tất cả hay một số biểu hiện thai nghén. Một số phụ nữ lướt qua thời kỳ đầu tiên của thai kỳ với ít hoặc không có biến đổi đáng kể nào. Điều này không có nghĩa là thai bạn yếu hay nguy cơ rủi ro thai kỳ hơn so với người có biểu hiện thai nghén
Tham khảo:
Những thay đổi về thể chất
-
- Một trong những thay đổi khi mang thai đầu tiên là việc tăng lưu lượng máu đến tử cung, âm đạo, cổ tử cung và âm hộ khiến các mô ở những bộ phận này có vẻ xanh hoặc đỏ tía. Một số người không tự nhận thấy triệu chứng thai nghén này trừ khi bác sĩ khám phụ khoa hoặc chồng của họ quan sát kỹ mới thấy.
- Đói nhiều hơn, có cảm giác bụng cồn cào khi mang thai, cảm giác này kéo dài và chỉ thấy dễ chịu hơn khi ăn vào, tuy nhiên cảm giác này sẽ tiếp tục lặp lại sau đó
- Hay mắc tiểu dù mỗi lần tiểu không nhiều như thường lệ. Tình trạng này thoạt đầu có vẻ giống như bị nhiễm trùng đường niệu hoặc do uống nhiều chất chứa caffeine.
- Buồn nôn và khó chịu trong dạ dày. Tuy không đến mức nôn nhưng bạn cảm thấy tình trạng bất ổn ấy xuất hiện cả ngày lẫn đêm.
Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà, vấn đề buồn nôn và khó chịu trong dạ dày là:
Do các hocmon thai kỳ gây ra, dẫn đến dạ dày và các cơ đường ruột giãn ra, tăng tiết dịch vị gây buồn ói.
- Ngực bị đau, nặng và nhạy cảm. Đầu vú có thể trở nên nhạy cảm và bị nứt đáng kể. Quần vú có thể sậm màu và lan rộng hơn bình thường. Cảm giác khó chịu hơn cả những ngày sắp hành kinh.
- Bạn có thể chảy máu nhẹ vùng âm đạo. Có thể chỉ là những đốm nhỏ chứ không nhiều như khi hành kinh. Hiện tượng xuất huyết dưới da này xảy ra khi trứng mới thụ tinh bám vào thành tử cung dày với nhiều mạch máu. (Tham khảo: Ra máu như hành kinh khi mang thai)
- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tắt kinh dù đã đến ngày. Tùy chu kỳ của mỗi người, người phụ nữ sẽ thấy kinh sau khi rụng trứng 2 tuần. Một vài phụ nữ vẫn thấy kinh chút ít trong thai kỳ nhưng không phổ biến.
- Khó tránh khỏi cảm giác chua miệng. Việc sử dụng nước súc miệng với mùi vị mạnh cũng khó làm mất cảm giác này.
- Bị đau lưng khi mang thai dù trước kia ít bị. Nhức đầu cũng là một triệu chứng khác của giai đoạn đầu thai kỳ do ảnh hưởng của nội tiết tố trong thai kỳ.
- Trở nên nhạy cảm với mùi. Có những mùi thậm chí bình thường bạn chưa từng ngửi thấy cũng có thể làm bạn buồn nôn và xây sẩm. Có thể bạn không muốn ngửi thấy mùi thịt sống nữa, nhất là thịt gà và bò. Thậm chí những mùi nấu ăn trước kia thấy bình thường nay cũng làm bạn khó chịu.
- Ngán một số thực phẩm và đồ uống mà bình thường bạn vẫn dùng. Cà phê, các loại đồ uống chứa cồn hoặc các món ăn chiên xào, nhiều chất béo cũng có thể làm bạn phát ngấy. Nếu bạn từng hút thuốc, bạn có thể trở nên dị ứng với khói thuốc.
- Nghiện một số món dù trước đó không thích. Bạn có thể thèm những món chua hoặc mặn chẳng hạn.
- Cảm giác nặng và đầy hơi ở vùng bụng dưới. Điều này hoàn toàn không phải do chế độ ăn uống. (Tham khảo: Đau bụng dưới khi mang thai)
- Hay cảm thấy mệt đến mức không biết có chịu nổi qua ngày không. Điều này càng tệ hơn nếu bạn còn phải chăm sóc một đứa trẻ khác khiến bạn phải tốn nhiều thời gian và sức lực.
- Nếu bạn đã biết cách đo biểu đồ thân nhiệt để dự đoán ngày rụng trứng, bạn có thể nhận thấy thân nhiệt tăng lên trong khoảng 18 ngày. Điều này hoàn toàn bình thường ở thời điểm rụng trứng, mặc dù nó thường trở về mức bình thường nếu một trứng đã thụ tinh không bám được vào thành tử cung.
Thay đổi về cân nặng
Đa phần phụ nữ khi mang thai sẽ tăng cân. Sự tăng cân đến từ một số nguyên nhân như nước ối, tử cung, trọng lượng của con, các dịch cơ thể hoặc do chính các mẹ tăng cân.
Thay đổi ở hệ tiêu hóa
Khi mang thai, mẹ thường trải qua một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, táo bón, ợ nóng, ợ chua. Nguyên nhân do progesterone tác động, khiến cho trương lực cơ vòng của thực quản thay đổi, lúc này dạ dày của mẹ bầu gần như nằm ngang. Khoảng 70% các mẹ sẽ bị ốm nghén trong vòng 4 tháng đầu. Bên cạnh đó, do nội tiết tố thay đổi, mẹ bầu cũng hay bị sỏi mật, dạng sỏi cholesterol.
Thay đổi hệ nội tiết
Nhau thai được xem như tuyến nội tiết tạm thời trong thời gian mang thai. Một lượng lớn estrogen và progesterone được sinh ra trước khi thai được 3 tháng tuổi. Vì vậy, hệ nội tiết của mẹ sẽ có những thay đổi nhất định như:
- Cảm thấy cơ thể luôn bốc hỏa, nóng nực
- Hiện tượng phình to tuyến giáp do cơ thể cần thêm nhiều canxi
- Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, oxytocin tiết ra từ thùy sau tuyến yên kích thích quá trình tạo sữa cho bé sau này
- Khi bé chào đời, thùy trước tuyến yên sản sinh ra prolactin giúp mẹ có sữa để cho bé bú
Thay đổi ở hệ hô hấp
Trong thời gian thai kỳ, sẽ xảy ra hiện tượng mẹ thở nhanh hơn và có thể sẽ bị hụt hơi. Nguyên nhân đến từ việc hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn trước để đảm bảo lượng oxy cung cấp cho thai nhi, nước ối và tử cung được đầy đủ. Về mặt cấu tạo, cơ hoành của mẹ sẽ nâng cao khoảng 4cm và xương sườn sẽ phát triển ra hai bên.
Thay đổi ở da
Từ tam cá nguyệt thứ 2, da của mẹ sẽ gặp một số vấn đề như rạn da hay sắc tố da đậm màu. Ngoài ra, có một số hiện tượng khác các mẹ cũng có thể trải qua như:
- Do da bị kéo căng, các vết rạn sẽ xuất hiện ở ngực và bắp chân
- Một số vùng như bụng, nhũ hoa, mặt sẽ có sắc tố da đậm hơn những khu vực khác
- Gan bàn tay bị đỏ ửng do hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện
- Do cơ thể tiết ra nhiều Melanin nên đường kẻ nâu ở bụng sẽ đậm hơn khi mẹ mang thai
Thay đổi ở hệ tuần hoàn
Trong thời gian mang thai, hệ tuần hoàn cũng sẽ có một số thay đổi. Nhịp tim của mẹ sẽ nhanh hơn trước vì tim phải bơm máu nhiều hơn. Lượng máu về tim lại giảm vì áp lực của tử cung. Các mẹ có thể sẽ thấy mệt mỏi khi mang thai từ tháng thứ 3 vì lúc này hormone progesterone sẽ tác động lên mạch máu khiến huyết áp giảm.
Tham khảo: Chăm sóc bà bầu
Thay đổi tâm lý khi ốm nghén
- Một số phụ nữ miêu tả cảm giác khác lạ như có điều gì đó đang thay đổi trong cơ thể mình. Số khác lại có thể xác định khoảnh khắc khi phôi bám vào thành tử cung. Điều này thường là giữa ngày thứ 8 và thứ 10 sau khi trứng rụng.
- Dễ khóc và bùng nổ cảm xúc hơn bình thường.
Hầu hết phụ nữ đợi trễ kinh mới thử thai tại nhà. Có thể kết quả âm tính giả nếu việc thử thai thực hiện trước khi nồng độ nội tiết tố thai kỳ xuất hiện trong nước tiểu của người phụ nữ. Tuy nhiên, kết quả dương tính với việc thử thai là luôn luôn chính xác!
Quá trình mang thai sẽ có các triệu chứng và thay đổi khác nhau mà không phải dấu hiệu nào cũng dễ nhận biết. Cũng cần lưu ý là không phải cứ hai người phụ nữ mang thai sẽ có biểu hiện giống nhau. Ngay cả khi bạn từng có thai trước đó thì những lần có thai kế tiếp cũng chẳng lần nào giống lần nào!
Tìm hiểu những dấu hiệu khi mang thai khác.