Khi thai nhi 16 tuần tuổi, một trong những thời điểm thú vị nhất của giai đoạn mang thai đang rất gần: đó là thời khắc bạn cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những cử động đầu tiên. Thông thường hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được những cử động đáng yêu này khi thai 16 tuần. Mẹ có thể bắt đầu thực hiện các bài thai giáo cho bé ngay từ giai đoạn này. Nếu đây không phải là bé đầu lòng, bạn sẽ cảm nhận được chuyện này sớm hơn nữa. Vậy thai 16 tuần tuổi phát triển như thế nào? Hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
>> Xem thêm:
Thai 16 tuần là mấy tháng?
Khi thai nhi được 16 tuần tuổi, mẹ đang hước vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Chỉ còn 24 tuần nữa, mẹ sẽ được gặp em bé của mình. Lúc này, mọi hoạt động của mẹ nên được đặc biệt chú ý bởi vì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của em bé.
Hình ảnh thai 16 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Thai 16 tuần phát triển như thế nào?
Thai 16 tuần nặng bao nhiêu gam, dài bao nhiêu centimet?
Theo WHO, trung bình thai 16 tuần tuổi có cân nặng khoảng 100 gram và dài khoảng 11.6 cm tính từ đầu đến chân.
>> Xem thêm:
Nhịp tim của thai tuần thứ 16
Theo what to expect, tim của thai nhi 16 tuần tuổi có nhịp đập khoảng 150 – 180 lần/ phút và mỗi ngày bơm khoảng 24l máu vào trong cơ thể.
Bộ phận sinh dục của thai nhi 16 tuần tuổi
Ở thời điểm này, bộ phận sinh dục của em bé đã có thể nhìn thấy rõ ràng dựa vào hình ảnh siêu âm 4D thai 16 tuần.
Hình ảnh bộ phận sinh dục siêu âm 4D thai 16 tuần (Nguồn: Sưu tầm)
Thai 16 tuần đã máy chưa?
Cho đến lúc này, nước ối vẫn hoạt động như một lớp đệm nâng đỡ mọi hoạt động của bé. Dây thần kinh nối với thành tử cung còn quá nhỏ và chưa thể trực tiếp liên lạc với bé. Thai nhi 16 tuần tuổi đủ lớn để kích thích các mạch dẫn truyền dây thần kinh, não bạn bắt đầu ghi nhận những cử động nhẹ nhàng của bé.
Cơ thể em bé lúc này đã bắt đầu hoạt động sau chuỗi ngày dài “im lặng”. Bởi vì vào tuần thai thứ 16, các bộ phận của thai nhi đã hoàn thiện, móng tay và móng chân đã dài hơn, xương chắc chắn hơn. Vì vậy, khi bé cử động, mẹ có thể cảm nhận một cách nhẹ nhàng.
Thai 16 tuần đã biết làm những gì?
Bởi vì cơ thể đã lâu không hoạt động, vậy nên, đây là thời điểm em bé bắt đầu hình thành các phản xạ ở tay và chân. Một số bé còn có thể mút ngón tay khi mẹ xem qua hình ảnh siêu âm thai 16 tuần. Một số bé khác còn có những biểu cảm như ngáp, di chuyển mắt.
Thai 16 tuần biết trai hay gái chưa?
Bởi vì bác sĩ có thể thấy được bộ phận sinh dục của thai 16 tuần qua hình ảnh siêu âm, vậy nên việc dự đoán giới tính có thể chính xác lên đến đến 80%. Lý do kết quả chưa chính xác hoàn toàn là bởi tư thế nằm của thai nhi và trình độ của bác sĩ cũng ảnh hưởng đến kết quả phán đoán.
>> Xem thêm:
Dấu hiệu thai nhi 16 tuần khỏe mạnh
- Làn da trong suốt, có thể thấy được các mạch máu dưới da.
- Nụ vị giác phát triển, thai nhi có thể nếm được hương vị của nước ối từ chế độ ăn uống của mẹ.
- Thai nhi 16 tuần bắt đầu cảm nhận được âm thanh. Các nghiên cứu đã chứng minh, em bé trong bụng có thể cảm nhận được âm nhạc và giọng nói của mẹ.
Dấu hiệu thai 16 tuần phát triển khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)
Thay đổi ở mẹ bầu 16 tuần
Những cảm nhận đầu tiên về thai 16 tuần
Thật khó diễn đạt chính xác cảm giác lần đầu tiên bạn cảm nhận được những di chuyển của bé yêu trong bụng mình khi bầu 4 tháng hay lúc mang thai 16 tuần. Nhiều bà bầu cho hay những cử động đầu tiên này giống như một chiếc bong bóng nhỏ đang hân hoan nhảy múa. Những cử động của bé khi mang thai 4 tháng sẽ dễ nhận biết hơn khi bạn nằm hoặc ngồi. Chắc hẳn bạn sẽ mỉm cười khi biết rằng những cử động chòi đạp nhẹ trong bụng là cách bé thông báo cho mẹ biết bé đang khỏe mạnh.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho hay:
Tuần thứ 16 là một mốc quan trọng để mẹ cảm nhận được thai máy. Nếu là con rạ, mẹ có thể thấy thai máy sớm ở thời điểm 16 tuần. Còn đối vớị con so, mẹ có thể thấy thai máy muộn hơn một chút nhưng thường sau 20 tuần, cả con rạ lẫn con so mẹ đều cảm nhận được bé máy.
Với mẹ có thai lần đầu tiên, đây là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời vì mẹ cảm nhận được sự sống của con mình, đảm bảo sinh linh vẫn còn khoẻ mạnh. Cảm giác thai máy đầu tiên thường nhẹ nhàng, không thường xuyên, giống như tôm búng hay một con cá cơm nhỏ lúng búng trong tô nước khiến cho mẹ có một cảm giác vừa bỡ ngỡ, vừa tò mò nhưng cũng đầy hạnh phúc.
Khi thai càng lớn, cảm giác này sẽ rõ ràng, mạnh mẽ hơn và chính mẹ sẽ là người theo dõi thai sát nhất để biết được sức khoẻ của thai mỗi ngày thông qua đếm cử động thai 3 lần/ ngày sau các bữa ăn chính.
Lưu ý rằng sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Mỗi bà bầu sẽ có cảm nhận riêng về sự phát triển của con mình. Những ngày đầu, bạn thường không chắc chắn về những chuyển động của bé và dễ cho rằng mình đang tưởng tượng. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và bạn sẽ sớm nhận ra những chuyển động đáng yêu này sớm thôi.
Việc sử dụng các loại mỹ phẩm với các thành phần hóa chất khiến cho các mẹ bầu cảm thấy không yên tâm lắm. Huggies mời các mẹ xem video “ Kỹ năng chăm sóc da mặt trong thai kỳ” nhé:
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu 16 tuần
Theo Public Health England, khi thai 16 tuần tuổi, cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu thay đổi như sau:
- Vào tuần thai thứ 16, bạn nhận thấy đỉnh của tử cung lúc này đã gần tiếp cận với rốn. Sờ vào bụng bạn sẽ chạm được vào đỉnh tử cung. Khi khám thai, bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung để kiểm tra và so sánh sự phát triển của bé với những lần khám thai trước đó.
- Mang thai tháng thứ 4, tử cung của bạn có kích thước bằng một quả dưa lưới nhỏ, vì vậy bụng dưới sẽ nặng hơn và chèn lên khung chậu.
- Nếu bạn tăng lên vài cân, các vết rạn da ở vùng bụng, háng và vú bắt đầu xuất hiện. Da bạn sẽ khô hơn vì vậy bạn nên dùng sữa dưỡng thể để dưỡng cho da mềm mại hơn. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ trước khi tốn tiền cho các loại kem chống rạn quảng cáo rộng rãi trên thị trường. Hầu hết phụ nữ mang thai đều phải trải qua tình trạng này và không có cách nào thật sự hiệu quả để ngăn chặn nó diễn ra.
- Mang thai tháng thứ 4 cũng là thời điểm mà hầu hết các thai phụ đều bắt đầu ngáy nhiều đến mức kinh khủng. Nguyên nhân là do mũi bị nghẹt. Để ngủ tốt hơn, bạn không nên cố nằm ngửa hay nằm sấp. Nằm ngủ nghiêng 1 bên và đặt một cái gối dưới chân sẽ giúp bạn dễ chịu và cũng giúp cho máu đến thai nhi được dễ dàng, tình trạng ngủ ngáy sẽ giảm bớt. Nếu mũi bạn bị khô, thuốc xịt thông mũi với công dụng hóa lỏng các chất nhầy, đồng thời giúp làm ẩm và thông mũi sẽ hữu ích cho bạn.
- Thai nhi 16 tuần tuổi của bạn phát triển rất nhanh, bạn có thể dễ bị đói bụng. Bạn nên chuẩn bị một số thức ăn nhẹ tốt cho sức khỏe trong tủ lạnh và ngăn chứa thực phẩm để có thể dùng khi cần. Tìm mua những thực phẩm có hàm lượng đường thấp để thỏa mãn cơn đói bụng của bạn mà vẫn không làm bạn tăng cân quá nhiều.
- Tim bạn phải làm việc tích cực hơn gấp 50% bình thường để bơm máu đi khắp cơ thể. Hầu hết các mẹ đều trải qua cảm giác này. Nếu tim bạn đập thình thịch sau khi tập thể dục hoặc leo lên cầu thang thì bạn nhớ giảm tốc độ, vận động chậm và nhẹ nhàng để cho cơ thể bắt nhịp từ từ, tránh trường hợp dừng đột ngột. Triệu chứng này có thể kéo dài suốt thai kỳ, tuy nhiên bạn đừng lo lắng nhé vì trái tim bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường sau khi sinh bé. Nếu bạn hút thuốc lá thì thời điểm này chính là lúc đấu tranh tư tưởng để bỏ nó. Vì con và vì chính bạn nữa, hãy thay thế thuốc lá bằng các món khác bổ dưỡng hơn như sữa chua không béo, hỗn hợp nước trái cây tươi.
>> Xem thêm:
Những thay đổi về cảm xúc khi mang thai 4 tháng
- Nếu có chút bất an về quá trình mang thai trước đây thì có lẽ bạn sẽ thấy dễ chịu hơn vào giai đoạn thai nhi tuần 16. Bạn sẽ cảm nhận rõ những cử động của con bạn. Nhiều thai phụ cho rằng họ cảm nhận được sợi dây liên kết vô hình giữa họ và con, một mối liên hệ đặc biệt chưa từng có trước đó khi mang thai tháng thứ 4. Vì vậy, họ muốn giữ bí mật về những cử động của con cho riêng mình. Điều này cũng dễ hiểu. Tuy vậy, bạn nên chia sẻ những thông tin thú vị đó với ông xã để cả hai cùng cảm nhận được niềm vui sắp được làm cha mẹ.
- Khi thai 16 tuần, bạn cũng nên bắt đầu nghĩ đến những kế hoạch chuẩn bị cho ngày sinh bé. Bụng của bạn ngày càng to và nặng hơn vì bé đang di chuyển xuống dưới. Hãy cùng người thân bắt đầu lên kế hoạch để chuẩn bị tốt nhất cho việc bé chào đời.
- Tử cung của bạn trở nên chật chội vì nó chứa cả bé, nước ối, bánh nhau, màng nhầy và dây rốn, chưa kể đến không gian cho bé cử động khi bé cuộn tròn, búng, lật, uốn lưng, co, duỗi chân tay. Nhưng bạn đừng lo, thật may, tử cung của chúng ta được thiết kế đặc biệt để có thể co giãn và lớn lên nhiều lần so với kích thước và hình dạng gốc sao cho phù hợp với bé.
- Bé bắt đầu biết mút ngón tay. Siêu âm ở tuần thứ 16 cho thấy nhiều bé đã biết cho tay vào miệng ngậm và rất thích thú với hành động này. Một số bé sinh ra với những vết phồng da trên các ngón tay.
- Cơ thể bé tăng trưởng rất đáng kể. Bộ xương dần chuyển từ sụn dẻo thành xương cứng, điều này có nghĩa là con bạn đang phát triển tốt. Đó là lý do bạn cần bổ sung canxi và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp bạn và thai nhi khỏe mạnh. Dù không có thói quen uống sữa, bạn cũng nên dùng thêm một số thực phẩm giàu canxi như các loại đậu, đậu nành, đậu hũ, nước cam, phô mai, sữa chua, bánh trứng, kem, xương cá mòi, cá ngừ và hạnh nhân. Những loại rau lá xanh đậm chứa nhiều canxi, giúp tạo cơ, xương và tạo máu cũng rất có ích, bạn nên dùng hàng ngày.
>> Tham khảo: Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh
Hình ảnh thai 16 tuần khi siêu âm
Hình ảnh siêu âm thai 16 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 16 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Ba mẹ cũng đừng quên tìm hiểu trước về các loại tã bỉm để có thể chuẩn bị cho con mình một hành trang thật tốt nhé. Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,… Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)
Mẹ nên làm gì khi mang bầu 16 tuần?
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, Healthline Media khuyên các thai phụ nên:
- Hầu hết các bà mẹ mang thai đều nên siêu âm từ tuần thứ 16. Hãy hẹn với bác sĩ một ngày mà chồng bạn có thể đi cùng bạn. Và đừng quên lưu lại những hình ảnh đầu tiên của thai nhi để khi lớn lên, bé càng cảm nhận thêm tình yêu của mẹ và bố dành cho bé từ những ngày còn trong bụng mẹ.
- Thời kỳ này, bạn có thể sẽ mắc chứng đãng trí, hay quên. Vì vậy, hãy ghi chú vào giấy những thắc mắc bạn muốn hỏi bác sĩ và việc cần làm là mang theo nó khi đi khám.
- Bia, rượu và các chất có cồn không tốt cho phụ nữ mang thai và cách an toàn nhất là bạn hãy kiêng tất cả những thứ độc hại này. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước hoa quả, nước khoáng và soda, hoặc nước đun sôi để nguội với một ít chanh.
>> Xem thêm:
Lưu ý dành cho mẹ mang thai 16 tuần (Nguồn: Sưu tầm)
Những xét nghiệm cần thiết cho thai nhi 16 tuần tuổi
Nếu 3 tháng đầu chưa sàng lọc double test thì khi mang thai tuần 16, mẹ nên làm xét nghiệm sàng lọc triple test. Triple test giúp ước đoán khả năng mắc các rối loạn di truyền của thai nhi thông qua xét nghiệm nồng độ một chất trong máu. Mặc dù mẹ có thể làm xét nghiệm này từ tuần 14 đến 22 của thai kỳ nhưng kết quả chính xác nhất nằm từ tuần 16 đến 18.
Do 3 tháng giữa là giai đoạn mà thai nhi phát triển nên mẹ sẽ cần siêu âm 4D để tầm soát dị tật thai nhi toàn diện. Bên cạnh đó, việc tầm soát tiểu đường thai kỳ cũng cần thiết vì đây là bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.
Mẹ cần theo dõi và kiểm soát cân nặng của bản thân cũng như cần tìm hiểu các dấu hiệu dọa sinh sớm để điều trị giữ thai kịp thời.
Lời khuyên cần thiết cho các mẹ mang thai 16 tuần tuổi
Sau đây là lời khuyên các mẹ bầu cần chú ý:
- Bổ sung nhiều vitamin A trong giai đoạn này rất quan trọng.
- Bổ sung nhiều sữa, trứng, bơ,…
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, cung cấp magie ngăn ngừa táo bón sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày và uống đủ nước.
- Tập làm quen nằm nghiêng khi đi ngủ vì bụng sẽ to dần lên, nên đây là cách duy nhất để mẹ đi vào giấc ngủ ngon mà không gây áp lực cho bé. Đối với các mẹ đã quen nằm ngửa, hãy kê lưng bằng một chiếc gối để không đau thắt lưng nhé.
>> Xem thêm:
Những câu hỏi thường gặp về thai nhi 16 tuần
1. Thai 16 tuần bụng to chưa?
Khi thai nhi 16 tuần tuổi, bụng mẹ bắt đầu to lên một cách nhanh chóng. Lúc này, phần lưng dưới của mẹ sẽ bị cong để cân bằng cơ thể dẫn đến căng cơ lưng và đau lưng. Để giảm thiểu tình trạng đau lưng. Mẹ nên massage phần bụng và lưng dưới để giãn cơ lưng.
2. Thai 16 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?
Gò cứng bụng hay còn gọi là gò sinh lý “Braxton – Hicks” thường xuất hiện khi mẹ đến tháng thứ 4 của thai kỳ. Những cơn gò này đến một cách ngẫu nhiên, không theo chu kỳ. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường cho thấy cơ thể mẹ đang luyện tập để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:
- Thai nhi 17 tuần tuổi
- Thai nhi 18 tuần tuổi
- Thai nhi 19 tuần tuổi
- Thai nhi 20 tuần tuổi
- Thai nhi 21 tuần tuổi
Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần. Ngoài ra mẹ có thể đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp một cách nhanh nhất.