Tam cá nguyệt thứ 3

3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì và lưu ý gì?

Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy như đã đạt đến được một cột mốc quan trọng. Mang thai 3 tháng cuối là mẹ đã có thể bắt đầu đếm ngược, cho đến khi mẹ sinh em bé. Giai đoạn 3 hay tam cá nguyệt thứ 3, chính thức là khoảng thời gian từ tuần 26 cho đến tuần 40 của thai kỳ. Trên thực tế, còn tùy vào cách tính tuổi thai mà có thể có một hoặc hai tuần thêm bớt.

Đây là giai đoạn mà tất cả các cơ quan và các hệ thống trong cơ thể em bé đã sẵn sàng để sống thêm một quãng thời gian nữa trong tử cung của mẹ. Mặc dù các bộ phận đã được hình thành đầy đủ từ lúc 12 tuần, nhưng chúng cũng cần phải phát triển và trưởng thành hơn rất nhiều cho đến thời điểm này. Các chuyển động của em bé giờ đây mạnh mẽ và chủ động hơn. Khi bé lớn lên thì cũng đồng nghĩa là có ít không gian hơn để di chuyển tự do, vì vậy, mẹ sẽ có thể cảm nhận được rõ hơn những chuyển động của bé bên trong.

Tham khảo Mang thai hay  Sự phát triển thai nhi theo tuần

Mẹ đã chuẩn bị giỏ đi sinh chưa?

Đây sẽ là thời gian mẹ chuẩn bị và đóng gói hành lý đi bệnh viện. Hãy nhớ rằng không phải là mẹ sẽ đi xa một tháng, và vì vậy chỉ nên mang theo những gì thật sự cần thiết. Danh sách để chuẩn bị túi đồ đi sinh nên có đồ dùng vệ sinh cho mẹ, đồ dùng cho bé, băng lót, quần áo thoải mái để mặc ban ngày, cũng như áo quần, khăn và tã lót cho em bé. Nếu mẹ dự định cho bé bú ngoài, mẹ sẽ cần phải mang theo sữa công thức, bình bú và núm vú loại dành cho trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, mẹ hãy trao đổi với những người lớn trong gia đình về việc sẽ giúp chăm sóc những đứa con lớn khi mẹ đi sinh em bé. Nếu ông xã sẽ ở lại bệnh viện với mẹ, thì mẹ cũng cần phải sắp xếp để gửi thú cưng của gia đình để ai đó khác chăm sóc chúng.

Đây cũng là thời gian để tổ chức, sắp xếp những việc cần làm. Lên danh sách, gạch đi những việc đã làm, đánh dấu những ngày quan trọng trên lịch, và nói chung là cố gắng thực hiện mọi thứ như dự định. Khi sắp xếp mọi thứ đâu vào đó thì mẹ có thể tránh được rất nhiều mối lo và sự căng thẳng khi đi sinh.

Tham khảo: Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai 3 tháng cuối

  • Cơ thể của mẹ khi mang thai 3 tháng cuối chắc chắn sẽ to hơn, bụng cao và nhô ra nhiều hơn, làm mẹ khó thở sâu được như lúc trước. Mẹ có thể cảm giác ngày càng cồng kềnh, khó thở và phù lên, một cảm giác không dễ chịu chút nào.
  • Một số phụ nữ khi có thai rất gọn gàng, như thể là có một quả bóng rổ bên dưới áo. Một số khác thì lại trông to từ trước ra sau. Vậy rõ ràng là hình dáng to hay gọn thực sự phụ thuộc vào thể trạng của từng người, và vào sự tăng trưởng của đứa bé bên trong. Không phải bà bầu nào cũng có hình dáng giống nhau.
  • Quý 3 là giai đoạn mà nguy cơ rủi ro có thể ở mức cao nhất. Tiền sản giậttiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, chảy máu hoặc các vấn đề về lượng nước ối đều có thể xảy ra. Đây là những lý do vì sao đến giai đoạn này mẹ cần phải đi kiểm tra thai định kỳ thường xuyên hơn.
  • Mẹ có thể thỉnh thoảng cảm thấy chân không vững và dễ bị té. Tránh mang giày cao gót và nên đi đứng từ tốn, cẩn thận hơn.

Tham khảo: Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

Những thay đổi nào về mặt cảm xúc mẹ sẽ gặp?

Mẹ sẽ dễ mệt mỏi khi mang thai hơn trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ cảm nhận được rõ ràng những ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng em bé lớn lên ở bên trong cơ thể mình. Càng gần thời hạn sinh nở thì càng có nhiều lúc mẹ cảm thấy kiệt sức hơn, và bắt đầu thấy chán ngán việc mang thai. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc chung của bạn.

Mẹ có thể sẽ quan tâm, lo lắng nhiều hơn về dấu hiệu chuyển dạ và sinh nở. Mặc dù cũng hiểu rằng không nên quá lo lắng về những điều chưa biết mà hãy cứ để xem mọi thứ diễn ra thế nào, nhưng lúc này bạn sẽ chẳng thể làm được như vậy, đặc biệt nếu bạn vốn là một người muốn mọi thứ luôn được sắp xếp trước và được kiểm soát.

Mẹ có thể hết sức tin tưởng vào kế hoạch mình sẽ sinh theo phương pháp tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào của thuốc. Tuy nhiên, hãy nghĩ thoáng hơn một chút, vì dù phần lớn các ca sinh nở đều diễn ra suôn sẻ, vẫn luôn có khả năng cần phải có sự can thiệp nào đó.

Hãy dành thời gian và sức khỏe để lên kế hoạch sinh nở. Nên tham khảo ý kiến của ông xã mẹ và xem những gì anh ấy có thể hỗ trợ. Nếu mẹ muốn ai đó có mặt khi mẹ sinh thì hãy cho họ biết vợ chồng mẹ nghĩ thế nào về vai trò tích cực của họ lúc này. Hãy nhớ rằng việc sinh nở luôn là không thể đoán trước được, cho dù mẹ có kế hoạch kỹ lưỡng thế nào thì vẫn có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Mẹ có thể bắt đầu tự hỏi rằng mình sẽ đối phó với việc chăm sóc một em bé như thế nào. Nếu bạn đang có con nhỏ cần dành nhiều thời gian và công sức, thì chỉ cần nghĩ đến việc phải lo thêm cho em bé mới sinh thôi cũng đủ làm bạn thấy choáng. Hãy nói chuyện với chồng bạn, và dàn xếp để có được sự hỗ trợ từ anh ấy cũng như những người thân khác trong gia đình và bạn bè.

Thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3 thay đổi như thế nào?

Thai bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu được sinh ra vào tuần 30 của thai kỳ thì cơ hội sống của em bé sẽ cao hơn rất nhiều so với những tuần trước. Mỗi ngày trong tử cung của mẹ đều rất có ích, giúp cơ thể bé trưởng thành hơn để chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập khi chào đời.

Khi khám thai định kỳ, nếu biết đầu em bé không nằm ở vị trí hướng xuống thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Vào đầu quý 3 thì việc thai có vị trí ngôi ngang cũng không phải là không phổ biến. Vị trí này có thể làm mẹ hơi khó chịu ở phía dưới mạn sườn, thay vì cái mông tròn, mềm mại, dễ thương nép ở đó thì mẹ sẽ cảm thấy cái đầu xương xương cồm cộm.

Tham khảo: Ngôi thai là gì? Các ngôi thai nguy hiểm

Mẹ mang thai 3 tháng cuối nên làm gì?

Mẹ mang thai 3 tháng cuối nên làm gì?

Đây là giai đoạn có thể gây ra nhiều mệt mỏi cho mẹ khi bụng bầu này một nặng nề hơn. Vì thế, mẹ có thể tham khảo một số điều nên làm sau đây để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong tam cá nguyệt thứ 3 này nhé:

  • Khám thai: Giai đoạn này, mẹ cần đi khám thai thường xuyên hơn, với tần suất 1 – 2 lần/tuần, thay vì 1 lần/ tháng như trước.
  • Thư giãn: Khoảng thời gian này, mẹ vẫn nên giữ cho trạng thái của mình được thư giãn tối đa, đừng nên làm việc quá sức, tránh căng thẳng.
  • Ăn vặt lành mạnh: Mẹ có thể ăn khi muốn và nên ngưng khi cảm thấy vừa đủ no. Đừng quên các tiêu chí chọn đồ ăn vặt lành mạnh như: không cồn, nước có ga hoặc đồ ngọt, nhiều axit béo bão hòa,…
  • Uống đủ nước: Việc uống đủ nước giúp da mẹ tăng độ đàn hồi. Tuy nhiên, đừng nên uống vượt lượng nước cần thiết, việc này sẽ làm mẹ ra vào nhà vệ sinh nhiều hơn đó mẹ ơi.
  • Chuẩn bị giỏ đồ sinh: Mẹ có thể bắt đầu hoàn thiện giỏ đồ sinh của mình bằng việc lên danh sách và bắt đầu bắt đầu mua sắm giỏ đồ sinh. Mẹ đừng quên sắm cho cả bản thân mình, cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, mẹ nhé.
  • Tham gia lớp tiền sản: Chuẩn bị đón bé chào đời, mẹ nên luyện tập một số kỹ năng khi sinh như cách hít thở, giữ hơi, rặn đẻ,.. cũng như những cách chăm sóc bé sơ sinh như: chăm sóc dây rốn, tắm hoặc massage cho bé,… trong những ngày đầu tiên.
  • Tập đếm cử động thai: Việc này sẽ giúp mẹ ý thức rõ ràng từng cử động của con yêu trong bụng và cho mẹ biết thời điểm sẵn sàng chào đời của bé.
  • Tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng: Mẹ có thể đi bộ, tham gia cac lớp yoga cho bà bầu để có thể dễ sinh, tinh thần thoải mái cũng như mau lại dáng sau sinh.

Tam cá nguyệt thứ 3 tuy có thể mang đến nhiều mệt mỏi, đan xen với lo lắng cho mẹ, nhưng hẳn là một giai đoạn thú vị vì mẹ đã sắp được gặp mặt con cưng sau quá trình thai nghén trong bụng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý đến chế độ ăn uống, vận động phù hợp và đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có bất thường nào.

Mẹ có thể tham khảo sự phát triển của thai kỳ theo tuần qua các bài viết sau, cũng như gửi những câu hỏi của mẹ về quá trình sinh con, chăm con để được các chuyên gia Huggies từ vấn thêm.

Tam cá nguyệt thứ 3

Tam cá nguyệt thứ 3

3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì và lưu ý gì?

Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy như đã đạt đến được một cột mốc quan trọng. Mang thai 3 tháng cuối là mẹ đã có thể bắt đầu đếm ngược, cho đến khi mẹ sinh em bé. Giai đoạn 3 hay tam cá nguyệt thứ 3, chính thức là khoảng thời gian từ tuần 26 cho đến tuần 40 của thai kỳ. Trên thực tế, còn tùy vào cách tính tuổi thai mà có thể có một hoặc hai tuần thêm bớt.

Đây là giai đoạn mà tất cả các cơ quan và các hệ thống trong cơ thể em bé đã sẵn sàng để sống thêm một quãng thời gian nữa trong tử cung của mẹ. Mặc dù các bộ phận đã được hình thành đầy đủ từ lúc 12 tuần, nhưng chúng cũng cần phải phát triển và trưởng thành hơn rất nhiều cho đến thời điểm này. Các chuyển động của em bé giờ đây mạnh mẽ và chủ động hơn. Khi bé lớn lên thì cũng đồng nghĩa là có ít không gian hơn để di chuyển tự do, vì vậy, mẹ sẽ có thể cảm nhận được rõ hơn những chuyển động của bé bên trong.

Tham khảo Mang thai hay  Sự phát triển thai nhi theo tuần

Mẹ đã chuẩn bị giỏ đi sinh chưa?

Đây sẽ là thời gian mẹ chuẩn bị và đóng gói hành lý đi bệnh viện. Hãy nhớ rằng không phải là mẹ sẽ đi xa một tháng, và vì vậy chỉ nên mang theo những gì thật sự cần thiết. Danh sách để chuẩn bị túi đồ đi sinh nên có đồ dùng vệ sinh cho mẹ, đồ dùng cho bé, băng lót, quần áo thoải mái để mặc ban ngày, cũng như áo quần, khăn và tã lót cho em bé. Nếu mẹ dự định cho bé bú ngoài, mẹ sẽ cần phải mang theo sữa công thức, bình bú và núm vú loại dành cho trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, mẹ hãy trao đổi với những người lớn trong gia đình về việc sẽ giúp chăm sóc những đứa con lớn khi mẹ đi sinh em bé. Nếu ông xã sẽ ở lại bệnh viện với mẹ, thì mẹ cũng cần phải sắp xếp để gửi thú cưng của gia đình để ai đó khác chăm sóc chúng.

Đây cũng là thời gian để tổ chức, sắp xếp những việc cần làm. Lên danh sách, gạch đi những việc đã làm, đánh dấu những ngày quan trọng trên lịch, và nói chung là cố gắng thực hiện mọi thứ như dự định. Khi sắp xếp mọi thứ đâu vào đó thì mẹ có thể tránh được rất nhiều mối lo và sự căng thẳng khi đi sinh.

Tham khảo: Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai 3 tháng cuối

  • Cơ thể của mẹ khi mang thai 3 tháng cuối chắc chắn sẽ to hơn, bụng cao và nhô ra nhiều hơn, làm mẹ khó thở sâu được như lúc trước. Mẹ có thể cảm giác ngày càng cồng kềnh, khó thở và phù lên, một cảm giác không dễ chịu chút nào.
  • Một số phụ nữ khi có thai rất gọn gàng, như thể là có một quả bóng rổ bên dưới áo. Một số khác thì lại trông to từ trước ra sau. Vậy rõ ràng là hình dáng to hay gọn thực sự phụ thuộc vào thể trạng của từng người, và vào sự tăng trưởng của đứa bé bên trong. Không phải bà bầu nào cũng có hình dáng giống nhau.
  • Quý 3 là giai đoạn mà nguy cơ rủi ro có thể ở mức cao nhất. Tiền sản giậttiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, chảy máu hoặc các vấn đề về lượng nước ối đều có thể xảy ra. Đây là những lý do vì sao đến giai đoạn này mẹ cần phải đi kiểm tra thai định kỳ thường xuyên hơn.
  • Mẹ có thể thỉnh thoảng cảm thấy chân không vững và dễ bị té. Tránh mang giày cao gót và nên đi đứng từ tốn, cẩn thận hơn.

Tham khảo: Cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối

Những thay đổi nào về mặt cảm xúc mẹ sẽ gặp?

Mẹ sẽ dễ mệt mỏi khi mang thai hơn trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ cảm nhận được rõ ràng những ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng em bé lớn lên ở bên trong cơ thể mình. Càng gần thời hạn sinh nở thì càng có nhiều lúc mẹ cảm thấy kiệt sức hơn, và bắt đầu thấy chán ngán việc mang thai. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc chung của bạn.

Mẹ có thể sẽ quan tâm, lo lắng nhiều hơn về dấu hiệu chuyển dạ và sinh nở. Mặc dù cũng hiểu rằng không nên quá lo lắng về những điều chưa biết mà hãy cứ để xem mọi thứ diễn ra thế nào, nhưng lúc này bạn sẽ chẳng thể làm được như vậy, đặc biệt nếu bạn vốn là một người muốn mọi thứ luôn được sắp xếp trước và được kiểm soát.

Mẹ có thể hết sức tin tưởng vào kế hoạch mình sẽ sinh theo phương pháp tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào của thuốc. Tuy nhiên, hãy nghĩ thoáng hơn một chút, vì dù phần lớn các ca sinh nở đều diễn ra suôn sẻ, vẫn luôn có khả năng cần phải có sự can thiệp nào đó.

Hãy dành thời gian và sức khỏe để lên kế hoạch sinh nở. Nên tham khảo ý kiến của ông xã mẹ và xem những gì anh ấy có thể hỗ trợ. Nếu mẹ muốn ai đó có mặt khi mẹ sinh thì hãy cho họ biết vợ chồng mẹ nghĩ thế nào về vai trò tích cực của họ lúc này. Hãy nhớ rằng việc sinh nở luôn là không thể đoán trước được, cho dù mẹ có kế hoạch kỹ lưỡng thế nào thì vẫn có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Mẹ có thể bắt đầu tự hỏi rằng mình sẽ đối phó với việc chăm sóc một em bé như thế nào. Nếu bạn đang có con nhỏ cần dành nhiều thời gian và công sức, thì chỉ cần nghĩ đến việc phải lo thêm cho em bé mới sinh thôi cũng đủ làm bạn thấy choáng. Hãy nói chuyện với chồng bạn, và dàn xếp để có được sự hỗ trợ từ anh ấy cũng như những người thân khác trong gia đình và bạn bè.

Thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3 thay đổi như thế nào?

Thai bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu được sinh ra vào tuần 30 của thai kỳ thì cơ hội sống của em bé sẽ cao hơn rất nhiều so với những tuần trước. Mỗi ngày trong tử cung của mẹ đều rất có ích, giúp cơ thể bé trưởng thành hơn để chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập khi chào đời.

Khi khám thai định kỳ, nếu biết đầu em bé không nằm ở vị trí hướng xuống thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Vào đầu quý 3 thì việc thai có vị trí ngôi ngang cũng không phải là không phổ biến. Vị trí này có thể làm mẹ hơi khó chịu ở phía dưới mạn sườn, thay vì cái mông tròn, mềm mại, dễ thương nép ở đó thì mẹ sẽ cảm thấy cái đầu xương xương cồm cộm.

Tham khảo: Ngôi thai là gì? Các ngôi thai nguy hiểm

Mẹ mang thai 3 tháng cuối nên làm gì?

Mẹ mang thai 3 tháng cuối nên làm gì?

Đây là giai đoạn có thể gây ra nhiều mệt mỏi cho mẹ khi bụng bầu này một nặng nề hơn. Vì thế, mẹ có thể tham khảo một số điều nên làm sau đây để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong tam cá nguyệt thứ 3 này nhé:

  • Khám thai: Giai đoạn này, mẹ cần đi khám thai thường xuyên hơn, với tần suất 1 – 2 lần/tuần, thay vì 1 lần/ tháng như trước.
  • Thư giãn: Khoảng thời gian này, mẹ vẫn nên giữ cho trạng thái của mình được thư giãn tối đa, đừng nên làm việc quá sức, tránh căng thẳng.
  • Ăn vặt lành mạnh: Mẹ có thể ăn khi muốn và nên ngưng khi cảm thấy vừa đủ no. Đừng quên các tiêu chí chọn đồ ăn vặt lành mạnh như: không cồn, nước có ga hoặc đồ ngọt, nhiều axit béo bão hòa,…
  • Uống đủ nước: Việc uống đủ nước giúp da mẹ tăng độ đàn hồi. Tuy nhiên, đừng nên uống vượt lượng nước cần thiết, việc này sẽ làm mẹ ra vào nhà vệ sinh nhiều hơn đó mẹ ơi.
  • Chuẩn bị giỏ đồ sinh: Mẹ có thể bắt đầu hoàn thiện giỏ đồ sinh của mình bằng việc lên danh sách và bắt đầu bắt đầu mua sắm giỏ đồ sinh. Mẹ đừng quên sắm cho cả bản thân mình, cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, mẹ nhé.
  • Tham gia lớp tiền sản: Chuẩn bị đón bé chào đời, mẹ nên luyện tập một số kỹ năng khi sinh như cách hít thở, giữ hơi, rặn đẻ,.. cũng như những cách chăm sóc bé sơ sinh như: chăm sóc dây rốn, tắm hoặc massage cho bé,… trong những ngày đầu tiên.
  • Tập đếm cử động thai: Việc này sẽ giúp mẹ ý thức rõ ràng từng cử động của con yêu trong bụng và cho mẹ biết thời điểm sẵn sàng chào đời của bé.
  • Tập thể dục với cường độ nhẹ nhàng: Mẹ có thể đi bộ, tham gia cac lớp yoga cho bà bầu để có thể dễ sinh, tinh thần thoải mái cũng như mau lại dáng sau sinh.

Tam cá nguyệt thứ 3 tuy có thể mang đến nhiều mệt mỏi, đan xen với lo lắng cho mẹ, nhưng hẳn là một giai đoạn thú vị vì mẹ đã sắp được gặp mặt con cưng sau quá trình thai nghén trong bụng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý đến chế độ ăn uống, vận động phù hợp và đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có bất thường nào.

Mẹ có thể tham khảo sự phát triển của thai kỳ theo tuần qua các bài viết sau, cũng như gửi những câu hỏi của mẹ về quá trình sinh con, chăm con để được các chuyên gia Huggies từ vấn thêm.

Thẻ:
Thai nhi theo tuần
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Thai nhi tuần 39

Trong giai đoạn thai nhi 39 tuần tuổi, bạn có thể rất dễ nóng giận vì chờ đợi ngày “khai hoa nở nhụy”. Cố gắng tránh

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!