Trải qua 26 tuần đầy kỳ vọng và mong đợi, thai nhi của bạn đã trở thành một sinh vật nhỏ bé nhưng đầy sức sống, có khả năng hoạt động và cảm nhận rất nhiều. Trong khi đó, sự thay đổi của mẹ trong suốt quá trình mang thai cũng đang diễn ra liên tục, tạo nên một sự kết nối mạnh mẽ giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, mời bạn cùng Huggies tìm hiểu chi tiết về quá trình phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi cùng những thay đổi quan trọng mà người mẹ đang trải qua.
Những thay đổi về mặt thể chất của mẹ bầu 26 tuần
Khi mang thai 26 tuần (tương đương với 6 tháng và 2 tuần), một số thay đổi về mặt thể chất sẽ xảy ra với mẹ bầu, bao gồm:
- Tăng cân: Trong giai đoạn này, phần lớn các mẹ bầu đã tăng khoảng 5-7 kg so với trước khi mang thai. Tuy nhiên, việc tăng cân có thể khác nhau đối với từng người tùy thuộc vào cân nặng ban đầu và chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ bầu.
- Sự thay đổi về cơ thể: Với việc phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ cũng sẽ có nhiều thay đổi, cảm giác nặng nề, khó thở và bất tiện trong sinh hoạt hơn. Một số mẹ bầu có thể bị đau lưng hoặc đau chân do sự áp lực của cân nặng. Mẹ sẽ thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống, và rõ ràng mẹ cũng không nên làm như vậy khi vào giai đoạn thai nhi tuần 26. Hãy tìm những cách khác hiệu quả hơn. Nếu mẹ còn đi làm, hãy sắp xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi tính của mẹ cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần. Vú của mẹ cũng bắt đầu sản xuất sữa non, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là một chất lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng, chứa rất nhiều kháng thể (các chất trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn). Đây là dấu hiệu tuyến vú của mẹ bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa ra đời. Nếu mẹ đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.
- Thay đổi về tình trạng da: Những dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện khi thai nhi 26 tuần tuổi. Xin đừng hoảng hốt nếu mẹ thấy chúng. Những dấu đỏ ấy là không thể tránh khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và trông rất rõ ràng, trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể nhận biết được. Một số mẹ bầu có thể gặp các vấn đề về da khác như sạm da, rạn da hoặc ngứa do sự thay đổi của hormon. Việc dưỡng da đầy đủ và uống đủ nước có thể giúp giảm thiểu tình trạng này.
- Các triệu chứng khác: Một số mẹ bầu có thể trải qua các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và khó ngủ. Điều này là do sự thay đổi của hormon và sự áp lực của thai nhi lên các cơ quan bên trong.
Để duy trì sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện đúng cách và thực hiện các cuộc khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu mẹ bầu gặp phải các vấn đề về sức khỏe hoặc triệu chứng không bình thường, mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!
>> Bí kíp cho mẹ:
Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.Bên cạnh đó, Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Trạng thái tâm lý của mẹ bầu 26 tuần cũng sẽ có thay đổi
Mang thai tuần 26 là giai đoạn quan trọng trong quá trình thai kỳ, và cũng là thời điểm mà tâm lý của mẹ bầu có thể gặp nhiều thay đổi. Dưới đây là một số thay đổi tâm lý mà mẹ bầu có thể gặp phải khi ở tuần thứ 26 của thai kỳ:
- Lo lắng và căng thẳng: Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy lo lắng và căng thẳng vì quá trình mang thai có thể gây ra nhiều sự thay đổi trong cơ thể và tâm trạng của mẹ. Việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của đứa bé, chi phí sinh sản và các vấn đề liên quan đến việc làm cũng có thể làm tăng căng thẳng và lo lắng. Cho đến lúc này, tiếp tục đi làm, hay làm đến khi nào sẽ trở thành một vấn đề mà mẹ phải suy nghĩ. Nhiều phụ nữ chọn cách làm việc cho tới tuần thứ 34-36 rồi nghỉ, nhưng họ vẫn ước họ có thể nghỉ sớm hơn một chút. Mẹ nên hỏi bộ phận Quản Lý Nhân Sự của công ty mẹ để xem thử họ sẽ cho mẹ những sự lựa chọn như thế nào trong việc nghỉ sớm. Phải cân nhắc giữa vấn đề tài chính cũng như các thay đổi về tâm lý cũng như hình thể của mẹ khi xin được nghỉ sớm hay tiếp tục làm việc.
- Tăng cường niềm vui và hạnh phúc: Mẹ bầu có thể cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc vì đang mang thai và cảm nhận được sự phát triển của thai nhi. Cảm giác có thai, suy nghĩ về việc có thai sẽ làm cho mẹ không còn chú ý đến chuyện gì khác ngoài đứa con sắp chào đời. Cảm giác này có thể giúp họ vượt qua những khó khăn trong quá trình mang thai.
- Chán nản và mệt mỏi: Trong giai đoạn này, sự phát triển của thai nhi có thể gây ra sự mệt mỏi và chán nản cho mẹ bầu. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn vì sự tăng trưởng của thai nhi đòi hỏi nhiều năng lượng của cơ thể.
Để giảm thiểu tình trạng căng thẳng và lo lắng trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hoặc từ các chuyên gia sức khỏe. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng và các hoạt động thư giãn như yoga, massage và thảo dược cũng có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
Tham khảo: Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu
Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối
Thay đổi của thai nhi 26 tuần trong tuần này
Khi mang thai 26 tuần, thai nhi đã phát triển đầy đủ các cơ, xương và cân nặng khoảng 760 gram đến 900 gram, và có chiều dài từ 33 đến 36 cm.
- Thai nhi 26 tuần cũng đã có một số hoạt động như bú, chớp mắt, xoay người, đá, quơ quào và đôi khi là nấc cụt.
- Các bộ phận của thai nhi như mắt, tai và não bộ đang tiếp tục phát triển. Bộ não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây vào giai đoạn thai 26 tuần. Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn (giấc ngủ với chuyển động mắt liên tục- REM) ở tuần thứ 26 này. Những giấc ngủ như vậy rất quan trọng cho não bộ của bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em mới sinh trải qua phần lớn giai đoạn giấc ngủ nông như vậy trong khi ngủ, vì vậy mà đứa trẻ trong bụng của mẹ cũng sẽ dành thời gian để tập luyện với giấc ngủ nông trước khi chào đời.
- Hệ thống hô hấp cũng đang tiếp tục phát triển để chuẩn bị cho việc hít thở khi ra ngoài. Bé sẽ tiếp tục tập thở ở giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi, hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi nuốt luôn chất dịch này.
- Ngoài ra, da của thai nhi 26 tuần vẫn còn rất mỏng và trong suốt, và cơ thể vẫn bị bao phủ bởi một lớp chất nhờn được gọi là vernix. Lớp chất nhờn này giúp bảo vệ da của thai nhi khỏi tổn thương và bị khô.
Tham khảo:
17 Cách đặt biệt danh cho con gái dễ thương, hay, đáng yêu, độc lạĐặt tên cho con gái
Các câu hỏi thường gặp về thai 26 tuần tuổi
Thai nhi 26 tuần tuổi đã quay đầu chưa?
Bước sang tuần thứ 26 của thai kỳ, khi không gian trong bụng mẹ đang nhỏ dần do sự phát triển nhanh về kích thước của bé. Lúc này, bé đã không còn nhào lộn như trước đây nữa.
Đây cũng là thời điểm quan trọng cần siêu âm để xác định ngôi thai nhi. Ngôi thai thuận hay ngược sẽ quyết định tư thế chào đời cũng như phương pháp sinh con của thai phụ.
Thông thường, tuần thai kỳ thứ 26 thai nhi đã quay đầu xuống dưới. Nhưng một số bé vẫn đang giữ tư thế nằm ngang bụng mẹ. Trường hợp này y học gọi là thai ngôi ngang. Tùy từng trường hợp, ngôi thai sẽ thay đổi ở một vài tuần sau đó hoặc có thể không.
>> Tham khảo thêm: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh
Mẹ bầu 26 tuần có còn bị ốm nghén không?
Nếu mẹ là một trong những phụ nữ không được may mắn lắm vì bị thai hành trong suốt thai kỳ, thì ở giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi này các mẹ sẽ cảm thấy nhẹ đi một chút. Tuy nhiên, mùi thức ăn và đôi khi những ý nghĩ của các món ăn mẹ không thích vẫn có thể làm mẹ cảm thấy buồn nôn.
Một số phụ nữ bắt đầu có biểu hiện khá phức tạp và trộn lẫn của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội, y học chuyên ngành gọi là chứng nôn nghén. Đôi khi mẹ cần phải được nhập viện và truyền nước biển nếu mẹ nôn ói quá nhiều và không thể giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tin vui là đây không phải là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có thai, và y học thường có những cách điều trị khá hiệu quả nếu mẹ mắc phải những triệu chứng này.
>> Tham khảo: Thời kỳ thai nghén
Lời khuyên cho tuần 26 của thai kỳ
Nếu mẹ cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của mẹ. Hãy nằm nghiêng qua một bên để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.
- Cơn gò sinh lí Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn những tuần trước đó. Mẹ cũng sẽ thấy đau dưới sườn và lưng dưới do bé đang phát triển nhanh và hay duỗi người để thoải mái hơn trong dạ con. Để giảm đau, mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ cho bà bầu và đặt gối dưới lưng để cảm thấy thoải mái hơn.
- Cẩn thận với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi cơ thể của mẹ ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Nói về relaxin, nồng độ của nội tiết tố quan trọng này khi mẹ mang thai sẽ tăng gấp 10 lần so với khi mẹ bình thường.
- Theo The bump, nếu mẹ chưa trò chuyện với bé trong những tuần trước, kể từ tuần thai này, mẹ đã có thể bắt đầu trò chuyện với bé, vì khả năng nghe và ghi nhớ của thai nhi đã bắt đầu phát triển.
- Nghĩ về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Nghe có vẻ xa vời vào lúc này nhưng mẹ hãy cân nhắc về việc ngừa thai sau sinh trước khi bé chào đời. Một số biện pháp ngừa thai cần được bác sĩ tư vấn và yêu cầu ký giấy đồng ý trước khi thực hiện như thắt ống dẫn trứng. Vì vậy, nếu mẹ muốn lựa chọn thực hiện các biện pháp này ngay sau khi sinh trong thời gian ở bệnh viện, nên thảo luận với bác sĩ từ sớm.
- Đăng ký một lớp học cho con bú. Nếu đây là bé đầu lòng, mẹ hãy tham khảo bác sĩ, chuyên viên y tế, mẹ hoặc bạn bè để biết thêm thông tin hoặc tham dự các lớp hướng dẫn kỹ năng cho con bú nhé.
- Xoa dịu cảm giác đau lưng khi mang thai bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản khoa về việc làm thế nào mà mẹ có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của mẹ để chống chịu với những cơn đau.
- Đi nghỉ. Đây chính là lúc thích hợp nhất để sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng trước khi mẹ sinh con. Có một kỳ nghỉ khá hợp lý từ lúc mẹ nghỉ làm cho tới ngày sinh có thể sẽ làm sức khỏe của mẹ hồi phục khá hiệu quả. Đây cũng là thời gian để mẹ tịnh tâm và suy nghĩ đến những việc quan trọng sắp tới trong cuộc sống. Nếu mẹ đã con con rồi, lúc này mẹ sẽ có cơ hội để chia sẻ, hỏi han trực tiếp con cái của mẹ về cảm giác của chúng trước khi chúng sẵn sàng đón nhận một người em ruột sắp chào đời.
>> Tham khảo thêm: Thực đơn cho bà bầu: Bồ câu hầm hạt sen
Hãy sắm riêng một chiếc ghế êm ái ở tuần 26 của thai kỳ
Hãy nghĩ ngay đến việc mua một chiếc ghế thật thoải mái cho mẹ nếu như mẹ chưa có khi mang thai tuần 26. Mẹ sẽ cần phải ngồi nhiều hơn trong suốt những tháng còn lại và sau khi sinh, ví dụ như khi cho bé bú.
Mẹ nên tìm một chiếc ghế có phần gác tay thoải mái, phần nâng lưng khá tốt và chiếc ghế không thúc quá nhiều vào phần sau đầu gối của mẹ khi ngồi. Chiếc ghế nên có đồ gác chân nó sẽ rất hữu ích cho mẹ trong suốt giai đoạn còn lại của thai kỳ.
Tham khảo: Chăm sóc phụ nữ mang thai
Mẹ bầu 26 tuần cần chăm sóc bản thân đúng cách để thai nhi phát triển mạnh khoẻ
Tuần thai thứ 26 là tuần mà em bé phát triển khá nhanh. Mẹ sẽ cảm thấy cân nặng của mẹ gia tăng một cách bất ngờ. Vì vậy, mẹ cần phải có một nguồn cung cấp năng lượng bổ sung cho sự phát triển của bé từ thức ăn.
Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực dinh dưỡng tiền sinh sản. Phương án hiệu quả nhất vẫn là việc kiểm soát chặt chẽ về lượng cũng như về chất của những thức ăn hàng ngày mẹ ăn vào. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một môi trường sống lành mạnh không thuốc lá, không rượu bia, ăn các thức ăn tự nhiên, lành mạnh như rau quả tươi, v.v… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé trong và sau khi sinh. Rõ ràng, cách mẹ chăm sóc bản thân ra sao trong thai kỳ ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của bé từ khi lọt lòng tới lúc trưởng thành.
Tham khảo: Dinh dưỡng trong thai kỳ
- Thai nhi 27 tuần tuổi
- Thai nhi 28 tuần tuổi
- Thai nhi 29 tuần tuổi, Thai 29 tuần nặng bao nhiêu?
- Thai nhi 30 tuần tuổi
- Thai nhi 31 tuần tuổi
Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần