Đau bụng chuyển dạ như thế nào

Đau bụng chuyển dạ sinh là khi người mẹ cảm nhận có cơn đau bụng đầu tiên tại vị trí tử cung, ban đầu là cơn đau nhẹ sau đó cơn đau ngày một tăng dần, một cách đều đặn. Cơn đau bụng đẻ được tạo bởi từ cơn co tử cung, mà điểm xuất phát đầu tiên là góc sừng phải của tử cung. Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và vượt cạn suôn sẻ, mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé!

Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh con (chuyển dạ) trước 1 tuần cần đến bệnh viện

Nguyên nhân gây đau bụng chuyển dạ

  • Theo trang Kids Health, tử cung của mẹ là một dạng cơ, có thể co giãn một cách mạnh mẽ để đẩy thai nhi ra ngoài và đây là nguồn gốc của những đau đớn khi mẹ chuyển dạ sinh con. Có nhiều giả thuyết cho rằng vào thời điểm thai 38 tuầnthai 39 tuần đến 40 tuần, tử cung đủ lớn sẽ gây kích thích cơn co tử cung.
  • Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ của cơn đau bụng đẻ, bao gồm cả các cơn co thắt, kích thước và vị trí thai nhi trong khung xương chậu, ngôi thai và tốc độ cơn co chuyển dạ.
  • Ngoài ra, các cơ vùng bụng sẽ thắt chặt và gây sức ép lên toàn bộ thân mình, đáy chậu, lưng, bàng quang và ruột khi tử cung bị co thắt mạnh. Tất cả sự kết hợp này sẽ gây ra các cơn đau kinh khủng cho mẹ.
  • Bên cạnh đó, tâm lý khi sinh của mẹ cũng làm tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi, từ đó khiến cho những cơn đau bụng đẻ càng thêm đau đớn. Các yếu tố khác như thay đổi các kích thích tố, những thay đổi về thần kinh, nội tiết thai kỳ cũng gây ra đau bụng đẻ.
  • Mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu không muốn chịu sự đau đớn của những cơn đau bụng đẻ, tuy nhiên việc dùng thuốc có thể gây tác dụng phụ sau này nên khuyến cáo mẹ bầu cần lưu ý trước khi lựa chọn sử dụng. Để quá trình sinh đẻ diễn ra thành công mà không cần tới sự trợ giúp, các mẹ bầu tốt nhất nên có sự chuẩn bị về tâm lý và sức khỏe.

Mẹ có biết:

Chuyển dạ là dấu hiệu cho thấy chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn nữa thôi, em bé sẽ chào đời và được mẹ ôm ấp trong vòng tay. Để không bị quá hoảng, thiếu cái này thiếu cái kia cho bé khi thấy dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết đi sinh trong 1 cái giỏ và để ra ngoài trong những tháng cuối thai kỳ. Chuẩn bị tã bỉm cho con là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade cỡ NB đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Bên cạnh đó, hãng tã, bỉm Huggies còn có tã dán lọt lòng Huggies Tràm Trà Tự Nhiên cỡ NB chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã. Mẹ cân nhắc chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh (Nguồn: Huggies)

Đau bụng chuyển dạ diễn ra như thế nào?

Đau bụng chuyển dạ là một quá trình sinh lý diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung mà kết quả là thai nhi và nhau được sổ ra ngoài. Quá trình chuyển dạ sinh trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là một dấu ấn quan trọng cho tiến trình của một thai nhi chuẩn bị chào đời. Một cuộc đau bụng chuyển dạ sinh thường kéo dài trung bình 16 tiếng ở những mẹ có thai lần đầu tiên, và 8 tiếng ở những mẹ đã sinh lần thứ 2 trở đi.

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ giả

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Giai đoạn 1: xóa mở cổ tử cung

Ở giai đoạn này, cổ trong và cổ ngoài tử cung nhập lại với nhau tạo thành một cái phên mỏng và từ từ cổ tử cung mở ra. Trong thời gian mang thai cổ tử cung luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung. Chính nút nhầy cổ tử cung là cái hàng rào vững chắc ngăn cản không cho các tác nhân từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung. Khi có sự chuyển dạ, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng được chia ra làm 2 thời kỳ:

  • Thời  kỳ tiềm thời: mẹ thấy cơn đau bụng chuyển dạ nhẹ từng cơn, biểu hiện cơn co tử cung thời gian ngắn và thời gian nghỉ dài, trung bình cơn co khoảng 20 giây đến 30 giây, sau đó nghỉ 2 phút đến 3 phút. Rồi lại tiếp tục cơn đau bụng chuyển dạ khác ngày một tăng dần hơn. Tại thời điểm này cổ tử cung của mẹ sẽ mở khoảng  2- 3 cm.
  • Thời kỳ hoạt động: mẹ cảm thấy cơn đau bụng chuyển dạ ngày một nhiều hơn, đau bụng tăng lên, trung bình cơn co tử cung 35 giây đến 45 giây, thời gian nghỉ ngắn dần, 1 phút 30 giây đến 1 phút 25 giây. Cổ tử cung của mẹ mở nhiều hơn  6 – 9 cm. Tại thời điểm này mẹ đau bụng chuyển dạ rất nhiều. Hiện nay đã có sự hỗ trợ của thuốc giảm đau, bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, với mục tiêu cắt đứt cơn đau bụng chuyển dạ, giúp cho mẹ không còn cảm giác đau nữa dù tiến trình cuộc chuyển dạ vẫn tiếp diễn. Nhờ phương pháp “đẻ không đau” này, mẹ có thể cảm thấy an tâm, không còn lo lắng trong cuộc “vượt cạn” của mình.

Tham khảo: Hiện tượng đau đẻ

Giai đoạn 2: thai nhi sổ ra ngoài

Trên biểu đồ theo dõi bằng monitoring sản khoa có thể thấy cơn co tử cung của mẹ tăng cao, cường độ mạnh. Cổ tử cung đã mở trọn (mở 10 cm). Đầu thai nhi đã lọt thấp, túi ối cũng đã vỡ. Đồng thời với sự hướng dẫn của bác sĩ và các cô nữ hộ sinh mẹ có thể rặn sinh kết hợp với cơn co tử cung của mình. Nhờ sự dũng cảm của mẹ, thai nhi sẽ được sổ ra ngoài,  và cất tiếng khóc to, hoà với tiếng vỡ oà của mẹ.

Giai đoạn 3: sổ nhau

Mẹ sẽ cảm giác được cơn đau bụng nhẹ khi tử cung co lại giúp cho nhau bong và sổ ra ngoài. Ở giai đoạn này bác sĩ sẽ chủ động lấy nhau, gọi là xử trí tích cực giai đoạn 3, nhằm giúp hạn chế tối đa lượng mất máu của mẹ. Biện pháp này giúp giảm thiểu tình trạng mất máu thấp hơn gấp 6 lần, phòng ngừa băng huyết sau sinh.

Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần biết

Bên cạnh các cơn đau bụng chuyển dạ, mẹ bầu sắp sinh còn có 2 dấu hiệu phổ biến sau đây:

  • Tiết dịch âm đạo có màu hồng: Khi mẹ tiết ra dịch nhầy có màu hồng là sự kết hợp giữa nút nhầy và máu ở các mao mạch bị vỡ trên tử cung. Đây là lúc mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho quá trình vượt cạn của mình. Vì đây là dấu hiệu cho thấy em bé sắp được chào đời.
  • Rò rỉ nước ối: Khi có biểu hiện này mẹ cần nhập viện ngay. Nước ối là chất bôi trơn giúp thai nhi dễ dàng đẩy ra khi đi qua âm đạo. Nước ối thường sẽ vỡ khi cổ tử cung đã được mở rộng hết.  Một số trường hợp nước ối có thể bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ hoặc khi cổ tử cung chưa mở hết, mẹ vẫn cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi.

Các phương pháp giúp mẹ giảm đau bụng khi chuyển dạ

Không có quá trình chuyển dạ nào mà không đau đớn. Do đó, mẹ cần chuẩn bị tinh thần trước cho các cơn đau. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp giảm đau để tiết chế các cơn co thắt như:

  • Cố gắng giữ bình tĩnh và tâm lý ổn định.
  • Tập trung thở đều. Hít bằng mũi và thở bằng miệng.
  • Thay đổi tư thế giúp giảm đau khi chuyển dạ.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ khi rặn sinh bé.
  • Mẹ đừng quá căng thẳng hay tạo áp lực cho bản thân khi chịu các cơn đau bụng chuyển dạ. Vì nếu cơn đau vượt quá sự chịu đựng hoặc ảnh hưởng đến tâm lý mẹ, bác sĩ sẽ can thiệp bằng thuốc hoặc phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp mẹ giảm đau. Với các thông tin trên, hy vọng mẹ đã biết thêm những kiến thức bổ ích. Chúc mẹ có một kỳ vượt cạn thành công.

Để biết thêm, mời mẹ đọc bài Sinh con

Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thẻ:
Chuyển dạ
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!