Nước ối có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo môi trường vô khuẩn, giúp thai nhi có thân nhiệt ổn định, tránh nhiễm trùng và hạn chế bị chấn thương khi ở trong bụng mẹ. Trong những tháng cuối thai kỳ có một số mẹ bầu xuất hiện tình trạng rỉ ối, khiến họ nhầm lẫn là dịch âm đạo hoặc nước tiểu. Vậy rỉ ối có chảy liên tục không và mẹ bầu cần lưu ý gì khi gặp phải tình trạng này. Trong bài viết dưới đây Huggies sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này nhé!
>> Xem thêm:
- Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ
- Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối có nên không? cần lưu ý gì?
Hiện tượng rỉ ối là gì?
Rỉ ối là hiện tượng nước ối chảy ra ngoài âm đạo từng ít một, không có màu, không có mùi và đôi khi có kèm theo cả chất nhầy và máu. Hiện tượng này có thể khiến nước ối bị cạn, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nếu như không phát hiện sớm có thể tăng nguy cơ suy thai, đẻ non hay sảy thai. Thông thường, rỉ ối sẽ xảy ra vào thời điểm mẹ bầu sắp đến ngày chuyển dạ nhưng cũng có một số mẹ bầu bị rỉ ối sớm trước ngày dự sinh 1 – 2 tháng.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ có lượng nước ối khoảng 500 – 1000ml và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Lượng nước ối có sự dao động trong các tuần thai như sau:
- Thai tuần 12: 60ml.
- Thai tuần 16: 175ml.
- Thai tuần 20: 350ml.
- Thai tuần 25: 670ml.
- Từ thai 32 tuần – thai 36 tuần: 800 – 1000ml hoặc có thể cao hơn.
- Từ sau thai tuần 39: 500 – 600ml.
>> Tham khảo thêm: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Rỉ ối là hiện tượng nước ối chảy ra ngoài âm đạo từng ít một, không có màu, không có mùi (Nguồn: Sưu tầm)
Rỉ ối có chảy liên tục không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, rỉ ối có chảy liên tục không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Nếu tình trạng rỉ ối xảy ra không liên tục, lượng nước ối rỉ ra ngoài âm đạo ít thì có thể xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Ngược lại, nếu nước ối rỉ ra liên tục, không có dấu hiệu ngừng lại thì các mẹ bầu nên tới bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nếu mẹ bầu rỉ nước ối liên tục ở những ngày dự sinh thì có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, tình trạng nước ối rỉ ra ngoài nhiều, liên tục ở thời điểm trước thai 37 tuần thì thì mẹ bầu cần tới cơ sở y tế ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo môi trường sống của thai nhi đang có vấn đề mà mẹ bầu cần chú ý. Việc rỉ ối kéo dài sẽ dẫn tới thiếu ối hay cạn ối, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai.
>> Xem thêm: Kiêng cữ khi mang thai: Có bầu nên kiêng gì để con khỏe mạnh?
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rỉ ối trong thai kỳ?
Sau khi biết rỉ ối có chảy liên tục không, các mẹ bầu nên biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân dẫn đến rò rỉ nước ối là do:
- Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích khi đang mang thai.
- Bị chảy máu âm đạo mãn tính khi đang mang thai.
- Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trước và trong khi đang mang thai.
- Đã có tiền sử vỡ ối sớm, sảy thai hoặc sinh non trước đó.
- Thai phụ có những bất thường ở túi ối dẫn tới tình trạng mà màng ối ngày càng mỏng đi.
- Ngôi thai bất thường, đa thai, đa ối hay viêm màng ối, bánh nhau bám vào vị trí không tốt thành tử cung hoặc bị hở eo tử cung.
>> Xem thêm: Những lưu ý khi mang thai tháng cuối thai kỳ
Tình trạng rỉ ối có rất nhiều nguyên nhân (Nguồn: Sưu tầm)
Mức độ nguy hiểm của tình trạng rỉ ối thai kỳ
Tình trạng rỉ ối có thể báo hiệu những bất thường ở người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, dù rỉ ối có chảy liên tục không thì các chị em không nên chủ quan khi thấy hiện tượng này.
Dấu hiệu để nhận biết rỉ ối liên tục
Nhiều mẹ bầu thường không nhận ra mình đang bị rỉ ối vì tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với tiểu són, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Để nhận biết rỉ ối có chảy liên tục không, các mẹ bầu có thể nhận biết thông qua 3 biểu hiện dưới đây:
- Nước ối khi rỉ luôn có tốc độ chảy chậm hơn so với nước tiểu, nhưng để có thể nhận biết được dấu hiệu này thì đòi hỏi sự tinh ý cao từ mẹ bầu.
- Nếu mẹ bầu nhận thấy quần lót bị ẩm nước thì hãy quan sát kỹ và ngửi mùi. Nước ối rỉ ra có màu trong suốt và không mùi.
- Nếu các mẹ bầu không tự tin thì hãy sử dụng giấy quỳ tím để thử. Quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh đen khi tiếp xúc với nước ối.
>> Tham khảo thêm: Nhau Bám Mặt Sau Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Những biểu hiện cảnh báo khi bị rỉ ối
Trong quá trình mang thai, hiện tượng rỉ ối có nguy hiểm hay không sẽ được xác định dựa vào mức độ rỉ ối có chảy liên tục không, nước rỉ ối có bất thường gì không. Trong đó, màu sắc của nước ối là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để cảnh báo tình trạng bên trong cơ thể người mẹ cũng như tình trạng của thai nhi.
- Màu đỏ nâu: Dấu hiệu cảnh báo thai nhi trong bụng mẹ đang gặp nguy hiểm.
- Màu vàng sẫm: Mẹ bầu có thể mắc suy tim mạn tính và thai nhi cũng có nguy cơ bị suy thai cấp tính.
- Màu xanh rêu: Dấu hiệu suy thai, cần cấp cứu ngay cho mẹ bầu để xác định tình trạng của thai nhi.
- Màu xanh đục, có mùi hôi: Nước ối bị nhiễm khuẩn, thai nhi có thể bị nhiễm khuẩn.
- Màu vàng: Dấu hiệu thiếu máu ở mẹ bầu và thai nhi chậm phát triển.
- Màu nâu nhạt hay màu hồng: Dấu hiệu cảnh báo sắp chuyển dạ ở mẹ bầu. Lúc này, dù chưa có cơn đau bụng thì mẹ bầu vẫn nên đến cơ sở y tế để chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
>> Xem thêm: Nhau tiền đạo là gì? Phân loại, triệu chứng, cách điều trị
Phân biệt giữa rỉ ối và vỡ ối
Mẹ bầu có thể bị vỡ ối ở giai đoạn cuối thai kỳ, do đó chị em cần biết cách phân biệt hiện tượng vỡ ối và rỉ ối. Vỡ ối là hiện tượng nước ối sẽ tràn ra âm đạo khá nhiều, trong khi rỉ ối thì nước ối rỉ từng ít một. Hiện tượng vỡ ối ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, có người cảm thấy một dòng nước chảy ra mạnh và nhanh, không thấy đau đớn. Nhưng khi một số mẹ bầu khác lại thấy nước ối vỡ, chảy thành dòng, nhỏ chậm xuống dưới chân.
Một dấu hiệu rõ ràng nhất của vỡ ối đó là những cơn co tử cung xuất hiện thường xuyên hơn so với thời điểm trước khi vỡ ối. Ngoài ra có một số mẹ bầu không vỡ ối mà chỉ bị rỉ ối kèm theo tiết dịch nhầy âm đạo. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày trước khi các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện. Khi nhận thấy dấu hiệu rỉ ối hay vỡ ối thì mẹ bầu cần phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
>> Tham khảo thêm:
- Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
- Đau dạ dày khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
Vỡ ối là hiện tượng nước ối sẽ tràn ra âm đạo khá nhiều (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ bầu phải làm gì khi bị rỉ ối
Khi xuất hiện tình trạng rỉ ối, các mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ và khô ráo vùng kín nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn âm đạo. Đồng thời, mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên để theo dõi lượng nước ối. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể làm các xét nghiệm trước sinh quan trọng để phòng ngừa những bất thường sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nếu rỉ ối kéo dài sẽ khiến màng ối bị bào mỏng và dẫn đến tình trạng vỡ ối, sinh non bất cứ khi nào. Chính vì vậy, khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì các mẹ bầu nên đi thăm khám chuyên khoa ngay để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.
>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu chuyển dạ thực sự & Phân biệt chuyển dạ giả
Lưu ý về hiện tượng rỉ ối mẹ bầu cần biết
Cách nhận biết nước ối và huyết trắng
Trong những tháng cuối thai kỳ, các lớp mô âm đạo sẽ sản xuất nhiều dịch hơn để giúp thai nhi sinh ra dễ dàng và thuận lợi. Do đó, các mẹ bầu cần phải xác định được dịch chảy ra ở cơ thể là nước ối hay huyết trắng (dịch âm đạo). Một số đặc điểm dưới đây có thể giúp nhận diện dịch ối:
- Có màu trắng trong, không mùi hoặc có chất nhầy hay máu.
- Quần lót thường bị thấm ướt.
Đối với khí hư sẽ có những đặc điểm như:
- Có màu trắng đục hoặc vàng.
- Dịch âm đạo có thể thấm ướt quần lót.
- Có mùi tanh nhẹ.
>> Xem thêm: Triệu chứng chuột rút khi mang thai
Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện rỉ ối không
Nếu các mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng rỉ ối hoặc nhận thấy các dấu hiệu bất thường của nước ối thì nên đến bệnh viện để tiến hành làm các xét nghiệm. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nồng độ pH qua xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chính xác tình trạng rò rỉ ối của mẹ.
Rỉ ối bao lâu thì sinh?
Nếu xuất hiện rỉ nước ối ở tuần thứ 37 – 39 của thai kỳ, các mẹ sẽ chuyển dạ sinh con sau 12 – 24 giờ. Trong trường hợp rỉ ối trước tuần 37 của thai kỳ, mẹ có thể đối mặt với nguy cơ sinh non. Để đảm bảo an toàn thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng rỉ ối có chảy liên tục không, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chỉ định mổ đẻ cho mẹ hoặc tiếp tục dưỡng thai.
>> Tham khảo thêm:
- 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trong 24 giờ, 2 ngày và 1 tuần
- Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ như thế nào? Cơn gò bao lâu thì sinh?
Khi mẹ xuất hiện tình trạng rỉ ối nên đến cơ sở y tế thăm khám (Nguồn: Sưu tầm)
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không chỉ quan tâm đến tình trạng nước ối, thời gian sinh em bé mà còn chú trọng đến việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho mẹ và bé đầy đủ, tiết kiệm nhất. Trong đó, việc lựa chọn loại tã cho bé uy tín, chất lượng luôn được các mẹ bỉm quan tâm. Hiện nay, các dòng tã dán Huggies đang được đa số các bà mẹ Việt Nam cực kỳ ưa chuộng và tin dùng.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade sở hữu bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% được nhập khẩu Châu Âu giúp chăm sóc tốt nhất cho làn da mỏng manh của trẻ. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung Vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp làm dịu và nuôi dưỡng làn da mỏng manh của bé yêu. Ngoài ra, tã dán Huggies Tràm Trà Tự Nhiên với bề mặt được bổ sung tinh chất tràm trà tự nhiên mang lại cảm giác dịu da cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, với công nghệ khóa ẩm Bong Bóng 3D sẽ giúp thấm hút tức thời và ngăn thấm ngược, giúp làn da của bé luôn khô thoáng và ngăn ngừa hăm tã hiệu quả.
>> Tham khảo thêm:
- Nên dùng miếng lót hay tã dán tốt cho trẻ sơ sinh?
- Trẻ mấy thá** mặc được bỉm quần? Mặc bỉm quần sớm có sao không?
Tã dán Huggies đang được đa số các bà mẹ Việt Nam tin dùng (Nguồn: Huggies)
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên có thể giúp mẹ bầu biết rỉ ối có chảy liên tục không và cách nhận biết hiện tượng rỉ ối sớm. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện ngày để được bác sĩ can thiệp kịp thời nhé. Ngoài ra, mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia của Huggies hoặc chuyên mục Chăm sóc bé để biết thêm nhiều mẹo chăm bé yêu hữu ích nhé!
>> Tham khảo thêm: