Những món đồ cần thiết cho mẹ bầu sắp vượt cạn
Để chuẩn bị đi sinh, mẹ nên chuẩn bị túi đồ đi sinh từ sớm, khoảng lúc thai 36 tuần tuổi là vừa. Lúc này mẹ vẫn còn đủ thời gian để chuẩn bị những gì cần thiết cho bé. Nếu trước khi đi sinh, mẹ lấy một vài món ra, mẹ nên nhớ dán một mảnh giấy để nhắc mình bổ sung sau. Mẹ nên gọi điện thoại đến bệnh viện để hỏi xem bệnh viện có sẵn những món gì.
Tham khảo:
Những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới lọt lòng
Sinh mổ lần 2: Có đau hơn không & kinh nghiệm chuẩn bị
Sinh mổ được tối đa mấy lần để đảm bảo sức khỏe?
Danh sách chuẩn bị đồ cho mẹ
Theo babycenter, mẹ nên chuẩn bị:
- Một chiếc áo thun rộng rãi thoải mái để mẹ mặc chờ sinh.
- Vớ ấm (mẹ có thể ớn lạnh suốt lúc chuyển dạ).
- 3 bộ quần áo thoải mái để mặc cho bé bú.
- 3 áo ngực cho con bú hay áo ngực thường dùng thoải mái.
- 2-3 túi băng vệ sinh Kotex.
- Quần lót giấy để mẹ tiện thay và không cần giặt nhiều.
- 1 bộ quần áo mặc khi xuất viện.
- Dụng cụ vệ sinh cá nhân của mẹ.
- Giấy tờ của mẹ: Giấy CMND; Sổ hộ khẩu; Thẻ bảo hiểm (nếu có); sổ khám thai và các giấy tờ xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai.
- Một vài món ăn nhẹ hoặc nước uống nhỏ gọn. Sau nhiều giờ vượt cạn, mẹ có thể sẽ đói, do đó nên mang theo bánh quy giòn, trái cây tươi hoặc trái cây sấy khô,…
Tham khảo:
Mang song thai: Sinh đôi cùng trứng
Danh sách chuẩn bị đồ cho bé
- 03 bộ vớ, mũ, quần áo cotton.
- 01 bình sữa, hộp sữa cho trẻ sơ sinh.
- 10 cái khăn sữa.
- 01 mềm nhỏ để giữ ấm cho bé.
- Khăn ướt Huggies để dễ dàng vệ sinh em bé trong những lần thay tã, tiết kiệm thời gian hơn.
- Làn da bé mới lọt lòng cực kỳ nhạy cảm, nên tiêu chí hàng đầu để chọn tã cho bé là mềm mại, bảo vệ nhẹ nhàng làn da của bé ngay từ ngày đầu chào đời như Tã Dán Lọt Lòng Huggies với thiết kế Bọc Kén Con Tằm 360 Mới để bé luôn được nâng niu, tuyệt vời như trong cái ôm của mẹ.
Tham khảo: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối
Danh sách chuẩn bị đồ cho bố và người chăm sóc mẹ
- Tiền mặt: Thẻ ATM hoặc một khoảng tiền vài triệu đồng trong ví để chi trả viện phí và các chi phí liên quan khác.
- Tiền lẻ: Tiền lẻ để trả tiền gửi xe khi ra vào bệnh viện, mua nước uống hay các món linh tinh khác.
- Điện thoại, pin sạc dự phòng, máy ảnh, máy quay phim,…
- Dụng cụ vệ sinh cá nhân (khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kem cạo râu…)
- 4 – 5 bộ quần áo để tiện thay đổi.
- Chăn mền hoặc gối du lịch.
- Thuốc giảm đau, thuốc chống đau bụng để dùng khi cần.
- Dép lê hoặc giày thoải mái để dễ dàng và nhanh chóng đi lại trong bệnh viện.
Xem thêm:
Hướng dẫn bổ sung canxi cho mẹ sau sinh đúng cách
Dấu Hiệu Sinh Non, Dọa Sinh Non & Cách Điều Trị
Bản thân mẹ cần chuẩn bị gì khi sắp sinh?
Bên cạnh việc trang bị các đồ dùng cần thiết cho chuyến vượt cạn, mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho những trải nghiệm sắp tới:
- Tìm hiểu về các giai đoạn cũng như dấu hiệu chuyển dạ, trầm cảm sau sinh, hậu sản,…
- Luyện tập kỹ thuật thở khi chuyển dạ, thư giãn khi sinh. Việc thở đúng cách không chỉ giúp mẹ giảm đau trong khi sinh con mà còn giúp sự trao đổi dưỡng khí cho thai nhi tốt hơn.
- Lên kế hoạch gia đình, quan hệ vợ chồng sau sinh để có phương án điều chỉnh thích hợp.
- Trao đổi với bác sĩ về phương án sinh thường hay sinh mổ để có thể chuẩn bị mọi thứ tốt nhất.
- Gội đầu, massage trước ngày dự sinh 2 – 3 ngày, để được thư giãn và chuẩn bị tinh thần trước khi sinh một cách tốt nhất.
- Một vài lưu ý khi sắp xếp giỏ đồ sinh: Với quần áo, khăn, mẹ nên cuộn tròn và xếp ngang cho dễ lấy. Những món đồ nhỏ như bao tay, bao chân, nón thì để gọn vào túi nhỏ vì rất dễ thất lạc.
Tham khảo:
10 Dấu hiệu sắp sinh con (chuyển dạ) trước 1 tuần cần đến bệnh viện
Cách rặn thở khi sinh thường dễ dàng
Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.
Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ