Phân Biệt Máu Báo Thai Và Máu Kinh Nguyệt

Máu báo thai là một trong số những dấu hiệu mang thai sớm ở phụ nữ. Thế nhưng, hiện tượng này cũng dễ bị nhầm lẫn với kinh nguyệt. Vậy máu báo thai có những đặc điểm khác gì với kinh nguyệt bình thường và thường kéo dài bao lâu? Cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng máu báo thai là gì?

Máu báo thai là hiện tượng bình thường, xuất hiện khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung. Cần phải tốn một khoảng thời gian để phôi thai hoàn thành quá trình này, nên máu báo sẽ không xuất hiện ngay sau khi thụ tinh. Thông thường, bạn sẽ ra máu báo thai sau khi thụ tinh khoảng từ 8 – 12 ngày hoặc khoảng ngày thứ 2 – 7 trước kỳ “đèn đỏ”.

Khi xuất hiện máu thai, bạn có thể bị đau bụng nhẹ và có một vài đốm máu màu hồng hoặc nâu trên quần lót, nhưng không phải ai cũng đều gặp phải triệu chứng này. Vì dấu hiệu máu báo thai không rõ, nên nếu không để ý kỹ hoặc không thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ dễ bỏ qua dấu hiệu này.

Tìm hiểu: Dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm nhất

Nguyên nhân gây hiện tượng ra máu báo thai

Hiện tượng máu báo thai xuất hiện khi phôi thai đi vào tử cung và bám vào thành tử cung. Điều này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh máu báo thai, có đến 25 % mẹ bầu xuất huyết âm đạo trong 3 tháng đầu thai kỳ, nên đây được xem là một hiện tượng phổ biến. Nhưng nếu nhận thấy hiện tượng ra máu trở nên nặng hơn, có hoặc không đi kèm các cơn đau quặn ở mọi lúc thì mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Nếu đang có thai, và phát hiện thấy máu thì một số nguyên nhân có thể là do:

  • Quan hệ tình dục khi mang thai: Cổ tử cung mẹ bầu nhạy cảm hơn và hình thành các mạch máu mới, nên việc quan hệ hoặc đưa các dụng cụ khám phụ khoa vào bên trong có thể gây chảy máu.
  • Viêm nhiễm phụ khoa
  • Thai trứng
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Tụ máu dưới màng đệm
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai sớm

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Bạn dễ dàng phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt thông qua 3 yếu tố nhận biết sau:

Thời gian

Máu báo sẽ xuất hiện sớm hơn so với chu kỳ kinh nguyệt đối với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Sau khi quan hệ khoảng từ 7 – 14 ngày, hoặc khi thai nhi được 3 – 4 tuần tuổi, máu báo thai sẽ xuất hiện.

Lượng máu

Máu báo thai thường chỉ là một vài giọt máu có màu nâu đỏ hoặc là hồng nhạt, ra nhiều hoặc ít nhưng chỉ trong thời gian ngắn như vài giờ hoặc một số trường hợp là 1-2 ngày.

Do đặc tính lượng ít, máu báo thai thường không có mùi cũng như không đi kèm với dịch nhầy, không vón cục hoặc gây đau bụng, mệt mỏi, căng tức ngực,…

Màu sắc máu báo thai khác gì máu kinh nguyệt?

Máu báo thai sẽ có màu đỏ đậm, màu nâu hoặc hồng nhạt. Còn máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi.

Lưu ý khi xuất hiện máu báo thai màu đỏ đậm hay đỏ đen

Một số lưu ý khi phát hiện máu báo thai

Một khi đã chắc chắn mình đang ra máu báo khi có thai chứ không phải máu kinh nguyệt, bạn nên chú ý hơn đến tình trạng sức khỏe của mình. Những hiện tượng ra máu vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe có thể kể đến là:

  • Thai ngoài tử cung: Đây là hiện tượng biến chứng thai kỳ hiếm gặp. Nếu máu có màu đen hoặc nâu đen, lượng máu ra nhiều, kèm theo hiện tượng đau bụng một bên hoặc vùng thắt lưng và chuột rút tại bụng dưới thì bạn cần phải đi khám ngay lập tức nhé.Tìm hiểu thêm về Thai ngoài tử cung
  • Sảy thai sớm: Khoảng 15 – 20% mẹ bầu có nguy cơ sẩy thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu xuất huyết nhiều đi kèm hiện tượng đau quặn bụng, sốt cao, xuất hiện các cục máu đông, mẹ cần đến bác sĩ ngay lập tức.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà lưu ý như sau:

bac si

Tóm lại, bất kỳ tình trạng nào liên quan đến việc trễ kinh, đau bụng ra huyết, bạn nên đi khám để xem tình hình. Việc đầu tiên, bác sỹ làm là thử Quickstick hay Beta hCG nhằm xác định xem có thai hay không.

  • Nếu Beta hCG âm tính, nghĩa là không có thai, bạn sẽ được siêu âm để chắc chắn tử cung và 2 phần phụ bình thường và không liên quan gì đến thai.
  • Nếu Beta hCG dương tính, bác sĩ cần phải xác định vị trí thai. Trong trường hợp thai làm tổ ở ngoài tử cung (thai ở buồng trứng, loa vòi, cổ tử cung, hay ổ bụng…), khối thai ngoài có thể vỡ gây xuất huyệt nội, gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Các trường hợp Beta hCG > 1500 mIUI/ml mà siêu âm ngã âm đạo nhưng không xác định được vị trí thai, bạn sẽ cần được đánh giá lại sau 2 ngày xem sự tiến triển của nồng độ Beta hCG. Từ đó, bác sĩ sẽ kết luận ra huyết là do động thai với thai trong tử cung, thai ngoài tử cung hay do sẩy thai sớm… để có hướng xử trí tiếp theo phù hợp.

bac si

Việc phát hiện bản thân mang thai đúng lúc không chỉ giúp bạn chú ý hơn đến sức khỏe thai kỳ mà còn kịp thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, việc chú ý đến dấu hiệu mang thai như máu báo thai là một việc cần thiết. Huggies hy vọng bài viết trên cung cấp đủ thông tin giúp bạn có sự chuẩn bị thật tốt cho quá trình mang thai và làm mẹ trong thời gian gần sắp tới. Những vấn đề liên quan đến thai kỳ và cách chăm sóc con yêu, bạn có thể tìm đọc tại Góc chuyên gia Huggies nhé!

Thẻ:
Dấu hiệu nhận biết có thai
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!