Dấu hiệu rụng trứng, rụng trứng kéo dài bao nhiêu ngày?

Để quá trình thụ thai diễn ra thành công, tinh trùng cần gặp được trứng đã rụng vào đúng thời điểm và địa điểm. Thực tế, quá trình rụng trứng có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai. Vậy thời điểm rụng trứng là khi nào? Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng là gì? Trong bài viết sau, Huggies sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và bật mí 11 dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng chính xác nhất.

>> Tham khảo thêm: Biện pháp tránh thai an toàn: Tính ngày rụng trứng

Hiện tượng rụng trứng là gì?

Rụng trứng là điều tất yếu xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, khi trứng sẽ được phóng thích từ buồng trứng, sẵn sàng thụ tinh. Nếu trứng được thụ tinh thành công sẽ di chuyển vào tử cung, làm tổ và phát triển thành thai nhi. Ngược lại, nếu không thành công thì trứng sẽ được thải ra ngoài theo máu và các phần khác của nội mạc tử cung.

>> Tham khảo thêm: 

Hết kinh sau bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

Vừa hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không?

Thời điểm rụng trứng là khi nào

Hiện tượng rụng trứng là quá trình tất yếu xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)

Thời điểm rụng trứng là khi nào?

Quá trình rụng trứng diễn ra khi trứng trưởng thành được phóng thích khỏi buồng trứng, đẩy vào ống dẫn trứng, nó sẽ đi theo ống dẫn trứng để tiến tới hướng tử cung để gặp tinh trùng. Quá trình thụ thai nếu có đa phần xảy ra tại 1/3 ngoài vòi trứng. Quá trình thụ thai được tính từ khi trứng thụ tinh tới khi phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để vào tử cung, tìm nơi làm tổ.

Mỗi tháng, đa phần sẽ có một trứng rụng, lúc này niêm mạc tử cung đã dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh. Nếu không có sự thụ thai xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra.

Vậy thời điểm rụng trứng là khi nào? Thông thường, sự rụng trứng sẽ xảy ra ở khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt (28 ngày). Tuy nhiên, thời điểm rụng trứng có thể khác nhau nếu thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới khác nhau.

Tham khảo thêm:

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn cho biết thêm rằng:

bac si

Khi phôi vì một lý do nào đó không thể lọt vào buồng tử cung (ví dụ do tai vòi tổn thương, có các dây dính gây cản trở không cho phôi di chuyển) thì phôi sẽ dừng lại tại tai vòi và làm tổ, gây bệnh lý thai ngoài tử cung. Ngược lại, khi thai vào buồng tử cung quá sớm, lúc nội mạc tử cung chưa chuẩn bị đủ, cũng như các chất dinh dưỡng chưa đủ để nuôi phôi thì việc làm tổ của thai cũng không thuận tiện, gây sẩy thai sớm hoặc thai cũng tự tiêu biến đi, hòa lẫn vào dòng kinh và có khi bạn cũng không biết là mình đã có thai

bac si

Những sự kiện chính của việc rụng trứng

  •  Trứng rụng sẽ sống 12-24 giờ sau khi rời buồng trứng.
  •  Thông thường chỉ có một trứng được phóng ra mỗi lần rụng trứng
  •  Rụng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi stress, bệnh tật hoặc gián đoạn các thói quen bình thường.
  •  Số lượng các nang noãn nguyên thủy ở mỗi buồng trứng của một bé gái khi mới đẻ có từ 1.2 triệu đến 1.5 triệu. Từ khi dậy thì đến khi mãn kinh chỉ có 400 – 450 nang trưởng thành, còn phần lớn teo đi.
  •  Một số phụ nữ có thể gặp biểu hiện ra huyết âm đạo ít hoặc lốm đốm trong quá trình rụng trứng.
  •  Một chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra ngay cả khi không có trứng rụng.
  •  Rụng trứng có thể xảy ra ngay cả khi không có chu kỳ kinh nguyệt.
  •  Nếu trứng không thụ tinh, nó sẽ phân hủy và được hấp thu vào lớp niêm mạc tử cung.

Trứng sẽ rụng lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt

Quá trình rụng trứng thường sẽ diễn ra vào ngày 14 – 15 trong chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao cần phải tìm ra được thời điểm rụng trứng?

Việc tính toán thời điểm rụng trứng sẽ giúp các mẹ biết được khi nào có khả năng thụ thai an toàn và không an toàn. Nếu vợ chồng quan hệ đều đặn 2 – 3 ngày trong thời kỳ dễ thụ thai thì trứng mới rụng sẽ có nhiều cơ hội tốt nhất để gặp được tinh trùng khỏe mạnh và thụ tinh.

Đối với các cặp vợ chồng đang muốn thụ thai thành công thì việc nắm bắt thời điểm này rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá áp lực về việc phải tính toán và tập trung vào thời điểm rụng trứng như thế nào, mà chỉ cần quan hệ tình dục thường xuyên trong suốt chu kỳ thì cơ hội thụ thai sẽ tăng cao đáng kể. Tìm hiểu: Phân biệt trễ kình và mang thai.

Tham khảo thêm:

Dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Các biểu hiện rụng trứng khác nhau giữa mỗi phụ nữ. Có thể một số phụ nữ sẽ không nhận thấy các dấu hiệu ngày rụng trứng. Bên cạnh đó, thời gian rụng trứng là khi nào cũng khác nhau ở mỗi người. Một số phụ nữ có thời gian rụng trứng khá chính xác như đồng hồ trong cùng một ngày của chu kỳ của mỗi tháng, và phụ nữ khác có thể rụng trứng vào những ngày khác nhau mỗi tháng.

Mang thai có liên quan đến quá trình rụng trứng, do đó điều quan trọng là bạn nên để ý về hiện tượng trứng rụng của bản thân. Dành thời gian để tìm hiểu về quá trình rụng trứng, các biểu hiện rụng trứng và cách theo dõi nó để bạn có thể mang thai nhanh hơn và dễ dàng hơn hoặc là để tránh thai.

Tham khảo thêm: Những kiến thức cần biết khi mang thai

Các dấu hiệu ngày rụng trứng phổ biến xuất hiện ở hầu hết phụ nữ

Một lần nữa, bạn cần lưu ý là các biểu hiện rụng trứng khác nhau giữa các bạn gái, có một số bạn gái sẽ không có dấu hiệu rụng trứng nào cả.

  •  Thay đổi chất dịch cổ tử cung: chất dịch cổ tử cung tương tự như “lòng trắng trứng” là dấu hiệu sắp rụng trứng hoặc đang rụng trứng. Mỗi bạn gái đều có thể trải nghiệm được loại dịch cổ tử cung của mình, và không phải tất cả các chất dịch cổ tử cung đều giống nhau. Sự rụng trứng thường xảy ra vào ngày bạn gái có nhiều chất dịch và cảm giác ẩm ướt nhất.
  •  Thay đổi nhiệt độ cơ thể: Đối với hầu hết các bạn gái, bạn sẽ thấy rằng trước khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể cơ thể khá giống nhau. Khi đến gần thời điểm rụng trứng, thân nhiệt có thể giảm nhẹ, nhưng sau đó sẽ tăng lên sau khi rụng trứng. Sự gia tăng nhiệt độ là dấu hiệu cho thấy sự rụng trứng vừa xảy ra. Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bạn trong một vài tháng có thể giúp bạn dự đoán khi nào rụng trứng xảy ra.
  •  Thay đổi vị trí cổ tử cung hoặc độ mềm mại cổ tử cung: cổ tử cung đi qua nhiều thay đổi khi phụ nữ rụng trứng. Trong quá trình rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm, cao, mở và ướt. Còn trước và sau khi rụng trứng, khi sờ bề mặt cổ tử cung có cảm giác giống như đầu mũi, hơi cứng và ít lún khi sờ. Đối với hầu hết bạn gái, sẽ mất một thời gian để có thể phân biệt giữa cổ tử cung thường thấy như thế nào và những thay đổi xảy ra khi rụng trứng.

Đó là 3 dấu hiệu chính của rụng trứng có thể được theo dõi để bạn có thể dự đoán chính xác khi nào bạn rụng trứng.

Tham khảo: 17 Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên dễ nhận biết nhất

Biểu hiện rụng trứng khác có thể kèm theo

Ngoài 3 hiện tượng rụng trứng chính, các bạn gái có thể trải nghiệm các triệu chứng khác, được gọi là các dấu hiệu rụng trứng phụ và có thể không xảy ra một cách nhất quán. Đối với nhiều bạn gái thường có những biểu hiện như:

  •  Xuất hiện đốm máu nhẹ kèm dịch nhầy ở quần lót.
  •  Thường là đau nhẹ, đau ở vùng bụng dưới, thường ở một bên hoặc bên kia (không cùng bên mỗi lần). Cơn đau này, được gọi là Mittelschmerz (có nghĩa là “đau trung bình” từ của tiếng Đức) có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  •  Ngực đầy đặn và căng cứng hơn. Núm vú và vú nhạy cảm hơn.
  •  Chướng bụng.
  •  Cảm giác ham muốn tình dục tăng lên.
  •  Khứu giác nhạy cảm với mùi vị hoặc thị lực tăng lên.

Theo thời gian nhiều bạn gái sẽ nhận ra cách nhận biết ngày rụng trứng thông thường này một cách dễ dàng và có thể sử dụng chúng để đánh giá xem mình đang ở trong giai đoạn rụng trứng hay không? Biết được thời gian rụng trứng có thể giúp bạn hòa hợp với cơ thể hơn và có thể chủ động trong sinh đẻ có kế hoạch.

>> Tham khảo thêm:

Muốn có thai nhanh phải làm thế nào

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai

Dấu hiệu rụng trứng là gì

Các dấu hiệu rụng trứng (Nguồn: Sưu tầm)

Cách xác định ngày rụng trứng

Để giúp bạn chủ động trong việc thụ thai, có một số cách tính ngày rụng trứng như sau:

  • Xác định theo chu kỳ kinh nguyệt: Đây là phương pháp được phái đẹp sử dụng phổ biến. Vì số ngày trong kỳ kinh của mỗi người không giống nhau nên sẽ có công thức chung để chị em có thể áp dụng tùy theo chu kỳ của bản thân.

>> Tham khảo thêm: Cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều

  • Xác định bằng que thử rụng trứng: Đây là cách đơn giản và chính xác đối với các chị em có chu kỳ không đều. Việc sử dụng que thử là để kiểm tra lượng hormone lutein hóa (LH) trong nước tiểu. Nếu que thử có 2 vạch thì có nghĩa là bạn đang trong giai đoạn rụng trứng.

>> Tham khảo thêm: Cách sử dụng que thử rụng trứng và đọc kết quả

  • Tính ngày rụng trứng theo thân nhiệt: Cách tính này dựa trên nguyên tắc khi rụng trứng sẽ thì chuyển từ pha nang noãn sang dạng pha hoàng thể, gia tăng nồng độ progesterone. Điều này khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên so với bình thường khoảng 0,5 độ C.

>> Tham khảo thêm: Tính ngày rụng trứng theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể

  • Cách tính ngày rụng trứng để sinh con bằng dịch nhầy cổ tử cung: Sau quá trình kinh nguyệt thì âm đạo thường trở nên khô hơn, sau đó chất nhầy ở cổ tử cung sẽ tăng dần lên, thay đổi màu sắc trong, dai hơn như lòng trắng trứng. Đây là thời điểm quan hệ có tỷ lệ thụ thai cao nhất. Thậm chí, sau thời điểm này trong 2 ngày thì vẫn có khả năng thụ thai cao.

>> Tham khảo thêm: Máy xác định chu kỳ thụ thai

  • Xét nghiệm progesterone trong máu: Cách xác định thời điểm rụng trứng này được thực hiện trong phòng xét nghiệm. Lượng hormone progesterone trong máu có thể giúp bác sĩ biết được bạn có dấu hiệu rụng trứng hay không và đánh giá luôn các rối loạn kinh nguyệt nếu có.
  • Siêu âm vùng chậu: Quá trình siêu âm có thể xác định một nang trứng lớn khi một cấu trúc nang tròn có đường kính từ 16 đến 30 mm trước khi vỡ và giải phóng noãn.
  • Lên men nước bọt: Cách xác định thời điểm rụng trứng tiếp theo là thu thập nước bọt và để khô, rồi quan sát dưới kính hiển vi. Độ chính xác của cách này có tỷ lệ thấp hơn so với các biện pháp khác.

>> Tham khảo thêm: Các biện pháp tránh thai sau sinh mẹ cần biết

Khoảng thời gian rụng trứng kéo dài bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng của nữ giới được tính từ ngày đầu của giai đoạn có kinh cho đến ngày đầu của giai đoạn tiếp theo, thường kéo dài 28-32 ngày. Nhưng một số người có thể có chu kỳ kinh ngắn hoặc dài hơn nhiều. Sự rụng trứng có thể phát sinh ở nhiều thời điểm khác nhau, thường rơi vào khoảng ngày 11 – 21 của kỳ kinh. Nếu trứng đã rụng mà quá trình thụ tinh không diễn ra thì trứng sẽ phân hủy sau 24 tiếng. Lúc này, lượng hormone bắt đầu giảm và niêm mạc tử cung sẽ bong ra, khoảng 12 – 16 ngày kể từ khi rụng trứng. Đây gọi là kinh nguyệt.

Tham khảo thêm: Tỷ lệ sinh sản theo độ tuổi sinh đẻ

Một số câu hỏi thường gặp về quá trình rụng trứng

Các yếu tố ngăn cản sự rụng trứng

Việc một số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản lại không có hiện tượng rụng trứng thì có thể do các nguyên nhân sau:

Bạn cần lưu ý là dù không rụng trứng nhưng kinh nguyệt vẫn xảy ra do niêm mạc tử cung dày lên, chu kỳ kinh nguyệt sẽ nhẹ hơn và ngắn hơn bình thường.

Tham khảo thêm: Chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung? 8 Dấu hiệu nhận biết

Thời điểm nào quan hệ dễ thụ thai nhất?

Mặc dù trứng chỉ có thể thụ tinh trong vòng 12 – 24 tiếng sau khi được phóng noãn, nhưng tinh trùng có thể tồn tại đến 5 ngày trong ống dẫn trứng. Do đó, sẽ có khoảng 6 ngày là thời điểm lý tưởng để thụ thai. Việc quan hệ trong thời gian này sẽ nâng cao xác suất có thai đáng kể. Trường hợp bạn chưa muốn mang thai thì nên uống thuốc tránh thai hoặc sử dụng bao cao su.

Tham khảo thêm: Mang thai ngoài ý muốn: Nguyên nhân và Lời khuyên xử lý

Đau bụng thời điểm rụng trứng có bất thường không?

Việc đau bụng ở thời điểm rụng trứng xảy ra khi buồng trứng bắt đầu cho giai đoạn phóng noãn. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói, thường xảy ra ở một bên của vùng bụng dưới. Nhìn chung, đây là triệu chứng khá phổ biến, chỉ xảy ra trong vài giờ. Thế nhưng, nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày, đột ngột và dữ dội, hoặc kèm theo buồn nôn, đau đớn khi quan hệ tình dục, choáng váng,.. Thì bạn nên đi khám ngay, vì có thể là dấu hiệu của các bệnh u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung.

Tham khảo thêm: Những chuẩn bị cần thiết để sinh con khỏe mạnh

Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng là một trong những điều quan trọng nhất mà phụ nữ nên hiểu về cơ thể mình vì bạn có thể sử dụng nó nhằm tính ngày an toàn để tránh thai hay tính ngày rụng trứng để sinh con. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Mang thai hoặc tìm hiểu Cách tính ngày rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất bạn nhé.

Thẻ:
Rụng trứng
Chia sẻ:

Bài viết được quan tâm

Tư vấn xác định giới tính

Chuẩn bị chăm sóc em bé với kết quả xét nghiệm giới tính chính xác 99.99% tới từ BABYLOVE!