Với tỷ lệ vô sinh / hiếm muộn ngày càng gia tăng trên toàn cầu, nhiều cặp vợ chồng đang tìm kiếm các giải pháp để tăng cơ hội có thai. Tiêm kích trứng là một trong những phương pháp được khuyên dùng để tăng cơ hội thụ thai thành công đối với những cặp vợ chồng gặp phải vấn đề hiếm muộn. Vậy tiêm kích trứng là gì? Và thời điểm nào thích hợp để thực hiện phương pháp này? Cùng Huggies tìm hiểu ngay.
Tiêm kích trứng là một phương pháp sử dụng thuốc nội tiết tiêm vào cơ thể, nhằm kích thích quá trình phát triển của trứng từ giai đoạn non đến khi trưởng thành và rụng. Điều này thường được thực hiện sau khi trứng đã đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết. Khi nang trứng đã trưởng thành, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG, còn được gọi là mũi tiêm rụng trứng, để kích thích trứng rụng.
Phương pháp tiêm kích trứng thường được áp dụng trong những trường hợp như vợ chồng đã kết hôn 1-2 năm nhưng vẫn chưa thụ thai dù không sử dụng biện pháp tránh thai, hoặc khi phụ nữ gặp các vấn đề về rối loạn phóng noãn, không phóng được noãn, hội chứng đa nang buồng trứng, hoặc đang tham gia các quy trình thụ tinh nhân tạo (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Ngoài ra, việc sử dụng liều thấp thuốc kích trứng cũng được áp dụng trong một số trường hợp nhằm tăng khả năng thụ thai tự nhiên.
Tiêm kích trứng là gì? (Nguồn: Sưu tầm)
Vì sao cần sử dụng phương pháp tiêm kích trứng?
Số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng tăng. Ước tính, trung bình mỗi 6 – 7 cặp vợ chồng sẽ gặp vấn đề về vô sinh. Tình trạng hiếm muộn thường xảy ra do rối loạn dẫn trứng, tắc ống dẫn trứng (ở người vợ) hoặc bất thường ở tinh trùng (ở người chồng). Tiêm kích trứng là một trong những phương pháp tăng khả năng thụ thai thành công cho các cặp vợ chồng đang gặp vấn đề về hiếm muộn.
Thời điểm nào là thích hợp để tiêm thuốc kích trứng?
Sau khi bệnh nhân được khám và thực hiện các xét nghiệm ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và các bệnh lý hiện tại của bệnh nhân để tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Thông thường, quá trình tiêm kích trứng bắt đầu vào ngày thứ 2 cho đến ngày 11 trong chu kỳ kinh nguyệt, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân được theo dõi và thăm khám vào ngày thứ 6 – thứ 8 – thứ 10 sau khi tiêm, rồi đến khoảng ngày thứ 13 là thời điểm được hẹn đến chọc trứng.
>> Tham khảo thêm: Mối quan hệ giữa thụ thai và chu kỳ rụng trứng
Thời điểm nào là thích hợp để tiêm thuốc kích trứng? (Nguồn: Sưu tầm)
Quy trình tiêm thuốc kích trứng
Quy trình tiêm thuốc kích trứng thường được bắt đầu vào ngày 2-3 của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài khoảng 10-12 ngày, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Vào ngày thứ 13 chu kỳ kinh, bệnh nhân sẽ được hẹn để chọc trứng. Trong suốt 2 tuần thực hiện, bệnh nhân sẽ được hẹn thăm khám định kỳ, bao gồm siêu âm, xét nghiệm và khám tiền mê vào các ngày thứ 6, thứ 8 và thứ 10, để bác sĩ theo dõi sự phát triển của các nang trứng.
Khi nang trứng phát triển đến mức độ phù hợp, đồng thời niêm mạc tử cung cũng dày đến mức độ thích hợp, bệnh nhân sẽ được thông báo để tiến hành quan hệ tự nhiên hoặc tiến hành IUI hay IVF.
Kích trứng khi đang thực hiện IVF và IUI
Kích trứng là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh ống nghiệm (IVF). Để tăng khả năng thụ thai thành công, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học và dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Kích trứng trong thụ tinh nhân tạo IUI
Mục đích của việc kích trứng trong IUI là tạo ra từ 1-3 nang noãn trưởng thành, nhằm đẩy nhanh quá trình phóng noãn và tăng cơ hội thụ thai. IUI phù hợp cho các trường hợp sau:
- Tinh trùng yếu
- Bất thường về phóng tinh
- Rối loạn phóng noãn
- Mắc bệnh lý ở cổ tử cung
- Vô sinh không rõ nguyên nhân
- Lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ và vừa
- Bơm tinh trùng nếu người chồng không có tinh trùng.
>> Tham khảo thêm: Cách kiểm tra khả năng sinh sản cho nam và nữ
Kích trứng trong thụ tinh ống nghiệm IVF
Thụ tinh ống nghiệm IVF là một kỹ thuật khá phức tạp và đòi hỏi chi phí cao. Tối thiểu, mỗi lần kích trứng cần thu về 8-10 trứng đạt chuẩn để tăng khả năng thụ thai thành công. IVF thích hợp cho các trường hợp sau:
- Bất sản ống dẫn tinh
- Tinh trùng yếu nặng
- Người vợ đã lớn tuổi
- Người vợ bị suy buồng trứng sớm
- Người chồng không có tinh trùng
- Buồng trứng giảm dự trữ
- Yếu tố tai vòi
- Đã từng thực hiện bơm tinh trùng nhiều lần nhưng không đạt hiệu quả.
>> Tham khảo thêm: Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không?
Kích trứng trong thụ tinh ống nghiệm IVF cho đối tượng nào (Nguồn: Sưu tầm)
Tác dụng phụ của tiêm kích trứng
Trước khi bắt đầu quá trình tiêm thuốc, bệnh nhân nên thảo luận kỹ với bác sĩ để hiểu rõ về tác dụng phụ của thuốc và cách giảm nhẹ chúng.
- Kích thích buồng trứng có thể làm cho hai buồng trứng to hơn, gây cảm giác trì nặng ở vùng bụng dưới và hai bầu ngực căng tức, và có thể gây buồn nôn. Tuy nhiên, những cảm giác này thường chỉ xảy ra vào 2-3 ngày cuối của quá trình kích trứng và sẽ nhanh chóng mất đi sau chọc hút trứng.
- Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kích trứng có thể gây nguy cơ đa thai, đặc biệt là trong phương pháp thụ tinh nhân tạo. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
- Còn trong phương pháp thụ tinh ống nghiệm, cũng có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm do quá kích buồng trứng.
Tác dụng phụ của tiêm kích trứng (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý sau khi tiêm kích trứng
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của mình. Tất cả những điều này đều được bác sĩ hướng dẫn và giải đáp trước khi bệnh nhân quyết định sử dụng phương pháp tiêm kích trứng để tăng khả năng mang thai.
Nhìn chung, một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là tiêm kích trứng. Thuốc kích trứng được coi như một kháng nguyên lạ đối với cơ thể, do đó sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân có thể phản ứng với những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ chế bảo vệ của cơ thể. Nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời:
- Bụng căng tức quá mức
- Tiêu chảy
- Tiểu ít
- Đau lâm râm hoặc đau quặn vùng bụng dưới
- Tăng cân nhẹ hoặc tăng cân nhanh chỉ sau một ngày tiêm kích trứng
- Tụt huyết áp, khó thở, tim đập nhanh.
Lưu ý sau khi tiêm kích trứng (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp về việc tiêm thuốc kích trứng
Tiêm thuốc kích trứng có đau không?
Với sự tiến bộ của công nghệ Y Học, việc tiêm thuốc kích trứng hiện nay đã trở nên rất thuận tiện và không gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn hoặc mệt mỏi cho những ai tham gia các biện pháp hỗ trợ sinh sản này.
Tiêm thuốc kích trứng giá bao nhiêu?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tiêm kích trứng, vì vậy giá cả sẽ khác nhau cho từng bệnh nhân. Thông thường, chi phí trung bình cho việc kích trứng trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo IUI dao động từ 5 đến 7 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí trung bình cho việc kích trứng trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm IVF thường nằm trong khoảng 25 đến 35 triệu đồng.
Phía trên là những chia sẻ chi tiết về quá trình tiêm kích trứng là gì cũng như thời điểm tốt nhất để thực hiện việc tiêm kích trứng. Với sự tiến bộ của khoa học y tế, tiêm kích trứng đã giúp hàng ngàn cặp vợ chồng có được những đứa con mà họ mong đợi. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu quy trình này, bạn nên tìm hiểu kỹ về các tác dụng phụ có thể xảy ra và hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế để có một quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất. Nếu bạn có thắc mắc gì khác, đừng quên ghé ngay Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu chi tiết nhé!
>> Xem thêm các bài viết liên quan: